7. Cấu trúc của luận án
4.2.2. Nhóm giải pháp đảm bảo việc thực thi có hiệu quả các quy định pháp luật về
luật về áp dụng án lệ
4.2.2.1. Xây dựng công tác báo cáo, thống kê, tập hợp nguồn án lệ
Thứ nhất, TAND tối cao cần yêu cầu TAND các cấp thực hiện việc báo cáo, thống kê về tình trạng thụ lý hàng năm, trong đó có báo cáo chi tiết về những vụ việc người dân yêu cầu nhưng không thụ lý giải quyết do thiếu cơ sở pháp lý. TAND tối cao dựa trên những báo cáo này để thống kê số liệu cụ thể và nội dung của những vụ việc không được thụ lý. Quá trình này sẽ giúp TAND tối cao phát hiện, ghi nhận được những yêu cầu nảy sinh trên thực tiễn mà pháp luật chưa trù liệu đến để lấy làm cơ sở hướng dẫn cho TAND các cấp áp dụng án lệ, đồng thời kiến nghị bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật.
124
Thứ hai, trong thời điểm mà các án lệ đã được TAND tối cao công bố là còn quá ít. Cụ thể số án lệ công bố cho tới hiện nay là 43 án lệ, trong đó có 09 án lệ thương mại. Số án lệ như vậy là quá ít so với nhu cầu áp dụng án lệ để giải quyết các tranh chấp KDTM ngày càng nhiều và phức tạp hiện nay. Do đó, để đáp ứng nhu cầu giải quyết các tranh chấp KDTM đặc biệt là các tranh chấp thương mại quốc tế trong điều kiện chưa có pháp luật điều chỉnh, không có có tập quán, không thể áp dụng tương tự pháp luật, không có các án lệ trong nước điều chỉnh hoặc để giải thích pháp luật một cách thống nhất thì nên chăng có thể chọn lọc, tổng hợp và áp dụng các nguồn án lệ thương mại quốc tế điển hình, phù hợp để giải quyết các tranh chấp KDTM theo nguyên tắc “non lex-fori” trong đó bao gồm:
+ Nhóm án lệ thương mại từ quốc gia có liên quan để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế;
+ Nhóm án lệ thương mại từ áp dụng điều ước quốc tế để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
4.2.2.2. Đẩy mạnh công tác xây dựng, ban hành án lệ từ các bản án, quyết định
của Tòa án nhân dân
Công tác xây dựng, ban hành án lệ từ các bản án, quyết định của TAND phải đảm bảo cả về chất lượng và số lượng.
Để đảm bảo chất lượng của án lệ được công bố đòi hỏi phải nâng cao tính thuyết phục của các giải pháp pháp lý của tòa án đưa ra. Để có thể thực hiện được mục tiêu này, phần lập luận của tòa án không những phải chiều sâu mà còn phải đa dạng về lý lẽ và quan điểm. Cụ thể: phần lập luận của tòa án cần nêu ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau và giải pháp pháp lý của tòa án là một sự lựa chọn tốt nhất trong nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau đó. Mặt khác, nghiên cứu và có thể bổ sung hình thức ý kiến bất đồng và tranh luận khác nhau của các thẩm phán trong hội đồng xét xử ghi nhận trực tiếp vào bản án, quyết định giống như tòa án ở các nước theo hệ thống Thông luật. Thêm vào đó, phần lập luận của các tòa án ở Việt Nam cần bổ sung thêm cơ sở hợp lý cho các giải pháp hay lập luận tạo lập án lệ của tòa án dựa vào các nguyên tắc pháp lý, chính sách hoặc học thuyết pháp lý, nhất là đối với loại án lệ tạo
125
lập trong trường hợp văn bản pháp luật không có quy định hoặc có quy định nhưng cứng nhắc.
