EHON NHẬT BẢN SÁCH KHÔNG THỂ THIẾU CHO TRẺ TỪ 0-3 TUỔI

Một phần của tài liệu DẠY-CON-KHÔN-NGOAN-MÀ-KHÔNG-GIAN-NAN (Trang 50 - 100)

24. NÊN HAY KHÔNG NÊN ĐỌC TRUYỆN CỔ TÍCH CHO TRẺ 0-6 TUỔI⁉️

Truyện cổ tích là một thành tựu về mặt tinh thần của con người đáng được chúng ta trân trọng và giữ gìn. Tuy nhiên, 6 năm đầu đời là những năm tháng trẻ mới bước vào cuộc sống, làm quen với cuộc sống, trẻ phải học hỏi để thích nghi với cuộc sống xung quanh cho nên trong 6 năm này, trẻ cần biết về “sự thật: người thật - việc thật” của cuộc sống trước. Sau 6 tuổi, nhận thức của trẻ đã phát triển chúng ta có thể giới thiệu cho trẻ về truyện cổ tích, lúc này trẻ dễ dàng tưởng tượng ra câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện, biết được đâu là thật, đâu là hư cấu và phát triển trí tưởng tượng của trẻ.

🌿 Trẻ 0-6 tuổi cần những trải nghiệm thực tế để hiểu về thế giới mà mình đang sống, một thế giới sống động chứa đựng biết bao nhiêu là điều mới lạ đối với con trẻ. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy, một em bé bỏ vào miệng bất cứ điều gì mà em bé đang cầm để cảm nhận bằng vị giác, hay một em bé biết bò sẽ bò khắp mọi ngóc ngách trong nhà để khám phá mọi thứ. Bất cứ đồ vật gì cũng có sức hấp dẫn khiến em bé khát khao sờ chạm. Điều đó thể hiện rằng, thế giới xung quanh trẻ hấp dẫn đến nhường nào và nhu cầu học hỏi trong con người trẻ mới mạnh mẽ ra sao.

🌿 Người lớn luôn thắc mắc rằng, tại sao trẻ lúc nào cũng bận rộn luôn tay, luôn chân không biết mệt mỏi? Sự bận rộn đó xuất phát từ nhu cầu nội tại của đứa trẻ, đó là nhu cầu học hỏi, trải nghiệm cuộc sống. Do vậy, trong giai đoạn này, chúng ta cung cấp cho trẻ những câu chuyện đơn giản là một phần của cuộc sống cho trẻ, những câu chuyện viết về thực tế cuộc sống như: cá bơi dưới nước, chim bay trên trời, chú chó chạy trên cánh đồng, gà đẻ trứng....đó là nguồn tư liệu sống giàu có, bồi đắp tinh thần cho trẻ. Đó có thể là những câu chuyện thực tế nhưng trẻ chưa có cơ hội trải nghiệm, điều đó tạo ra sự hứng thú với những điều mới mẻ của trẻ, trẻ tin tưởng và mong muốn trải nghiệm nó.

🌿 Nếu trẻ được giới thiệu truyện cổ tích trong giai đoạn này thì sao? Một điều chắc chắn là trẻ sẽ vẫn thích thú, bởi trẻ đang trong giai đoạn hứng thú với mọi thứ từ cuộc sống mang lại và trẻ

51 luôn tin tưởng với tất cả những gì trẻ tiếp nhận lúc này, thậm chí còn coi đó là chân lý. Trẻ vẫn tin rằng, cáo thì gian ác, quạ biết nói, bà tiên với cây gậy có thể biến ra nhiều thứ... nhưng khi trải nghiệm thực tế, tâm trí trẻ phải mất rất nhiều thời gian và năng lực để phân tích và sắp xếp đâu là thật, đâu là giả. Như vậy có lãng phí thời gian của trẻ không? Có phải chúng ta vô tình gây trở ngại cho việc tiếp nhận thông tin của trẻ không? Thay vì cung cấp sự thật, chúng ta lại cung cấp cho trẻ những câu chuyện viễn tưởng, để trẻ nhọc công phân tích, suy nghĩ. Bên cạnh đó, việc liên tục kể cho trẻ nghe những câu chuyện hư cấu còn khiến trẻ mất niềm tin vào người lớn khi mà chuyện mẹ kể một đường và sự thật lại một nẻo. Thậm chí còn tự làm khó mình khi trẻ hỏi ngược lại, “Mẹ ơi! Tại sao siêu nhân bay được thế mẹ? Tại sao con không bay được?”.

