Xu hướng M&A ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học Xu hướng đầu tư quốc tế (Trang 25 - 27)

2. 4 Thay đổi chủ đầu tư quốc tế

3.2.Xu hướng M&A ở Việt Nam:

Xu hướng M&A tại Việt Nam đã tăng cao trong thời gian qua, góp phần vào việc thu hút vốn đầu tư FDI. Nguyên nhân M&A phát triển là do:

Một là, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cùng những khó khăn

nội tại của nền kinh tế Việt Nam đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp phải sắp xếp lại và sát nhập để tồn tại và phát triển.

Hai là, môi trường pháp lý và môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng trở nên

thông thoáng và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Ba là, những nỗ lực của chính phủ nhằm thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào

Bốn là, sự nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn của các tổ chức trung gian

hỗ trợ nghiệp vụ này như các ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán.

Năm là, khu vực Đông Nam Á đang là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài

nhờ sự phát triển kinh tế ấn tượng và môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện. Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn nhiều vốn nhìn thấy các cơ hội đầu tư ra nước ngoài thông qua hoạt động M&A. Sự gia tăng về số lượng và giá trị giao dịch M&A trong những năm gần đây cho thấy thị trường M&A ở Việt Nam rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Việc thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nhất là các doanh nghiệp đang nắm giữ những lợi thế và nguồn lực kinh doanh cũng là cơ sở để phát triển hoạt động M&A. Nguyên nhân là do khá nhiều hoạt động M&A thời gian qua liên quan đến việc mua lại cổ phần của DNNN cổ phần hóa. Ngoài ra, theo công bố của SCIC, năm 2011, SCIC sẽ tiếp tục thoái vốn tại 281 doanh nghiệp trong số 538 doanh nghiệp thuộc danh mục mà đơn vị này đại diện vốn nhà nước. Đây được xem là một trong những nguồn cổ phần lớn và tiềm năng cho hoạt động M&A trên thị trường chứng khoán năm 2011 trở nên sôi động.

Một nghiên cứu mới đây của Grant Thornton (thành viên của EuroCham), có 17% doanh nghiệp Việt Nam được hỏi cho biết, họ sẽ định hướng các kế hoạch tăng trưởng trong 3 năm tiếp theo vào thị trường M&A. Có tới 20% các doanh nghiệp cho rằng, sẽ có sự thay đổi trong mối quan hệ sở hữu ở doanh nghiệp của họ, gần gấp 2 lần tỷ lệ trung bình của thế giới là 11%. Theo dự báo của các chuyên gia nhận định thị trường, hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng mạnh.

M&A sẽ diễn ra ở nhiều ngành, nhưng ngành sản xuất sẽ sôi động nhất. Thứ hai là lĩnh vực ngân hàng, tài chính và bảo hiểm. Thứ ba là lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh. Thực tế trong các năm qua, các ngành công nghiệp, năng lượng, tài chính, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng này chiếm tới 2/3 số vụ M&A.

Lĩnh vực tài chính- ngân hàng Việt Nam được xem là tiềm năng và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vì thực tế cơ hội để thâm nhập vào lĩnh vực này nhằm cung cấp dịch vụ bán lẻ cho khách hàng cá nhân cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam còn rất lớn. Cũng theo dự báo của một số chuyên gia, việc mua lại một phần vốn giữa các ngân hàng trong năm 2011 và những năm tới vẫn sẽ phát triển nhanh chóng, đặc biệt áp lực tăng vốn điều lệ theo lộ trình quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ–CP đang ngày một gia tăng. Có thể đó chưa hẳn là thách thức với các ngân hàng đã có cổ đông lớn hoặc nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, song lại là khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng quy mô còn khiêm tốn. Thêm vào đó, theo lộ trình dự kiến đến từ năm 2011 – 2015, vốn điều lệ của các ngân hàng sẽ phải nâng lên từ 5.000 – 10.000 tỷ đồng, trong khi đó, dự thảo luật các tổ chức tín dụng vừa được trình Quốc hội xem xét lại có những hạn chế nhất định đối với tỷ lệ góp vốn của các cá nhân, tổ chức trong một ngân hàng thương mại cổ phần. Đây là khó khăn không nhỏ cho các ngân hàng trong việc gọi vốn tăng thêm vốn điều lệ.

M&A trong khu vực kết cấu hạ tầng được kỳ vọng sẽ có bước tiến trong giai đoạn 2011 – 2015, bởi yêu cầu cấp thiết của Việt Nam về vốn đầu tư cho sản xuất năng lượng, cầu, đường, sân bay và các dự án cảng, với tổng mức đầu tư yêu cầu vào khoảng 160 tỷ USD cho 5 – 10 năm tới.

Trong lĩnh vực chứng khoán, M&A mở ra nhiều cơ hội cho các công ty chứng khoán trong giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán hiện nay.

Xu hướng M&A các dự án bất động sản cũng sẽ sôi động. Hàng loạt doanh nghiệp nước ngoài muốn vào Việt Nam đầu tư mà không muốn mất nhiều thời gian để thiết lập bộ máy, cũng như đi xin dự án đã chủ động tiến hành M&A với các doanh nghiệp bất động sản trong nước.Tuy nhiên, các giao dịch này thường diễn ra âm thầm mang tính nội bộ. Số thương vụ thực hiện thành công vẫn chưa nhiều, vì trên thực tế còn nhiều khoảng cách trong thủ tục pháp lý, đặc biệt là đối với các thương vụ mà đối tác là doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chuyên đề khoa học Xu hướng đầu tư quốc tế (Trang 25 - 27)