Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ sapo (Trang 84 - 86)

· Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ tham gia vào đào tạo và phát triển nhân lực.

Đội ngũ cán bộ quản lý, trưởng các bộ phận, phòng ban chức năng và cán bộ phụ trách đào tạo là những người trực tiếp tham gia vào quá trình xác định nhu cầu, tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả đào tạo. Chính vì vậy, trong thời gian tới công ty cần nâng cao kiến thức chuyên môn và hướng dẫn nghiệp vụ về đào tạo và phát triển nhân lực cho đội ngũ này bằng các biện

pháp sau:

Đào tạo, phổ biến kế hoạch, quy định, chính sách về đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty.

Cử họ tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng mềm như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức sự kiện, kỹ năng quản lý.

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về quản trị nhân lực cho các cán bộ phụ trách đào tạo và phát triển nhân lực.

Đối với trưởng các bộ phận, phòng, ban chức năng, cần đào tạo về hệ thống đánh giá, mục đích, quy trình và các bước đánh giá thực hiện công việc, tránh mắc một số lỗi trong đánh giá như thái cực, xu hướng trung bình, ảnh hưởng của sự kiện gần nhất… để việc đánh giá được công bằng, đảm bảo thông tin đánh giá được chính xác.

· Quan tâm đến chính sách sau đào tạo. Sau khi hoàn thành khóa học, công ty cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động ứng dụng kiến thức vào thực tế công việc, quan tâm, bố trí công việc phù hợp với trình độ và chuyên môn đã được đào tạo.

· Đối với người lao động, công ty cần có chính sách cụ thể để khuyến khích họ tham gia đào tạo, ví dụ như có phần thưởng cho người lao động đạt kết quả cao sau khóa học để tạo ra thói quen, mong muốn học tập ở người lao động, cao hơn nữa là tạo ra môi trường, văn hóa học tập tại công ty.

· Bên cạnh công tác đánh giá thực hiện công việc, công ty thực hiện đánh giá tiềm năng của người lao động thông qua trắc nghiệm tính cách, đánh giá của người quản lý trực tiếp để có hướng phát triển cho các cá nhân trong công ty.

· Huy động và tăng cường kinh phí cho đào tạo

Như phân tích ở trên ta thấy nguồn kinh phí cho đào tạo và phát triển nhân lực của công ty tuy tăng qua các năm nhưng còn khá hạn hẹp. Đây là

một trong nhứng nguyên nhân làm giảm tính hiệu quả của đào tạo nhân lực. Công ty nên huy động tối đa nguồn tài chính để thành lập nên một quỹ đào tạo riêng cho công ty bởi đào tạo là một công tác quan trọng, phải được đào tạo theo chiều sâu và liên tục. Công ty có thể huy động thêm nguồn tài chính này trích từ quỹ đào tạo tính trong chi phí sản xuất từng năm.

Việc hoạch toán chi phí phải rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng để còn làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt kinh tế, đặc biệt cũng nên thông tin cho học viên biết về mức chi phí đào tạo bỏ ra để họ có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc học. Bên cạnh đó cần đề nghị công ty có chính sách và chiến lược cụ thể về đào tạo nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nhân lực tại công ty cổ phần công nghệ sapo (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)