🌿 Chúng ta đều biết, ý nghĩa của những câu chuyện cổ tích luôn được ẩn chứa sâu xa, sau mỗi câu chuyện là một triết lý sống mà con người muốn gửi gắm vào đó thông qua hình ảnh loài vật hay sự màu nhiệm nào đó. Nhưng trẻ 0-6 tuổi, các khái niệm về cuộc sống trẻ còn chưa nhận thức được hết thì liệu trẻ có đủ hiểu biết để hiểu được những bài học đạo đức thông qua những câu chuyện đó không. Ngay bản thân một đứa trẻ 6 tuổi cũng không chắc đã hiểu cặn kẽ về xấu - tốt, ích kỷ - cao thượng... thì làm sao trẻ nhìn được sự trừu tượng ẩn chứa đằng sau, nào là ác giả - ác báo, ở hiền gặp lành... Trẻ chỉ nhìn thấy bề nổi là quạ biết nói chuyện với người, cô bé khóc là có bà tiên hiện ra.

🌿 Vậy, trẻ 6 tuổi chúng ta dạy trẻ đạo đức bằng cách nào? Trẻ dưới 6 tuổi học “đạo đức” bằng cách thẩm thấu trực tiếp những gì trẻ thấy trong cuộc sống. Cách người lớn đi đứng, ăn, nói, cư xử như thế nào thì trẻ sẽ lặp lại y hệt như vậy, không phân biệt đúng sai, bởi trẻ luôn coi người lớn (đặc biệt là ba mẹ và cô giáo) là hình mẫu lý tưởng của mình. Vì thế, người lớn hãy là một tấm gương cho trẻ thay vì kể những câu chuyện cổ tích để răn dạy đạo đức.

Những câu chuyện thực tế đáp ứng nhu cầu của trẻ trong giai đoạn này và sẽ là niềm tin khi trẻ tiếp nhận nó. Niềm tin ấy được củng cố và càng bền vững hơn khi mà trẻ nhận ra cuộc sống bên ngoài cũng giống như trong những trang sách hay những câu chuyện. Những mẩu chuyện thực tế ngắn gọn sát với thực tế và cung cấp sự thật cho trẻ không chỉ là tư liệu sống cho trẻ mà còn làm giàu vốn từ trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ và làm nguyên liệu thô, nguyên liệu nền tảng cho trí tưởng tượng và sáng tạo sau này của trẻ.

52

25. TRÍ TƯỞNG TƯỢNG VÀ TÍNH SÁNG TẠO CỦA TRẺĐƯỢC BẮT

ĐẦU TỪĐÂU❗️❓

Sau khi đọc bài viết về lý do không nên đọc truyện cổ tích cho trẻ dưới 6 tuổi nghe, chắc hẳn không ít ba mẹ sẽ băn khoăn rằng, liệu nó có cản trở đến trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ không? Những trẻ lên 3 tuổi đã biết tưởng tượng mình là bác sĩ khám bệnh cho những chú gấu bông, hoặc là tạm biệt những bạn thú trong công viên… như vậy có phải là rất mâu thuẫn không? Thế giới của trẻ vẫn có rất nhiều sự tưởng tượng và mơ mộng, nếu chỉ cho trẻ sự thật thì liệu có ổn không? Hơn nữa Anhxtanh có câu nói “trí tưởng tượng còn quan trọng hơn trí thức?”

🌿 Chúng ta đều biết, tưởng tượng là khởi đầu của sáng tạo. Nhưng chúng ta có biết trí tưởng tượng bắt đầu như thế nào không? Chúng ta làm một phép thử nhé! “Hãy nhắm mắt và tưởng tượng đến một đều gì đó bạn chưa thấy bao giờ”. Chắc hẳn có người sẽ tưởng tượng đến một đất nước xinh đẹp nào đó, có người lại tưởng tượng mình sẽ là nhà du hành vũ trụ bay vào mặt trăng… Các bạn tưởng tượng rất tốt nhưng những gì các bạn tưởng tượng đều là lấy những điều mà các bạn đã biết trước đó ra để tưởng tượng, không phải là điều chưa biết. Bạn phải biết về nhà du hành, về mặt trăng thì mới tưởng tượng mình đang ở đó.

🌿 Đối với đứa trẻ cũng thế, trẻ chắc chắn đã gặp người được gọi là bác sĩ, chắc chắn đã thấy bác sĩ khám bệnh rồi thì trẻ mới có thể lặp lại hành động đó. Trẻ phải biết lời xin chào và tạm biệt được nói trong hoàn cảnh nào thì mới có thể nói với các bạn thú ở công viên như vậy. 🌿 Do có sự logic về thực tế khi trẻ tưởng tượng nên ta vẫn thấy hợp lý và chấp nhận được, vì nó phù hợp với nhận thức và trí tuệ của trẻ. Bạn sẽ thấy khi trẻ có đủ tích lũy về thực tế, trí tưởng tượng của bé sẽ tự nở rộ một cách tự nhiên mà không cần ai dẫn dắt. Có thể hiểu đơn giản như sau, trí tưởng tượng là ngôi nhà được xây từ những nguyên liệu thô như, cát, gạch, xi-măng, kiến trúc… nguyên liệu thô càng tốt thì ngôi nhà càng bền, càng đẹp. Phương pháp

