Lựa chọn phương pháp đo lường năng lực thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh hòa bình (Trang 32 - 34)

7. Nội dung chi tiết

1.3.3. Lựa chọn phương pháp đo lường năng lực thực tế

Thang đo được chia thành nhiều loại theo từng mục đích sử dụng chúng. Dựa vào khả năng nhận thức của từng thang đo, hay mức độ đo lường mạnh yếu khác nhau, có thể chia thành nhiều loại thang đo như :

* Thang đo định danh (Nominal scale)

Thang định danh cho biết sự khác nhau của một tính chất nào đó của một khách thể. Thực chất chỉ là sự phân loại và gán cho một cái tên nào đó. Khách thể chỉ có thể thuộc một lớp phân loại theo một tiêu chí.

Quan hệ giữa các điểm thang đo trên thang chỉ là A khác B khác C. Thang định danh là thang đo đơn giản nhất, mức độ đo lường yếu nhất, nhưng lại được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu xã hội học.

* Thang thứ tự (Ordinal scale) :

Thang thứ tự là thang định danh nhưng phân chia nhóm được khảo sát thành các lớp khác nhau và sắp xếp các lớp đó theo thứ hạng nhất định từ thấp đến cao. Thang thứ tự dùng để xếp hạng một khách thể theo khối lượng/ mức độ của đặc tính mà khách thể đó có. Thang này cho phép người trả lời đưa ra

ýkiến so sánh tương đối giữa các câu trả lời.

Quan hệ giữa các điểm đo trên thang chỉ là A> B > C, nhưng khoảng cách giữa các điểm đo chưa chắc đã đều nhau ; hiệu số A-B không có ý nghĩa. Trong thang đo thứ tự giá trị các biến được xếp theo thứ tự tăng dần hay giảm dần. Thang này thường dùng phổ biến trong các nghiên cứu đo lường mức độ

như thái độ, nhận thức, nguyện vọng, định hướng giá trị… * Thang định khoảng ( Internal scale) :

Thang định khoảng là thang định hạng nhưng cho ta biết khoảng cách giữa hai điểm đo cụ thể. Thang khoảng có thể có điểm 0 nhưng chỉ mang tính quy ước. Quan hệ giữa các điểm đo trên thang là A> B> C ; hiệu số A-B có ý nghĩa.

* Thang tỷ lê (Ratio scale) :

Thang tỷ lệ là loại thang có tất cả các đặc điểm của các loại thang kể trên. Nó có điểm 0 có ý nghĩa thực, là xuất phát điểm để đo : tại đó đặc tính được đo không tồn tại. Quan hệ giữa các điểm đo trên thang là A> B> C ; thương số giữa A :B hoặc B :C có ý nghĩa.

Thang này có thể chuyển đổi thành các loại thang định khoảng, định hạng và định danh.

* Thang đo Likert

Thang đo Likert chính là một loại thang đo đơn hướng. Thang đo này được nhà tâm lý học người Mỹ Likert phát minh ra.

Thang đo Likert sử dụng thử nghiệm tâm lý để đo niềm tin, thái độ và quan điểm. Các câu hỏi sử dụng báo cáo và trả lời sau đó cho biết họ có bao nhiêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý với tuyên bố đó. Thông thường, thang đo Likert có điểm từ 0-10, hoặc có thể ngắn hơn.

Các yếu tố cần cân nhắc khi xây dựng thang đo Likert :

- Cần cân nhắc thái độ được đo có được có được phân loại thành các

phạm trù một chiều, hai chiều hay ba chiều.

-Cần cân nhắc xem dùng các phạm trù hay dùng các giá trị số cho thang.

-Cân nhắc xem số lượng điểm đo là bao nhiêu. Điều này phụ thuộc vào

mức độ chính xác mong muốn và khả năng phân biệt điểm đo của khách thể. Tất cả các mô hình nghiên cứu đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm chính của thang đo Likert là sử dụng một phương pháp tổng

hợp thu thập dữ liệu , điều này làm cho nó dễ hiểu hơn. Làm việc với dữ liệu định lượng, nó rất dễ dàng để rút ra kết luận, báo cáo, kết quả và đồ thị từ các kết quả phản hồi. Hơn nữa, vì thang đo Likert sử dụng một thang điểm, mọi người không buộc phải đưa ra ý kiến thay vào đó nó cho phép người được hỏi có thể chọn mức trung bình (giữ ý kiến trung lập) cho vấn đề đưa ra.

Bên cạnh ưu điểm thì nhược điểm lớn nhất của thang đo Likert là giới hạn kích thước. Vì nó chỉ cung cấp cho người lựa chọn một số kết quả nhất định. Qua đó vô tình gây ra kết quả không đúng về thái độ cần đo.

* Thang Thurstone

Được tạo thành từ các tuyên bố về một vấn đề cụ thể, mỗi tuyến bố có một giá trị bằng số chỉ rõ mức độ đồng tình hay phản đối theo đánh giá của nhóm đánh giá. Người trả lời đọc được tuyên bố và trả lời đồng ý hay không với tuyên bố. Điểm trung bình tính toán được chỉ ra thái độ của họ về vấn đề.

* Thang Guttmam

Mục đích của thang Guttman là tạo một tập hợp dải liên tục một chiều cạnh của một khái niệm mà ta muốn đo. Thang sử dụng một loạt các câu hỏi nhị phân (có/không) mà người tra lời xác định ý kiến của mình theo đó. Các mục được xắp xếp theo một trật tự nhất định, cái sau bao hàm cái trc. Nếu người trả lời đồng ý với các mục có thứ hạng cao hơn, tức anh/ cô ta cũng đồng ý với các mục có thứ hạng thấp hơn.

Tại luận văn tác giả sử dụng thang đo Likert để đo lường năng lực thực tế của nhân viên y tế bởi thang đo này rất hữu ích trong nghiên cứu về thái độ, niềm tin, ý kiến của người đánh giá, từ đó dễ dàng rút ra kết luận, báo cáo kết quả đồ thị từ các kết quả phản hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh hòa bình (Trang 32 - 34)