2.1.3.1. Giai đoạn nghiên cứu lý luận làm cơ sở xây dựng công cụ nghiên cứu
a. Mục đích:
- Xây dựng khung lý thuyết cho đề tài, chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp cho đề tài. Trên cơ sở khung lý thuyết thiết kế công cụ khảo sát cho nghiên cứu.
b. Nội dung:
- Tổng hợp các nghiên cứu của các tác giả trong nước và tại Việt Nam về hiện tượng bắt nạt và hiện tượng bắt nạt tại nơi làm việc.
- Tổng hợp, khái quát hóa, và đưa ra định nghĩa cho khái niệm được sử dụng trong đề tài này: bắt nạt, bị bắt nạt - người bị bắt nạt, bắt nạt tại nơi làm thêm, sinh viên bị bắt nạt tại nơi làm thêm; người chứng kiến vụ bắt nạt - sinh viên chứng kiến vụ bắt nạt sinh viên khác tại nơi làm thêm.
- Hệ thống lại một số vấn đề lý luận cơ bản về hành vi bắt nạt tại nơi làm việc, hình thức bắt nạt tại nơi làm việc làm cơ sở xây dựng công cụ nghiên cứu thực trạng bị bắt nạt tại nơi làm thêm
- Người nghiên cứu sử dụng các phương pháp tư duy như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các kiến thức khác nhau để xây dựng nên khung lý thuyết cho riêng đề tài này.
- Nguồn tài liệu được sử dụng trong đề tài là các công tình nghiên cứu về hiện tượng bắt nạt - bị bắt nạt được công bố, các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học, các sách được xuất bản có chủ đề liên quan đến bắt nạt, các trang web tin cậy cung cấp kiến thức về bắt nạt, bắt nạt nơi làm việc, và kiến thức pháp luật
2.1.3.2. Giai đoạn thiết kế công cụ khảo sát.
a. Mục đích:
- Xây dựng bảng khảo sát để điều tra về tình trạng sinh viên bị bắt nạt tại nơi làm thêm trên hai nhóm khách thể nghiên cứu là sinh viên trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM và trường ĐH Sư phạm TPHCM.
- Một bảng câu hỏi phỏng vấn ngắn dành cho nhóm sinh viên chứng kiến vụ bắt nạt sinh viên khác tại nơi làm thêm.
b. Nội dung:
- Bảng khảo sát dành cho sinh viên bị bắt nạt tại nơi làm thêm: Gồm thông tin cá nhân; các câu hỏi điều tra về thực trạng bị bắt nạt đang diễn ra tại nơi làm thêm.
- Bảng hỏi phỏng vấn dành cho sinh viên đã từng chứng kiến vụ bắt nạt sinh viên tại nơi làm thêm: Gồm thông tin cá nhân; câu hỏi yêu cầu sinh viên mô tả lại một trường hợp sinh viên khác bị bắt nạt tại nơi làm thêm; cách phản ứng trước trường hợp đó và nguyên nhân dẫn đến cách phản ứng đó.
c. Cách thức tiến hành:
- Bước 1: Tham khảo cơ sở lý luận của đề tài và một số công cụ khảo sát đo lường về bắt nạt được sử dụng trong một số nghiên cứu khác
Người nghiên cứu đã tham khảo mục D1. Bully Survey cuốn “Bullying Compendium - a” - một xuất bản của The National Center for Injury Prevention and Control of The Centers for Disease control and Prevention năm 2011 để xác định nội dung chính của bảng hỏi sẽ dành cho ba đối tượng sau:
Thứ nhất, dành cho sinh viên bị bắt nạt tại nơi làm thêm, bao gồm 7 câu hỏi để
điều tra thực trạng như sau: Bạn đã từng trải qua việc bị bắt nạt tại nơi làm thêm chưa?, đặc điểm của người dễ trở thành đối tượng của việc bị bắt nạt tại nơi làm thêm, hình thức và đối tượng thực hiện hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm, mức độ ảnh hưởng của hành vi bắt nạt đến bản thân sinh viên và công việc làm thêm của sinh viên, cách phản ứng của sinh viên trước hành vi bắt nạt.
Thứ hai, dành cho sinh viên chứng kiến cho vụ bắt nạt sinh viên khác tại nơi làm thêm, bao gồm 4 câu hỏi sau: Bạn đã từng chứng kiến vụ bắt nạt sinh viên tại nơi
làm thêm của mình chưa? Nếu có, bạn đã chứng kiến nó qua trường hợp nào? Trong trường hợp bạn chứng kiến, ai đã thực hiện hành vi bắt nạt sinh viên? Cách phản ứng của bạn trước tình huống ấy là gì?
Bên cạnh đó, người nghiên cứu cũng tham khảo đề tài “Học sinh bắt nạt học sinh - Thực trạng và giải pháp” (2016) của tác giả Nguyễn Thị Duyên về bảng hỏi khảo sát cảm xúc của học sinh khi bị bắt nạt. Từ bảng hỏi này, người nghiên cứu áp dụng vào câu hỏi điều tra về mức độ ảnh hưởng về của hành vi bắt nạt đến sinh viên về mặt cảm xúc.
