3.3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá kết quả giả thuyết khoa học của đề tài: “Khai thác kỹ thuật cắt – ghép hình trong dạy toán hình học ở tiểu học”, giúp cho học sinh lớp 2 hình thành kiến thức về chu vi của một hình thông qua các hoạt động thực hành có sử dụng kỹ thuật cắt ghép hình trong toán học.
Chúng tôi thực nghiệm giáo án bài Chu vi của một hình và trả lời những câu hỏi sau để kịp thời chỉnh sửa những thiếu sót và bổ sung để đề tài đạt kết quả tốt nhất.
• Học sinh có hiểu bài không?
• Các hoạt động có gây hứng thú và tạo thái độ tích cực với học sinh không? • Có tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện, phát triển tư duy, kỹ năng quyết quyết vấn
3.3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm
Đối tượng: 10 học sinh được chọn ngẫu nhiên đang học lớp 2 trường tiểu học Lê Ngọc Hân.
Phương pháp: vì đang trong thời gian nghỉ học do dịch bệnh, chúng tôi đã tiến hành dạy học trực tiếp kết hợp dạy học trực tuyến. Giáo viên sẽ hướng dẫn trực tiếp học sinh thực hiện các hoạt động 1 và 2, giao phiếu bài tập hoạt động 3 qua thư điện tử và sửa bài theo hình thức trực tuyến.
3.3.3. Lập kế hoạch thực nghiệm
- Thực hiện các hoạt động trong giáo án dạy về Bài Chu vi của một hình. - Có 10 học sinh tham gia vào tiết học, sẽ thực hiện 3 hoạt động
- Đánh giá kết quả sau tiết học bằng các sản phẩm của học sinh và khảo sát về cảm nhận của các em đối với nội dung bài học.
3.4. Đánh giá kết quả
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm chu vi
- Khi nghe giáo viên hướng dẫn, các em đã tích cực lắng nghe và tỏ ra hứng thú với kiến thức mới. Lần đầu tiên nghe thuật ngữ toán học “Chu vi”, các em có rất nhiều câu hỏi:
• Chu vi là gì? • Chu vi của cái gì? • Chu vi tính làm sao?
Đây là những câu hỏi thú vị giúp dẫn lối các em đi tìm lời giải đáp cũng chính là nội dung của bài học. Giáo viên dùng phương pháp thực hành, các em sẽ tự chủ trong hoạt động, tự do sáng tạo một hình tam giác hoặc tứ giác.
- Chúng tôi đã cho học sinh chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết và tất cả các em có đầy đủ các vật liệu: ống hút, đất sét, bút lông và giấy nháp trắng. - Nhiệm vụ đầu tiên dùng ống hút xếp thành một hình tam giác hoặc tứ giác
bất kì. Hoạt động này thực hiện cá nhân và các em hoàn thành cho riêng mình một hình tứ giác với các số đo các cạnh khác nhau.
Bảng 3.1. Bảng thống kê các dạng hình tam giác hoặc tứ giác học sinh tự tạo Hình vẽ Số lượng Tỉ lệ
Hình chữ nhật 3 30%
Hình vuông 1 10%
Các dạng tứ giác khác 2 20%
Hình tam giác 4 40%
- Nhiệm vụ thứ 2: dùng thước đo độ dài các cạnh của hình và 100% hoàn thành nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ thứ 3: dùng bút lông vẽ lại hình tam giác hoặc tứ giác và cắt rời hình đó ra. Ở nhiệm vụ này, một số bạn có các dạng tứ giác không phải là hình chữ nhật hoặc hình vuông đã gặp khó khăn khi không biết lấy cạnh nào làm chuẩn. Chúng tôi đã hướng dẫn lấy cạnh đứng vuông góc với mặt bàn hoặc cạnh nằm ngang làm chuẩn và từ đó vẽ tiếp các cạnh khác của hình tứ giác. Sau đó học sinh cắt rời hình tứ giác vừa vẽ. 100% hoàn thành tốt yêu cầu.
- Nhiệm vụ thứ 4: tính tổng độ dài các cạnh của hình. Vì đã học tính độ dài đường gấp khúc nên tất cả học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ này.