Nguồn án lệ được TAND tối cao công bố ở Việt Nam hiện nay là quá ít so với nhu cầu giải quyết các tranh chấp KDTM trong nước cũng như có yếu tố nước ngoài. Do đó, vấn đề thiết thực nhất hiện nay là đẩy mạnh công tác xây dựng án lệ, tạo nguồn án lệ dồi dào để có thể áp dụng giải quyết các tranh chấp KDTM. Để làm được điều đó, tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, việc đề nghị xây dựng bản án thành án lệ hướng tới việc giải quyết các tranh chấp trong KDTM nên được giao cho các tòa chuyên trách, cụ thể, đó là Tòa Kinh tế ở TAND cấp huyện, cấp tỉnh và TAND cấp cao. Việc xây dựng án lệ giải quyết các tranh chấp trong KDTM ở TAND tối cao ngoài sự thẩm tra và quyết định theo đa số của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thì những hoạt động mang tính xây dựng và tham khảo từ trước như: công tác lấy ý kiến xây dựng án lệ, tổ chức lấy ý kiến nên được giao cho Vụ Giám đốc kiểm tra II và Phòng pháp luật kinh doanh - thương mại của Vụ pháp chế và Quản lý khoa học. Ở cấp dưới, Tòa Kinh tế của TAND cấp huyện, cấp tỉnh và cấp cao là những cơ quan trực tiếp giải quyết các tranh chấp KDTM bằng các thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm. Còn ở TAND tối cao, ngoài Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao trực tiếp xét xử các án dân sự bằng thủ tục tái thẩm hoặc giám đốc thẩm thì Vụ giám đốc kiểm tra II có nhiệm vụ xem xét, giải quyết các văn bản yêu cầu đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về lĩnh vực KDTM, đồng thời phối hợp xây dựng pháp luật, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử và phát triển án lệ. Bên cạnh đó, Phòng pháp luật kinh doanh – thương mại và phòng tổng kết thực tiễn xét xử và phát triển án lệ có nhiệm vụ trong công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết thực tiễn xét xử và phát triển án lệ đối với lĩnh vực KDTM. Như vậy, đây là những cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống TAND trực tiếp thực hiện công tác giải quyết các tranh chấp KDTM hoặc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học liên quan đến mảng KDTM. Chính chuyên môn và sự tiếp xúc liên tục với các tranh chấp KDTM sẽ mang lại cho các chủ thể này cái nhìn thực tế sâu sát nhất về những gì thiếu sót của pháp luật thành văn về giải
126
quyết tranh chấp KDTM, về những bản án nào cấp thiết phải nâng lên thành án lệ để kịp thời điều chỉnh các tranh chấp đã và đang nảy sinh.
Thứ hai, một bản án để có thể lựa chọn trở thành án lệ giải quyết tranh chấp KDTM ngoài những điều kiện cần thiết cơ bản mà Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP đã quy định thì bên cạnh đó cần bổ sung thêm một số điều kiện như sau: Đó là các bản án về giải quyết tranh chấp KDTM khó, phức tạp, hoặc thuộc loại tranh chấp mới [87]. Một án lệ giải quyết tranh chấp KDTM hữu hiệu phải là án lệ đáp ứng được nhu cầu giải quyết kịp thời các tranh chấp mới nảy sinh trên thực tế để làm thông suốt hoạt động giao lưu thương mại. Bên cạnh đó, với những bản án giải quyết tranh chấp KDTM khó hoặc phức tạp càng cần thiết để xây dựng thành án lệ bởi càng là những tranh chấp phức tạp và khó thì càng có nhiều đường lối tư duy và cách giải quyết khác nhau phụ thuộc vào ý kiến chủ quan Thẩm phán. Chính vì vậy, nếu xây dựng án lệ đối với những loại tranh chấp này sẽ tạo được tính thống nhất trong hoạt động xét xử, tính thống nhất của pháp luật và sự công bằng cho đương sự. Mặt khác, bản án về giải quyết tranh chấp KDTM phải mang tính phù hợp [77]. Tính mới trong bản án thể hiện ở chỗ bản án thiết lập nên những quy tắc và đường lối giải quyết chưa có trước đó dựa trên các nguyên tắc chung của luật thành văn cũng như lẽ công bằng và các nguồn hợp pháp khác. Tính mới này phải đảm bảo được tính hợp hiến và hợp pháp, nghĩa là quy tắc và đường lối giải quyết đề ra dù không được quy phạm luật thành văn điều chỉnh nhưng phải tuân thủ theo những nguyên tắc chung của luật pháp, của Hiến pháp. Đồng thời, đường lối giải quyết mới này phải mang lại lợi ích hợp pháp tối đa nhất cho các chủ thể tham gia vào quan hệ KDTM.
