1.
2.
1
Đối với các nhà cung cấp
2
•
Ưu điểm
•
Lazada là nhà bán lẻ uy tín, là thương hiệu đa quốc gia, nên các sản phẩm được phân phối bởi Lazada được kiểm duyệt và có tiêu chuẩn rõ ràng. Vì vậy, những hàng hóa được phân phối bởi Lazada sẽ được “gắn mác” là chất lượng tốt, có thương hiệu và được Lazada đảm bảo.
Nhà sản xuất dễ dàng quản lý kênh phân phối của mình là Lazada, tránh các trường hợp bán phá giá hoặc thay đổi các điều khoảng trong hợp đồng.
Các thông tin về khách hàng…sẽ là thông tin quan trọng với các nhà sản xuất, qua đó nhà sản xuất cũng khảo sát được nhu cầu, phản ứng của khách hàng một cách nhanh nhất.
Đẩy mạnh tốc độ lưu thông hàng hóa, đảm bảo sự giao tiếp chặt chẽ của doanh nghiệp sản xuất trong kênh phân phối. TĨnh gọn bộ máy hoạt động giúp hạn chế phần nào những mâu thuân, xung đột xảy ra giữa các bên trong quá trình hoạt động. Ít các trung gian phân phối hơn, chi phí để lưu hành 1 sản phẩm sẽ ít hơn, giá sản phẩm sẽ rẻ hơn, tạo sức cạnh tranh tốt hơn cho nhà sản xuất.
Hệ thống phân phối này giúp Lazada nắm rõ thông tin và tạo sự liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp.
•
Nhược điểm
•
Kênh phân phối của Lazada chỉ chiếm một tỉ trọng trung bình.
Hàng sóa được Lazada phân phối khá chọn lọc nên sự đa dạng về hàng hóa của nhà sản xuất sẽ ít được thể hiện trên Lazada.
Chủng loại hàng hóa được bán trên Lazada cũng khá đặc trưng, đa phần là những sản phẩm có giá trị từ thấp đến trung bình, đồ điện tử, vật dụng không cần sự quan tâm quá cáo, nên những chủng hàng hóa cần sự quan tâm cao như đồ nội thất, đồ gỗ…sẽ khó phân phối qua Lazada.
Mức độ cạnh tranh khá lớn giữa các thương hiệu. Khách hàng dễ dàng gặp một thương hiệu cạnh tranh và so sanhs, dẫn đến mức độ lựa chọn của khách hàng đối với một thương hiệu sẽ thấp hơn.
Lượng hàng hóa khổng lồ dễ xảy ra việc cập nhật sai sót thông tin, giá cả sản phẩm lên website. Tổ chức hoạt động tinh gọn nghĩa là có một bên ôm đồm nhiều thứ: chịu trách nhiệm quảng cáo sản phẩm, vận chuyển hàng hóa, chăm sóc khách hàng, liên hệ nhà cung cấp…Lazada phải có kinh nghiệm quản lý vững vàng để đảm bảo công việc diễn ra suôn sẻ.
Lazada còn phụ thuộc nhà cung cấp do không tự sản xuất hàng hóa gây khả năng mất khách hàng nếu nhà phân phối phá vỡ hợp đồng hoặc không đảm bảo đúng hạn.
•
Đề xuất
•
Lazada nên thường xuyên đánh giá định kì chất lượng sản phẩm của các nhà sản xuất dựa trên phản hồi của khách hàng hoặc tỉ lệ bảo hành sản phẩm thông qua Lazada để quyết định duy trì hợp tác hoặc thay thế các nhà sản xuất, nhà cung ứng khác. 1. Đối với khách hàng 2. • Ưu điểm •
Các đơn hàng online được đặt và được phép hủy sau khi đặt, vì vậy nếu có trục trặc về đơn đặt hàng việc xử lý cũng sẽ đơn giản.
Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn nhiều thương hiệu khác nhau, so sánh giá, tính năng giữa các thương hiệu và có thể “shopping” bất cứ lúc nào cảm thấy
hứng thú. Khách hàng cảm nhận thái độ từ các người dùng sử dụng trước thông qua comment, tư vấn…
Hàng hóa được đảm bảo bởi Lazada, các chính sách đổi hàng giúp khách hàng an tâm hơn.
Thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá.
•
Nhược điểm
•
Người tiêu dùng vẫn còn e dè với mua sắm và thanh toán trực tuyến, do chính sách bảo mật và thanh toán an toàn. Có một nghịch lý là người tiêu dùng trung thành với thương hiệu sản phẩm hơn thương hiệu nhà bán lẻ, nhưng nếu sản phẩm bị lỗi của nhà sản xuất, người tiêu dùng thường có định kiến không tốt về phân phối của nhà bán lẻ.
Chính sách giao hàng của Lazada trung bình sau 2-3 ngày sau khi nhận được yêu cầu từ khách hàng. Khách hàng dễ dàng thay đổi quyết định mua dẫn đến rủi ro về phía Lazada về chi phí phát sinh từ đơn hàng đó.
Chính sách đổi, trả hàng phức tạp, khách hàng không được dùng thử, cảm nhận trực tiếp từ sản phẩm tại cửa hàng.
•
Đề xuất
•
Lazada nên lên kế hoạch tồn kho cho các sản phẩm được tính toán có sức mua cao để rút ngắn thời hạn giao hàng. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, Lazada nên hỗ trợ khách hàng trong biệc kiểm tra, dùng thử sản phẩm trước khi thanh toán với các điều khoản hợp lý hơn. Bên cạnh đó, cần có những ưu đãi cho việc thanh toán trực tuyến như giảm giá trên đơn hàng để giảm bớt việc thay đổi quyết định mua trước khi nhận hàng.