- Việc hình thành khái niệm chu vi qua cách tính độ dài đường bao quanh kết hợp xem clip khiến học sinh rất thích thú và dễ đi vào trí nhớ của các em. Khi giáo viên yêu cầu thực hành lấy tay miết đường bao quanh của quyển sách hay bảng con, học sinh thực hiện dựa vào hiểu biết của mình, một số bạn vẫn chưa hiểu cạnh của quyển sách hay bảng con chính là đường bao quanh. Điều này là do các em chưa nhận diện được hình học phẳng với vật thật, chỉ quen làm việc trên hình phẳng mà chưa áp dụng vào vật thật khiến các em gặp khó khăn. Nhưng khi được giải thích và thực hành nhiều lần, các em hiểu chu vi chính là độ dài đường bao quanh của hình đó.
Hoạt động 2: Trò chơi cắt ghép hình
- Việc tổ chức trò chơi cắt ghép hình sau khi hiểu khái niệm chu vi là đường bao quanh của một hình, học sinh hưởng ứng rất nhiệt tình và thích thú với hoạt động này. Mục đích của trò chơi giúp học sinh biết tính chu vi các hình phức tạp hơn.
- Việc chọn phiếu bài tập có hình yêu thích cũng được các em học sinh lựa chọn cẩn thận. Do các hình có số cạnh khác nhau và việc tính độ dài đường bao quanh, tức là chu vi, sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí sai kết quả. Bảng 17 cho thấy hình kim cương được các em lựa chọn nhiều nhất, do nó là một hình ngũ giác chỉ có 5 cạnh nên việc tính chu vi dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, do các em tính toán không cẩn thận dẫn đến kết quả sai.
- Qua trò chơi, các em đã biết cách tính chu vi là độ dài đường bao quanh của một hình cũng chính là tổng độ dài của hình đó.
Bảng 3.2. Bảng thống kê chọn hình yêu thích của học sinh
Hình Số lượng Số bài tính đúng kết quả
Ngôi nhà 2 1
Thiên nga 1 0
Hoạt động 3: Mở rộng
- Mục đích của hoạt động là giúp học sinh phát triển tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp hình có một đường cong.
- Khi được hỏi: “Làm thế nào tính chu vi hình này?”. Chúng tôi nhận được một số câu trả lời:
Bảng 3.3. Câu trả lời về cách tính chu vi một hình phức tạp
STT Câu trả lời của học sinh Tỉ lệ
1 Không tính được chu vi 20%
2 Không biết cách tính 10%
3 Biết xác định chu vi là đường bao quanh nhưng không biết
cách tính chu vi vì không biết tính độ dài đường cong. 60% 4 Dùng dây tạo thành đường bao quanh hình, sau đó tính độ
dài đoạn dây 10%
- Sau khi tìm hiểu lại cách tính chu vi, 100% học sinh đều tính được các hình mà giáo viên yêu cầu.
Tiểu kết chương 3
Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy học sinh rất thích thú với các hoạt động. Các em hiểu thế nào là chu vi, bước đầu làm quen với cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó mở rộng ra tính chu vi của một hình đơn giản bất kỳ. Chúng tôi nhận thấy khi sử dụng kỹ thuật cắt – ghép hình trong dạy học hình học rất hiệu quả đối với các em lứa tuổi tiểu học. Tuy nhiên, tùy vào năng lực mà mỗi em sẽ có cách tiếp thu kiến thức nhanh hay chậm, đối với những hình có nhiều cạnh có thể khiến các em lúng túng. Do đó, người giáo viên phải linh hoạt trong các hoạt động phù hợp với tình hình của lớp mình.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận văn này tập trung nghiên cứu việc vận dụng các kỹ thuật tổ chức dạy học về mảng kiến thức hình học ở chương trình toán tiểu học, cụ thể là sử dụng kỹ thuật cắt - ghép hình vào các hoạt động để đạt được mục tiêu của bài học. Chúng tôi đã tiến hành hệ thống nội dung chương trình hình học cũng như bài tập trong sách giáo khoa hiện hành, sách giáo khoa của chương trình tổng thể 2018 và một số sách nước ngoài mà có sử dụng kỹ thuật này. Để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng dạy học liên quan đến kỹ thuật này, chúng tôi cũng đã khảo sát các giáo viên tiểu học. Dựa vào kết quả thu được, chúng tôi thấy kỹ thuật này rất phù hợp cho việc vận dụng vào giảng dạy mảng hình học ở tiểu học. Khi tiến hành thực nghiệm, các em học sinh tỏ ra hứng thú với hoạt động cắt ghép hình do tâm lý các em được vừa học vừa chơi nên hiểu và làm bài tập nhanh hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng chưa phổ biến. Trong chương trình toán hình học ở tiểu học hiện hành, các bài tập về cắt ghép hình xuất hiện ít và thường là một bài tập độc lập, ở mức độ đơn giản và đa số đã bị giảm tải. Do đó, học sinh không được thực hành nhiều với kỹ thuật này. Kể cả trong các kỳ thi, chúng tôi hoàn toàn không tìm thấy trên đề thi dạng bài có sử dụng kỹ thuật này.