Ngoài ra, để hoàn thiện thêm các biểu hiện của hành vi bắt nạt tại nơi làm thêm, người nghiên cứu đã tham khảo từ thang đo về những hành động tiêu cực nơi làm việc. Ví dụ như thang đo: Negative Acts Questionnaire – Revised NAQ-R. Tuy nhiên, các câu hỏi trong các thang đo trên chỉ là tham khảo, gợi ý cho người nghiên cứu tự xây dựng cho nghiên cứu này một bảng hỏi hoàn chỉnh.
- Bước 2: Xây dựng bảng hỏi khảo sát chi tiết và khảo sát thử nghiệm.
Từ khung lý thuyết đã được xây dựng trước đó và sự tham khảo bảng hỏi trong hai tài liệu trên, người nghiên cứu xác định cấu trúc 2 phần của bảng hỏi như sau:
Một là, thông tin chung, bao gồm: xu hướng giới tính, sinh viên trường nào, sinh viên năm mấy, cách liên hệ với sinh viên khi cần hỗ trợ lấy thêm thông tin phục vụ nghiên cứu, công việc làm thêm hiện tại - thời gian làm, số lần đổi việc, kinh nghiệm làm thêm trong quãng thời gian làm sinh viên.
Hai là, nội dung hỏi để khảo sát thực trạng sinh viên bị bắt nạt tại nơi làm thêm (dành cho hai nhóm đối tượng đã liệt kê).
Người nghiên cứu đã phát phiếu hỏi thử nghiệm cho 80 sinh viên của cả hai trường đại học nhằm mục đích kiểm tra về mức độ tin cậy của bảng hỏi và các sai sót có thể có trong diễn đạt, chính tả.
- Bước 3: Hình thành bảng hỏi đóng chính thức cho đề tài.
Từ phản hồi của 80 sinh viên thực hiện khảo sát thử nghiệm, người nghiên cứu quyết định bố trí lại cấu trúc của bảng hỏi gồm 4 phần như sau ( Phụ lục 2):
Một là, thông tin chung của sinh viên thực hiện khảo sát gồm các câu 1,2,3,4,5,6
Hai là, một số kiến thức cơ bản trong đề tài này, như: định nghĩa về hành vi bắt nạt sinh viên tại nơi làm thêm, hình thức bắt nạt tại nơi làm thêm, định nghĩa về người thực hiện hành vi bắt nạt sinh viên.
Ba là, nội dung hỏi để khảo sát thực trạng sinh viên bị bắt nạt tại nơi làm thêm (dành cho hai nhóm đối tượng đã liệt kê). Gồm các tiểu mục sau:
+ Tìm hiểu nhận thức về đặc điểm đối tượng bị bắt nạt: câu 7
+ Tự đánh giá của sinh viên về việc đã từng bị bắt nạt hay chưa: câu 8
+ Thực trạng những biểu hiện hành vi bị bắt nạt ở nơi làm việc: câu 9
+ Đối tượng có hành vi bắt nạt, hành vi tiêu cực với sinh viên tại nơi làm
thêm: câu 10
+ Ảnh hưởng của hành vi bắt nạt, hành vi tiêu cực đến sinh viên: câu 11, câu
12
+ Phản ứng của sinh viên khi bị bắt nạt: câu 13
+ Thực trạng chứng kiến bắt nạt: câu 14, câu 15, câu 16, câu 17
Việc bổ sung thêm một số kiến thức cơ bản trong đề tài giúp sinh viên thực hiện khảo sát định hình rõ hơn về hiện tượng bắt nạt sinh viên tại nơi làm thêm theo cách tiếp cận của đề tài, hình thức bắt nạt diễn ra như thế nào, từ đó, thực hiện khảo sát có hiệu quả hơn.
Khi khảo sát thử nghiệm trên 80 sinh viên người nghiên cứu cũng xác định độ tin cậy cho bảng hỏi với hệ số Cronbach alpha. Kết quả cho thấy tất cả hệ số alpha
đều trong ngưỡng giá trị cho phép và đặt chuẩn tin cậy để khảo sát trên phần lớn sinh viên.
Phần phỏng vấn riêng dành cho sinh viên đã từng chứng kiến vụ bắt nạt được thực hiện qua bảng hỏi ngắn gồm 3 câu hỏi sau: Mô tả lại một tình huống sinh viên bị bắt nạt tại nơi làm thêm mà bạn đã chứng kiến, cách phản ứng của bạn trước tình huống đó, giải thích điều gì khiến bạn có cách phản ứng như vậy.