53 giáo dục Montessori hiểu rõ về nguyên lý này, nên luôn luôn ưu tiên giới thiệu những nguyên liệu căn bản trước để từ đó trẻ tự xây dựng nền móng kiến thức cho mình. Trí tưởng tượng dù có phong phú thế nào cũng nên bắt nguồn từ thực tế và phục vụ cho thực tế cuộc sống. Chúng ta không thể có ý tưởng bay lên bầu trời nếu anh em nhà Wright không có sự tưởng tượng, nhưng chúng ta cũng không thể có một chiếc máy bay nếu không dựa trên nghiên cứu khoa học về áp lực gió, áp suất không khí, lực đẩy. Trí tưởng tượng mà không có hỗ trợ của thực tiễn và khoa học thì sẽ là ảo tưởng. Nếu chúng ta không tìm thấy nguyên lý hoạt động và cơ sở khoa học cho cỗ máy thời gian hay chiếc túi thần kì của Doremon thì chúng mãi mãi là sự ảo tưởng trong một câu chuyện. Phải có máy bay, tên lửa và những ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời đêm mới thôi thúc con người khát khao chinh phục vũ trụ.

🌿 Montessori ưu tiên cung cấp sự thật và chân lý cho trẻ trước khi cung cấp khái niệm của sự tưởng tượng. Khi có thực tế vững chắc, sự tưởng tượng của trẻ sẽ mang ý nghĩa thiết thực mang tính sáng tạo, kiến tạo chứ không rơi vào ảo tưởng viễn vông. Thực tế cho thấy, mọi công trình và thành tựu của loài người trên Trái Đất đều là sự kết hợp rất hoàn hảo của trí tưởng tượng và cơ sở khoa học như, máy tính, ti vi, điện thoại, internet… tất cả đều bắt nguồn từ nhu cầu của cuộc sống và giải pháp cho nhu cầu đó, kết hợp với các ứng dụng của nghiên cứu khoa học mà thành.

🌿 Sau 6 tuổi, khi trẻ đã có những hiểu biết cơ bản về cuộc sống thực tế, lúc đó thực tế không còn là cái gì quá mới mẻ và hấp dẫn với trẻ như giai đoạn trước nữa, chúng ta sẽ cho trẻ tiếp cận với cổ tích. Khi đó một thế giới mới trong cổ tích khác với thế giới thực bên ngoài sẽ khiến trẻ thích thú và hấp dẫn hơn. Đồng thời trẻ đã có tư duy logic và khả năng suy nghĩ trừu tượng cao hơn, trẻ sẽ không bị bối rối giữa việc phân loại “thật - giả” giữa hai cuộc sống. Trẻ cũng có thể bắt đầu hiểu được những bài học đạo đức ẩn dụ đằng sau các câu chuyện cổ tích một cách rõ ràng và có ý thức hơn.

54 26. DẠY MONTESSORI CHO CON Ở NHÀ

🌿 Việc cho bé đến lớp học Montessori luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Ở trường, con có sẵn một môi trường được chuẩn bị một cách khoa học - đảm bảo sự phát triển mang tính giáo dục, đầy đủ học cụ để con làm việc, có người lớn được đào tạo để hướng dẫn con một cách khoa học, có bạn bè nhiều độ tuổi để con phát triển tính xã hội của mình. Ngôi nhà trẻ thơ Montessori cũng là môi trường khác với môi trường gia đình, bé tới trường làm việc với một tâm thế khác, tách bạch giữa cảm xúc gia đình và cảm xúc lớp học, con không bị đấu tranh tâm lý bởi mâu thuẫn giữa việc đây là mẹ mình hay cô giáo mình, con sẽ không bị những cảm xúc gia đình chi phối tới sự tập trung và độc lập của mình... Đây là trường hợp lý tưởng nhất mà bất kì ba mẹ nào tham vấn Mota vẫn luôn khuyến khích đưa bé tới trường để bé nhận được trọn vẹn, đầy đủ tinh hoa của phương pháp giáo dục.

🌿 Hiện nay, những lớp học theo mô hình Montessori vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Một số nơi chưa có trường theo phương pháp giáo dục Montessori, hoặc do những giới hạn nguồn lực mà có những trường chỉ áp dụng Montessori một phần, hoặc chỉ là có học cụ Montessori. Hoặc nơi có thì học phí lại khá cao mà không phải bố mẹ nào cũng có đủ điều kiện tài chính để cho con theo học.