Tâm lý lứa tuổi tiểu học thích vừa học vừa chơi, việc vận dụng kỹ thuật này cho tất cả các khối lớp đáng quan tâm. Chương trình sách giáo khoa tổng thể 2018 đã mạnh dạn đưa ra những nội dung vận dụng kỹ thuật này vào dạy học hình học ở lớp 1, chúng tôi nhận thấy Bộ Giáo dục có sự thay đổi, phát huy hình thức, kỹ năng phù hợp với nhu cầu và năng lực của học sinh hiện nay. Điều này một số chương trình toán nước ngoài đã vận dụng từ lâu và thành công. Để thực hiện được điều này, chúng tôi đề nghị cần xem xét, cân nhắc và đưa kỹ thuật này vào nội dung chương trình toán hình học nhiều hơn để phát triển nhiều kỹ năng cho học sinh. Bên cạnh đó, người giáo viên phải lựa chọn các bài tập phù hợp, sáng tạo trong mỗi hoạt động, chú trọng các bài toán hình học liên hệ với thực tế cuộc sống để học sinh tìm thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của toán học đối với đời sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Hoài Anh. (2008). Dạy học khái niệm toán học cho học sinh các lớp 4, 5 với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học. Luận án tiến sĩ giáo dục học, Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Trần Nam Dũng. (Tổng chủ biên, 2020). Toán 1 (bộ sách Chân trời sáng tạo). Nxb Giáo dục Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Chương trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học. Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Đỗ Tiến Đạt. (Chủ biên, 2019). Bài tập phát triển năng lực môn Toán lớp 2. Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Thu Mai. (2007). Tâm lí học Tiểu học và Tâm lí học Sư phạm Tiểu học. Hà Nội.
Trần Diên Hiển. (Chủ biên, 2019). Toán 1 (bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục). Nxb Giáo dục Việt Nam.
Đỗ Đình Hoan. (Chủ biên, 2006). Bộ sách giáo khoa Toán cấp Tiểu học. Nxb Giáo dục.
Hà Huy Khoái. (Tổng chủ biên, 2020). Toán 1 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Nxb Giáo dục Việt Nam.
Đinh Thế Lục. (Tổng chủ biên, 2020). Toán 1 (bộ sách Cùng học để phát triển năng lực). Nxb Giáo dục Việt Nam.
Phan Duy Nghĩa. (2019). Cắt ghép hình để giải toán. Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT Hà Tĩnh.
Lê Thị Cẩm Nhung. (2019). “Một số đề xuất bổ sung các hoạt động dạy học vẽ, cắt, ghép hình ở trường tiểu học nhằm phát triển năng lực học sinh”. Tạp chí Giáo dục số 460, tr.26-30.
hình học trong chương trình môn toán tiểu học mới”. Tạp chí giáo dục số đặc biệt kì 2, tr.215-221.
Dương Minh Thành. (2019). Bộ đề kiểm tra, đánh giá năng lực Toán cấp Tiểu học. Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đỗ Đức Thái. (Tổng chủ biên, 2020). Toán 1 (bộ sách Cánh diều). Nxb Đại học Sư phạm.
Nguyễn Thị Kim Thoa. (2015). “Dạy Toán ở tiểu học theo hướng phát triển năng lực người học”. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM Số 6 (71), s năm 2015.
Cherri Moseley and Janet Rees (2014), Cambridge Primary mathematics 1 -5,
Cambridge University Press.
Dr Fong Ho Kheong, Chelvi Ramakrishnan, Bernice Lau Pui Wah, My Pals are here, Math 1-6, Marshall Cavendish Education, Singapore.
