4 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỘN ĐỘ TUỔI TRONG LỚP HỌC MONTESSORI

Một phần của tài liệu DẠY-CON-KHÔN-NGOAN-MÀ-KHÔNG-GIAN-NAN (Trang 34 - 35)

LA HÉT

Đã bao nhiêu lần bạn tự dặn lòng là sẽ bình tĩnh, không la hét giận giữ hay đánh mắng khi con làm bạn không hài lòng. Nhưng khi tình huống xảy ra, ví dụ như con đổ tràn cả bình nước ra sàn nhà sạch bóng mà bạn vừa lau xong. Bạn sẽ nổi điên, hét toáng lên khiến trẻ sợ hãi và khóc um lên. Những gợi ý sau đây sẽ giúp ba mẹ bớt ưu phiền và nóng giận với con cái khi con cư xử khiến bạn phiền lòng:

1. Giữ những đồ vật không dành cho bé ngoài tầm mắt, tầm với

Giữ những thứ không phù hợp hay không dành cho bé ngoài tầm mắt và tầm với của bé. Điều này giúp cho ba mẹ khỏi những lo lắng về việc bé lấy những đồ vật không an toàn.

2. Tự thoát ra khỏi cơn giận

Khi bạn giận giữ, đừng làm gì cả. Nếu có thể hãy nhờ ai đó bên cạnh bé, còn mình thì có thể vào phòng khác để lắng cơn giận. Con trẻ không cố ý và đôi khi không hiểu tại sao ba/ mẹ lại trở nên giận giữ như vậy. Con sẽ cảm thấy bị tổn thương và đây là một cảm giác không khuyến khích giới thiệu cho con dưới 6 tuổi.

3. Ngưng đặt kỳ vọng vào con trẻ

Nếu bạn thấy mình liên tục la mắng con cái, rất có thể là do mức độ kỳ vọng của bạn vào con quá cao. Thể chất và tinh thần của con không phát triển như người lớn, chúng ta chỉ bị thất vọng khi chúng ta đã kỳ vọng quá mức mà thôi.

4. Quyết đoán

Bình tĩnh giải quyết tình huống của con một cách vững vàng. Một giọng điệu nhẹ nhàng nhưng chắc chắn sẽ khiến con lắng nghe và vâng lời hơn.

5. Thư giãn bản thân

Thỉnh thoảng hãy dành cho bản thân một khoảng thời gian riêng mà không có con cái bên cạnh. Điều đó sẽ giúp bạn thư giản và thoải mái hơn. Bạn sẽ không bị stress hay quá khó chịu khi đối diện những trò nghịch của con.

Một phần của tài liệu DẠY-CON-KHÔN-NGOAN-MÀ-KHÔNG-GIAN-NAN (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)