Thứ ba, để phục vụ cho quá trình xây dựng bản án thành án lệ, Tòa án nên tiến hành hoạt động tóm tắt bản án. Tóm tắt bản án nhằm mục đích đưa thông tin vắn tắt và chính thức về các phán quyết đã công bố của Tòa án, giúp cho người đọc nhanh chóng cập nhật được thông tin và hiểu được ý nghĩa của phán quyết, đặc biệt là những phán quyết có giá trị tạo ra án lệ [37]. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với những vụ án giải quyết tranh chấp KDTM khó, phức tạp chứa nhiều sự kiện pháp lý, với những quan hệ KDTM đan xen và khó nhận thấy. Việc tóm tắt bản án giúp cho
127
người đọc chỉ đọc với số lượng ít trang giấy thay vì hàng chục trang bản án nhưng vẫn nắm bắt được các vấn đề pháp lý được nêu ra trong bản án. Phần tóm tắt vụ án có vai trò giúp người đọc dễ dàng nắm bắt quan hệ tranh chấp, nguyên tắc pháp lý và đường lối xử lý trong vụ án. Phần tóm tắt bản án nếu được làm tốt sẽ giúp cho việc xem xét, đánh giá bản án trở thành án lệ được thực hiện tốt hơn.
Thứ tư, cần phân tích, diễn giải và bình luận án lệ giải quyết tranh chấp KDTM. Không phải bất kỳ chủ thể nào tiếp cận với án lệ giải quyết tranh chấp KDTM đều là Thẩm phán phụ trách mảng kinh tế hoặc các chủ thể hoạt động trong ngành Tòa án hay là những cá nhân có kiến thức pháp lý nền tảng. Án lệ giải quyết tranh chấp KDTM được tiếp cận bởi mọi chủ thể trong xã hội. Chính vì vậy, để án lệ giải quyết tranh chấp KDTM thể hiện hiệu quả trong việc tiên lượng kết quả tranh chấp KDTM, giáo dục kiến thức pháp lý cho xã hội, cũng như bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho các Thẩm phán, luật sư. Việc phân tích, diễn giải và bình luận án lệ để giải quyết tranh chấp trong KDTM đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ đối với riêng ngành Tòa án mà còn đối với mọi chủ thể khác. Những án lệ khi được phân tích, diễn giải sẽ làm cho người đọc nắm bắt tốt nhất vấn đề pháp lý được đề cập đến để từ đó vận dụng vào thực tiễn giao lưu kinh tế. Ngoài ra phân tích, diễn giải, bình luận cũng là hoạt động làm nhận thức rõ hơn vị trí của án lệ giải quyết tranh chấp KDTM. Trên cơ sở phân tích các án lệ, các bài bình luận có thể đề xuất các giải pháp đóng góp xây dựng pháp luật hoàn thiện hơn từ những tình huống thực tiễn trong án lệ.
Thứ năm, việc xây dựng án lệ cần đảm bảo tính hệ thống, cần phát triển án lệ thành 3 loại để áp dụng, để giải thích luật và bản án mẫu. Qua quá trình xét xử, số lượng án lệ sẽ ngày càng gia tăng, để dễ dàng cho việc tìm kiếm thì ngay từ đầu phải có sự sắp xếp và lưu trữ một cách khoa học các bản án. Có rất nhiều cách để hệ thống lại các bản án lệ lưu trữ theo thời gian xét xử, theo cấp toà, theo loại vụ việc. Án lệ cần được phát triển theo giá trị thành: Án lệ để áp dụng, án lệ để giải thích luật, và các bản án mẫu để thẩm phán có thể tham khảo.
4.2.2.3. Xác định giá trị áp dụng của án lệ giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
128
Xét về hình thức pháp lý như tiêu chí về nguồn luật, phương pháp, cách thức xây dựng pháp luật thì hệ thống Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với hệ thống các nước theo truyền thống Dân luật hơn là các nước theo truyền thống Thông luật. Chính vì vậy, theo tác giả, hoạt động áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp trong KDTM nên được vận dụng mềm dẻo và linh hoạt, không quá cứng nhắc và mang tính bắt buộc như trong hệ thống Thông luật.
