Sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học Xu hướng đầu tư quốc tế (Trang 29 - 30)

2. 4 Thay đổi chủ đầu tư quốc tế

3.5. Sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư

Trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 (sửa đổi và bổ sung năm 1996) quy định các lĩnh vực đầu tư bao gồm: sản xuất hàng xuất khẩu; nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản; các ngành sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, bảo vệ môi trường sinh thái, đầu tư nghiên cứu, ngành sử dụng nhiều lao động, xây dựng kết cấu hạ tầng và các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng…

Đến nay, Việt Nam đã bước đầu xây dựng được một số cơ sở công nghiệp quy mô lớn và có trình độ cao như: dầu khí, thông tin viễn thông, điện tử, lắp ráp xe ô tô, xe máy, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành được đầu tư chủ yếu là du lịch, xây dựng văn phòng cho thuê…

Xếp thứ 1 Xếp thứ 2 Xếp thứ 3

Năm 2009

DV (lưu trú+ăn uống) 41% (8,7 tỷ USD) Bất động sản 35% (7,6 tỷ USD) CN chế biến, chế tạo 50% (2,9 tỷ USD) Năm 2010 Bất động sản 34,5% (6,8 tỷ USD) CN chế biến, chế tạo 27,3% (5 tỷ USD)

SX phân phối điện, khí, nước

15,9%

(2,9 tỷ USD) Năm 2011 CN chế biến chế tạo

48,5%

SX phân phối điện, khí, nước, điều hòa 17,2%

Bất động sản 5,8%

Năm 2012 CN chế biến chế tạo 71,6% Bất động sản 12,1% Bán buôn, bán lẻ sửa chữa 4,7%

Bảng 2: Những ngành thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất tại Việt Nam từ 2009 -2012 Nguồn: tổng hợp từ các số liệu thu thập được

Nhìn vào bảng trên ta thấy, cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã có sự thay đổi. Công nghiệp chế biến, chế tạo dần khẳng định vị trí số một. Năm 2009, lĩnh vực này chỉ chiếm vị trí thứ 3, chiếm 2,9 tỷ USD trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thì đến năm 2010 đã đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 5,1 tỷ, chiếm 27,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, và dẫn đầu trong năm 2011, 2012. Nhìn xa hơn, có thể thấy mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tới lĩnh vực chế biến, chế tạo vẫn chiếm tỷ trọng cao. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng bởi ngành chế biến, chế tạo là lĩnh vực tạo ra nhiều việc làm, có giá trị gia tăng cao và đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra, ngành dịch vụ cũng đang dần thể hiện vai trò và vị trí của mình trong thu hút đầu tư nước ngoài.

Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam (nếu xét theo giá trị vốn) thường tập trung trước hết vào lĩnh vực công nghiệp khai khoáng hay năng lượng. Lĩnh vực quan trọng thứ hai là nông - lâm - ngư nghiệp - vốn là thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, hay các sản phẩm cung cấp cho nông nghiệp như phân bón. Lĩnh vực chế tạo và dịch vụ cũng trở thành "điểm đến" hấp dẫn của dòng vốn này với số dự án và lượng vốn ngày càng tăng. Bên cạnh đó là các dự án trong lĩnh vực giải trí và nghệ thuật, chế biến và chế tạo; tài chính - ngân hàng; bất động sản; bán buôn, bán lẻ; kho bãi ... cũng được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư.

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học Xu hướng đầu tư quốc tế (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w