1.
Đánh giá chiến lược bán hàng của Lazada
Với đặc thù nhà bán lẻ trong lĩnh vực thương mại điện tử, phân phối là quá trình Lazada chuyển giao giá trị cho khách hàng, tạo được sự uy tín và sự tín nhiệm trên thị trường, đây chính là công cụ cạnh tranh mà Lazada thật sự cần đẩy mạnh trong thời gian tới, bởi vì:
•
Lazada không kiểm soát được hoàn toàn chất lượng sản phẩm từ nhà sản xuất. Mặc dù cố gắng lựa chọn nhà sản xuất uy tín nhưng bất cứ lỗi sản phẩm phát sinh nào, tâm lý người tiêu dùng đều cho rằngđó là lỗi của Lazada hơn là lỗi của nhà sản xuất. Điều đó còn chưa kể đến việc Lazada ngày càng kinh doanh với nhiều sản phẩm của Trung Quốc.
•• •
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng thông minh hơn khi mua sắm trực tuyến và họ rất nhạy cảm về giá, do đó họ thường thiếu trung thành với nhà bán lẻ hơn là thương hiệu của nhà sản xuất.
•• •
Các chiến dịch truyền thông, đặc biệt quảng cáo rầm rộ dày đặc tốn kém chi phí, gây phiền phức, nhiễu thông tin với khác hàng, tạo ác cảm thương hiệu.
•• •
Trong khi đó, với chiến lược phân phối rộng khắp, nhanh chóng và thuận tiện trong thanh toán cũng như giải quyết sự cố mua hàng đem lại trải nghiệm mua hàng tốt cho khách hàng, giúp khách hàng thấy được thiện chí và nỗ lực cung cấp dịch vụ từ chất lượng cao từ đó giúp hình ảnh, uy tín thương hiệu Lazada được xây dựng hiệu quả với chi phí thấp.
•
Tuy nhiên Lazada còn phải cải thiện các chiến thuật kinh doanh của mình.
•
Chính sách đổi trả hàng miễn phí trong vòng 30 ngày. Đây là một ưu điểm của Lazada so với các đối thủ khác, họ thương tính phí theo các mối thời hạn, hoặc thoài gian đổi trả miễn phí ngắn hơn Lazada. Tuy nhiên, việc tập
hợp các sản phẩm không được áp dụng chính sách này trong “danh mục hạn chế” gây bất tiện cho khách hàng. Nên bổ sung thêm tình trạng áp dụng chính sách cho từ sản phẩm ngay tại trang lựa chọn sản phẩm.
•• •
Thanh toán khi nhận hàng, đây là một trong những lợi thế khi kinh doanh thương mịa điện tử tại Việt Nam, khi khác hàng còn rất thận trọng trong việc thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, chính sách chỉ khi thanh toán mới được kiểm tra hàng với lí do đảm bảo tem niêm phong, tránh tình trạng khách hàng thiếu nghiêm túc khi mua hàng. Quy trình đổi trả hàng trong 7 ngày miễn phí đường bưu điện VNPT nhưng Lazada không chịu phí cho các đơn vị vận chuyển khác. Thủ tục rườm rà, yêu cầu khắt khe làm mất quyền lợi khách hàng. Lazada nên hỗ trợ cho phép khác hàng thứ trước sản phảm với xác nhận của người giao hàng cùng các điều khoản tiêu chuẩn cụ thế đặt quyền lợi của khách hàng lên trên.
•• •
Về việc lưu trữ hàng trong kho của Lazada: Với số lượng đơn hang nếu mỗi ngày, Lazada nỗ lực đẩy mạnh hàng đi nhanh để giảm chi phí hàng tồn kho cũng như hệ thống quản lý tiên tiến nhưng vẫn có không ít trường hợp phản ánh của khách hàng về việc hoãn đơn hàng nhiều lần đối với mặt hàng đang trong chương trình giảm giá. Lazada nên có những tính toán kho hàng trước khi tiến hành giảm giá sản phẩm bất kì để đảm bảo thời gian giao hàng như đúng cam kết dịch vụ công bố.
•
KẾT LUẬN
Lazada là website bán hàng trực tuyến chủ yếu theo mô hình B2C. Thừa hưởng những công nghệ và số vốn khổng lồ từ công ty mẹ ở Đức, đồng thời nguồn thông tin khách hàng từ người anh em Zalora, Lazada khi bước chân vào thị trường Việt Nam đã trở thành một nhà bán lẻ trực tuyến thu hút được khách hàng với nhiều chương tình quảng cáo, khuyến mãi mạnh tay.
Tuy nhiên với đặc điểm tâm lý và tiêu dùng của người Việt Nam, Lazada còn phải nỗ lực nhiều hơn để thống lĩnh thị trường bán lẻ trực tuyến, từ chính sách giá, quản lý kho hàng, chíángách giao hàng và chăm sóc khách hàng. Với nguồn vốn đầu tư mạnh và sơ sở dữ liệu khách hàng dồi dào,
Lazada trong tương lai có thể tạo được lợi thế cạnh tranh từ việc cung cấp các thương hiệu sản phẩm của riêng mình để giảm bớt sự phụ thuộc vào các nhà cung ứng khác.