2.1.3.3. Giai đoạn điều tra thực tiễn.
a. Mục đích:
Khảo sát thực trạng trong số các sinh viên có đi làm thêm thuộc hai trường ĐH Khoa học Tự nhiên và ĐH Sư phạm, có bao nhiêu sinh viên trải qua tình trạng bị bắt nạt và hình thức, mức độ của hành vi bắt nạt ấy như thế nào.
b. Cách thức tiến hành:
- Người nghiên cứu sử dụng bảng hỏi chính thức để khảo sát số liệu trên 260 sinh viên, thu về được 247 phiếu hợp lệ khi sử dụng cả hai hình thức để phát phiếu hỏi: dùng biểu mẫu của Google và dùng phiếu hỏi giấy phát trực tiếp cho sinh viên. Cả hai loại phiếu hỏi này đều kèm theo hướng dẫn trả lời mỗi câu hỏi để khách thể làm khảo sát không mắc phải những lỗi không đáng có như trả lời sai quy cách bảng hỏi,
- Trước khi cho sinh viên tiến hành khảo sát, người nghiên cứu có sự chọn lựa khách thể, tức là, người nghiên cứu sẽ hỏi trước sinh viên và chỉ những sinh viên nào đã từng/ đang đi làm thêm và đang theo học tại hai trường được chọn khảo sát mới tham gia vào khảo sát của đề tài được. Riêng với loại bảng hỏi trên biểu mẫu của Google, người nghiên cứu ghi chú thêm dòng điều kiện được làm khảo sát.
- Phỏng vấn sinh viên chứng kiến vụ bắt nạt sẽ được thực hiện sau quá trình phát phiếu hỏi. Người nghiên cứu sẽ căn cứ vào câu trả lời của sinh viên đã từng chứng kiến vụ bắt nạt sinh viên để liên hệ phỏng vấn.
2.1.3.4. Giai đoạn xử lý số liệu.
Sử dụng các phép phân tích, thống kê của phần mềm SPSS phiên bản 20.0 trên hệ điều hành Windows để tính toán số liệu thu được, từ đó, kiểm tra lại các giả thuyết khoa học được đề ra ban đầu.
b. Cách tiến hành:
- Người nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được. Các loại thống kê được sử dung trong nghiên cứu này là: thống kê mô tả và thống kê suy diễn. - Thống kê mô tả gồm các thông số: điểm trung bình cộng, tần số - tỉ lệ phần trăm, độ lệch chuẩn. Dùng để thống kê số lượng SV bị BN khi đi làm thêm, hình thức - đối tượng thực hiện bắt nạt SV, cách phản ứng của SV với BN, cách phản ứng của SV chứng kiến vụ bắt nạt SV khác.
- Thống kê suy diễn, người nghiên cứu đã sử dụng các phép phân tích so sánh bằng kiểm định T - test, kiểm định Anova. Dùng so sánh sự khác nhau trong hiện tượng SV bị BN tại nơi làm thêm theo giới tính, theo trường học, theo kinh nghiệm làm thêm.
c. Độ tin cậy của bảng hỏi
Để đo độ tin cậy của bảng hỏi, người nghiên cứu dùng hệ số Alpha, với mức chấp nhận là hệ số α ≥ 0,6. Bảng dưới đây sẽ mô tả cụ thể hệ số Alpha của từng yếu tố được khảo sát:
DÀNH CHO SV BỊ BN Thứ
tự Các yếu tố được khảo sát Hệ số Alpha
1 Đặc điểm của đối tượng dễ BBN 0.652
2 Hình thức BNSV tại NLT 0.652
3 Đối tượng thực hiện BNSV 0.736
4 Ảnh hưởng của BN đến SV 0.885
5 Ảnh hưởng của BN đến công việc của SV 0.848
6 Cách phản ứng của SV với HVBN 0.720
DÀNH CHO SV CHỨNG KIẾN VỤ BN
d. Mã hóa số liệu và quy điểm đánh giá
Trong nghiên cứu này, sử dụng thang đo 3 mức độ. Với cách mã hóa và quy đổi điểm như sau:
Bảng 2.2 - Mã hóa các thang đo
Nội dung Mức độ thang đo
Thang đo mức độ đồng ý 1 = Không
đồng ý
2 = Khá đồng ý 3 = Rất đồng ý Thang đo mức độ biểu hiện các
hành vi liên quan đến bắt nạt, bị bắt nạt. 1= Chưa bao giờ 2= Thỉnh thoảng ( vài lần) 3 = Thường xuyên (nhiều lần)
Thang đo mức độ chứng kiến bắt nạt 1 = Chưa chứng kiến 2 = Thỉnh thoảng chứng kiến 3 = Thường xuyên chứng kiến
Bảng 2.3 - Quy điểm trung bình các thang đo
Mức điểm Mức độ đồng ý Mức độ biểu hiện Mức độ chứng
kiến
1 ≤ Điểm TB < 1.67 Không đồng ý Chưa bao giờ Chưa chứng kiến
1.67 ≤ Điểm TB < 2.34 Khá đồng ý Thỉnh thoảng Thỉnh thoảng
2.34 ≤ điểm số ≤ 3 Rất đồng ý Thường xuyên Thường xuyên