8. Đánh giá quản lí kinh doanh và đề xuất giải pháp phát triển cho VMIC
8.2. Kiến nghị giải pháp
Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cảng biển
- Triển khai lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 bảo đảm các quy định của Luật Quy hoạch 2017, gắn kết đồng bộ với quy hoạch xây dựng, quy hoạch chung phát triển KT-XH của các địa phương có hệ thống cảng biển.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chiến lược, quy hoạch bảo đảm tính công khai, minh bạch và nâng cao tính khả thi của quy hoạch.
Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế nhằm thu hút đầu tư
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống phát luật, cơ chế và chính sách nhằm bảo đảm sự phát triển các cảng biển, đồng thời khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ đối với các cảng biển, khu bến cảng trọng điểm, đầu mối khu vực, cửa ngõ quốc tế.
- Tạo cơ chế thông thoáng trong thu hút đầu tư và kinh doanh khai thác, sử dụng cảng biển phù hợp với quá trình hội nhập và thông lệ quốc tế (áp dụng cơ chế cho thuê khai thác đối với kết cấu hạ tầng các bến cảng được xây dựng bằng nguồn ngân sách theo quy định của pháp luật).
Tập trung giải quyết vấn đề kết nối hệ thống cảng biển
- Chú trọng tăng cường phát triển hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với cảng biển. Đối với các cảng đầu mối khu vực, cảng cửa ngõ quốc tế xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa, dịch vụ hậu cảng, kết nối thuận tiện với mạng lưới giao thông quốc gia, hệ thống cảng cạn từng bước tạo thành mạng lưới kết cấu hạ tầng logistics hiện đại. Ưu tiên đầu tư các cảng cạn là các đầu mối tổ chức vận tải đa phương thức và cung cấp dịch vụ logistics, kết nối các phương thức vận tải.
- Đầu tư mở rộng hạ tầng logistics nhằm kết nối các cảng biển của Việt Nam với khu vực. Phát huy vai trò của hệ thống cảng biển Việt Nam là cửa ngõ ra Biển
Đông, hành lang vận tải trong khu vực ASEAN, tập trung vào các cảng lớn tại 3 miền.
Huy động tối đa mọi nguồn lực đế phát triển cảng biển
- Bố trí nguồn ngân sách tập trung đầu tư cho các hạng mục kết cấu hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng, …) kết nối với các cảng biển tổng hợp quan trọng, đầu mối của vùng và khu vực.
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư phát triển kết hợp hạ tầng cảng biển, hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển (luồng tàu, đê chắn sóng, ngăn cát, hệ thống đường giao thông…). Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định của pháp luật; chú trọng áp dụng hình thức đầu tư đối tác công tư PPP đối với các cảng, khu bến phát triển mới có quy mô lớn.
Chú trọng công tác quản lí nhân sự
Liên tục cải tiến bộ máy để quản trị doanh nghiệp hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi người lãnh đạo phải luôn nỗ lực cải thiện lề lối của nhân viên. Bên cạnh đó, cấp lãnh đạo cũng cần tạo điều kiện để cho nhân viên của mình phát huy và đóng góp vào quá trình cải tiến công việc.
Mỗi bộ phận, phòng ban hoạt động một cách riêng rẽ, tách rời, chỉ chú ý đến lợi ích của bộ phận mình thì sẽ không thể đem lại hiệu quả cho toàn doanh nghiệp. Tăng cường sự trao đổi, kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp là trách nhiệm của những người đứng đầu. Chỉ khi các bộ phận phối hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn và hiệu quả, thì năng suất công việc và lợi ích chung mới có thể tăng trưởng và thành công sẽ đến với doanh nghiệp.
Cần tạo điều kiện cho các nhân viên viên trình bày ý kiến của mình nhiều hơn trong các cuộc họp. Việc phát biểu ý kiến và lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh sẽ giúp cho nhân viên ngày một hoàn thiện bản thân hơn, giúp cho quản lý
hiểu được nhân viên hơn, từ đó, nhận được sự ủng hộ, đồng tình của các nhân viên cho các kế hoạch sau này.
Hình thức làm việc đội nhóm là một trong những cách quản lý nhân sự được đánh giá cao. Phương pháp này giúp cho quản lý thúc đẩy được sự liên kết giữa các nhân viên với nhau, tăng cường sự đoàn kết nhằm thực hiện mục tiêu chung của tập thể, tăng năng suất lao động. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân với nhau tạo nên sức mạnh tập thể và mang đến hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp. Quan tâm đến nhân viên là một trong những bài học về quản trị nhân sự. Đây là những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong việc “giữ chân” nhân viên. Thay vì chỉ đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu và ép nhân viên phải thực hiện, những câu quan tâm, hỏi han hay động viên, khích lệ sẽ là những món quà tinh thần to lớn mà lãnh đạo dành cho nhân viên của mình, khích lệ họ làm việc và cống hiến nhiều hơn cho công ty.
CHƯƠNG II: KẾ HOẠCH VÀ NHẬT KÝ THỰC TẬP THỰC TẾ