Thứ nhất, với đặc điểm pháp luật của Việt Nam, cần khẳng định án lệ giải quyết tranh chấp trong KDTM sẽ là nguồn luật có giá trị tham khảo trong phán quyết giải quyết tranh chấp, án lệ không thể là nguồn duy nhất để TAND đưa ra các quyết định trong xét xử tranh chấp. Luật thành văn như Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 cũng các văn bản luật chuyên ngành khác liên quan đến tranh chấp là nguồn giải quyết tranh chấp chủ yếu, các phán quyết của TAND phải dựa trên cơ sở là các văn bản quy phạm này. Sự viện dẫn và tham khảo án lệ làm cho lập luận trong phán quyết của các TAND chặt chẽ hơn, tạo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật. Giá trị tham khảo án lệ giải quyết tranh chấp trong KDTM được thể hiện ở chỗ khi các Thẩm phán giải quyết các vụ án tranh chấp có tính tiết tương tự, các Thẩm phán vẫn phải dựa trên nguyên tắc của các quy phạm pháp luật, đồng thời viện dẫn án lệ để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật và kết quả của tranh chấp thương mại.
Thứ hai, liên quan đến việc nếu không được thừa nhận có giá trị bắt buộc tuân theo mà chỉ mang tính tham khảo thì liệu việc trích dẫn, viện dẫn án lệ giải quyết tranh chấp trong KDTM có hợp pháp, hợp hiến. Theo quan điểm của tác giả, một khi án lệ được công bố thì án lệ đó đã được Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xem xét, thảo luận, biểu quyết thông qua, do đó được xem là một trong các hình thức giải thích pháp luật. Theo đó, pháp luật nên có quy định khi giải quyết các vụ án tương tự, nếu Thẩm phán không tuân theo án lệ thì phải đưa ra được các lý do thuyết phục, nếu không làm được như vậy và đưa ra bản án thiếu công bằng thì các bên có quyền kháng cao, khiếu nại.
Thứ ba, án lệ trong hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM không nên được áp dụng một cách quá cứng nhắc và nghiêm ngặt như trong hệ thống Thông luật. Theo
129
đó, chúng ta không nên áp dụng án lệ theo nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo án lệ. Các án lệ giải quyết tranh chấp KDTM có vai trò định hướng áp dụng thống nhất những vấn đề pháp lý trong hoạt động giải quyết tranh chấp KDTM trên cả nước. Tuy nhiên, các tranh chấp KDTM với những mang tính đa dạng, phức tạp, do đó việc sử dụng án lệ cũng cần đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt. Theo đó, các Thẩm phán có thể không tuân theo những giải pháp xét xử đã thiết lập tại án lệ trong quá trình xét xử. Tuy nhiên, sự bác bỏ án lệ này phải được giải thích hợp lý và hợp pháp ngay trong các bản án. Theo đó, có thể có những căn cứ dẫn đến việc bác bỏ án lệ của Thẩm phán đó là: bác bỏ án lệ vì cho rằng án lệ đó không phù hợp với luật thành văn; và bác bỏ án lệ vì cho rằng án lệ đó không còn phù hợp với thực tiễn tranh chấp KDTM. Dù xuất phát từ căn cứ nào, các Thẩm phán cũng phải lập luận và kiến giải cho quan điểm của mình. Sự giải thích hợp lý của Thẩm phán sẽ góp phần nhận diện về tính thuyết phục đối với án lệ, cũng như đối với bản án mà Thẩm phán đưa ra.
4.2.2.4. Cách thức áp dụng án lệ trong hoạt động giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
Phương pháp áp dụng án lệ trong công tác giải quyết tranh chấp KDTM nên được thiết lập theo các bước sau:
Bước 1: Khi tiếp cận với một tranh chấp KDTM, chủ thể có thẩm quyển giải quyết cần xác định mối quạn hệ pháp luật và các tranh chấp chính, làm sáng tỏ các tình tiết của diễn biến tranh chấp thông qua chứng cứ, lời khai của các bên tranh chấp và thông qua các phương tiện khác.
Bước 2: Xác định và xem xét các quy phạm pháp luật liên quan đến tranh chấp