Độ tuổi lý tưởng nhất cho trẻ đến trường là từ 2,5 tuổi. Nhiều gia đình chưa sẵn sàng để con đi học khi bé dưới 3 tuổi. Và cũng có những người làm mẹ fulltime, họ nghiên cứu Montessori, thậm chí là tham gia những khóa đào tạo chuyên sâu với mong muốn đồng hành cùng con. Trong những trường hợp này thì dạy con ở nhà theo Montessori là sự lựa chọn tốt nhất của họ. 🌿 Montessori là một triết lý, một lối sống. Ở triết lý đó, trẻ được Tôn Trọng - Tự Do - Yêu Thương. Ngay tại ngôi nhà của mình trẻ được Tôn Trọng - Tự Do - Yêu Thương đúng cách mới là điều quan trọng nhất.

55 🌿 Như các bạn đã biết, trong Montessori, một lĩnh vực quan trọng mà chúng ta giới thiệu đầu tiên cho trẻ đó là lĩnh vực Thực Hành Cuộc Sống. Và tất cả cha mẹ đều có thể áp dụng tại nhà cho con được. Chúng ta vẫn có thể dạy con rót nước từ bình vào ly. Một vài quả cam và dụng cụ vắt cũng đã có thể trở thành một bài học cho trẻ. Trẻ vẫn có thể nhặt rau, rửa bát, lau bàn ở nhà cơ mà. Chúng ta có thể trộn vài loại hạt lại với nhau và cho trẻ nhặt để phân loại các loại hạt.

🌿 Văn hóa ứng xử trong gia đình cũng là một phần quan trọng trong Montessori. Hãy hướng dẫn con cách nói lời cảm ơn- xin lỗi. Hãy hướng dẫn con cách mời người lớn một ly nước là như thế nào. Cách dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi. Sự ngăn nắp, trật tự. Văn hóa ứng xử với anh chị em trong nhà, các bạn hàng xóm... cũng là bài học mang tính xã hội cho con.

🌿 Montessori đề cao tính tự lập và kỷ luật của trẻ. Như bà Maria đã nói, “Hãy giúp trẻ để trẻ tự làm”. Ba mẹ hãy là người đưa ra sự hướng dẫn trước, để con có thể tự làm những việc trong khả năng của con và trong khuôn khổ cho phép. Con được tự do làm việc dưới sự hướng dẫn của người lớn.

Học cụ là một phương tiện phát triển của trẻ trong phương pháp Montessori. Nếu những gia đình có điều kiện về kinh tế, ba mẹ được đào tạo về Montessori có thể mua những học cụ Montessori chuẩn về dạy con thì quá tốt. Còn nếu không, những vật dụng thân thuộc hằng ngày cũng có thể trở thành những học cụ hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ. Ba mẹ có thể sưu tập các loại bút có nắp, trẻ đóng mở các loại nắp bút cũng giúp trẻ phát triển cầm nắm, vận động cổ tay và các ngón tay. Nhận dạng các loại bút và nắp để có thể đậy nắp đúng. Đóng mở nắp chai cũng là một hoạt động giúp phát triển cổ tay và sự linh hoạt của các ngón tay. Và rất rất nhiều đồ vật xung quanh có thể hỗ trợ cho sự phát triển của con. Điều quan trọng là chúng ta có sẵn sàng trao cho trẻ hay không.

🌿 Các ba mẹ đừng lo là con không thể tập trung làm việc khi con ở nhà. Các bạn đã bao giờ thấy con tập trung vào bộ xếp hình mà không đoái hoài đến giờ cơm hay lời mẹ gọi? Các bạn có từng chứng kiến con đổ nước từ cái ly này sang cái ly khác một cách say sưa? Thậm chí có các bạn nhỏ, bình thường đã biết tự đi vệ sinh nhưng vì mãi chơi một món đồ nào đó mà quên mất việc đi tè. Những lúc đó, trẻ chẳng cần đến ba mẹ bên cạnh. Trẻ một mình hứng thú với hoạt động của mình cho tới lúc chán thì thôi. Chỉ cần chúng ta đưa ra sự hướng dẫn và hoạt động thích hợp, trẻ sẽ thích thú và tập trung vào nó.

🌿 Mình chắc rằng, những ba mẹ muốn dạy con ở nhà theo phương pháp Montessori thì chí ít họ cũng đã tìm hiểu về tinh thần và triết lý của phương pháp này. Chúng ta đừng cố súy rằng, Montessori là trường nhà giàu, không có điều kiện là không thể tiếp cận. Gia đình luôn là nền

Một phần của tài liệu DẠY-CON-KHÔN-NGOAN-MÀ-KHÔNG-GIAN-NAN (Trang 50 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)