Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2018 2020

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 43 - 44)

Loại lợn Năm 2018 (con) Năm 2019 (con) Năm 2020 (con) Lợn đực giống 5 5 5 Lợn hậu bị 0 0 20 Lợn nái sinh sản 180 189 200 Lợn thịt 2081 2094 2318 Tổng 2266 2288 2543

( Nguồn : Số liệu chủ trại cung cấp )

Qua bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu đàn lợn tại trại đến tháng 2020 có 5 lợn đực giống, 200 nái sinh sản và 2318 lợn thịt. Nhìn chung từ năm 2018 đến năm 2019 số lợn nuôi tại trại tương đối ổn định. Năm 2018 và năm 2019 trại đã không nuôi lợn hậu bị chỉ tập chung vào nái sinh sản, vì vậy cơ cấu đàn lợn nái và lợn thịt đã được tăng lên. Năm 2020 trại đã bắt đầu bổ sung thêm lợn nái hậu bị với số lượng là 20 con, do xu hướng mở rộng và loại thải bớt nái già và nái sinh sản kém, điều này cho thấy trang trại ngày càng mở rộng quy mô và số lượng đầu con. Mặt khác với sự lãnh đạo quan tâm, sát sao của ban quản lý trại do đó mà công tác phòng bệnh và trị bệnh của trại ngày càng tốt hơn, chú trọng hơn nên dịch bệnh tại trại hầu như không xảy ra. Mỗi lợn nái

được theo dõi tỉ mỉ các số liệu như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ thực tế, số con đẻ ra, số con cai sữa... sẽ được ghi trên thẻ gắn với từng nái trong chuồng để có hướng chăm sóc nuôi dưỡng và sử dụng hợp lý.

4.1.2. Kết quả thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái tại trại

Trong quá trình thực tập đã tham gia chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý đàn lợn nuôi tại trại. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn văn khanh, huyện thanh hà, tỉnh hải dương (Trang 43 - 44)