Mrs. Tara (2017), Preschool STEM: Building Shapes with Marshmallows and Toothpicks, retrieved from https://homeschoolpreschool.net/building-shapes- marshmallows/
Mrs. Elyse (2015), Geometry and Shapes for Kids: Activities that Captivate, retrieved from https://proudtobeprimary.com/geometry-shapes-activities-for- kids/
PHỤ LỤC
PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính chào Quý Thầy/Cô,
Em là học viên cao học của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, đang nghiên cứu đề tài Khai thác kỹ thuật cắt – ghép hình trong dạy toán hình học nhằm tìm kiếm những giải pháp hữu ích giúp việc học toán của học sinh trở nên có ý nghĩa hơn. Những ý kiến quý báu từ kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của quý Thầy/Cô sẽ giúp ích rất nhiều để đề tài được hoàn thiện. Em rất mong nhận được sự chia sẻ và giúp đỡ của quý Thầy/Cô. Mọi thông tin quý Thầy/Cô cung cấp sẽ được bảo mật cẩn thận và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô!
Thầy / Cô dạy lớp: …. Thâm niên giảng dạy: …. năm Đã từng dạy các khối lớp nào?...
NỘI DUNG:
Câu 1: Theo thầy/cô, hình học có vai trò như thế nào với học sinh tiểu học? Vì
sao? (Đánh dấu X vào ô vuông)
Rất quan trọng Không quan trọng Giải thích: ……… ……… ………
Câu 2: Khi dạy hình học, thầy/cô sử dụng những phương tiện dạy học nào?
……… ……… ………
Câu 3: Khi dạy về chu vi của một hình, thầy/cô dùng phương pháp nào để cho học sinh hiểu cách tính?
……… ……… ………
Câu 4: Do đâu mà thầy/cô biết phương pháp đó́́́?
Tự biết Nhớ lại thời đi học Do được đào tạo
Lý do khác: ………
Câu 5: Cho bài toán: Tính chu vi của hình sau:
Nếu có học sinh tính chu vi của từng hình rồi cộng lại thành chu vi của hình lớn thì thầy/cô sẽ làm như thế nào?
……… ……… ………
Câu 6: Để tính chu vi của một hình bất kì từ những hình đơn giản (hình vuông, hình tam giác…), có giáo viên hướng dẫn học sinh như sau:
1. Cho học sinh xếp những hình đơn giản thành theo mẫu
2. Cho học sinh xác định chu vi là đường viền bao quanh hình cần tính chu vi. 3. Yêu cầu học sinh tính chu vi hình đó.
Theo thầy/cô, dạy như vậy có hợp lý chưa? Nếu chưa xin thầy/cô cho biết cách dạy của mình?
……… ……… ………
Câu 7: Nếu học sinh được tự sáng tạo các hình hình học và tính chu vi hoặc diện tích hình đó thì học sinh sẽ đạt được những điều gì?
Học sinh nắm vững kiến thức.
Khơi gợi sự hứng thú học toán hình học Học sinh không hiểu bài.
Học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập. Học sinh phát triển tư duy sáng tạo
Học sinh không tập trung vào kiến thức mà chỉ lo chơi với mô hình.
Vận dụng giải quyết các bài toán khó hơn, lập được các mô hình đơn giản.
❖ Phiếu học tập hoạt động 2:
PHIẾU HỌC TẬP
CHU VI CỦA VIÊN KIM CƯƠNG Vật liệu cần có:
- Giấy nháp trắng hoặc giấy màu thủ công - Kéo, thước, hồ keo, bút màu, bút lông
Nhiệm vụ:
- Cắt rời các hình cho sẵn (hình tứ giác, hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông….) - Sau khi cắt xong, bạn hãy ghép lại và dán lên hình mẫu đã cho.
- Sau khi dán xong, bạn hãy dùng bút lông vẽ đường viền bao quanh hình. - Dùng thước đo độ dài đường viền bao quanh và ghi lại số đo mỗi cạnh. - Tính chu vi của hình mà bạn vừa ghép được
Tính chu vi của viên kim cương Bài giải ……cm ……cm ……cm ……cm ……cm
❖Phiếu học tập hoạt động 3:
PHIẾU HỌC TẬP
TÍNH CHU VI CỦA HÌNH NGÔI SAO Vật liệu cần có: