Cung cấp các sản phẩm dịch vụ bán lẻ đang là xu hướng hiện nay của các ngân hàng. Tuy nhiên, ngoài việc mang lại các lợi ích thực tiễn cho khách hàng cũng như ngân hàng, dịch vụ bán lẻ còn mang lại nhiều lợi ích đối với nền kinh tế.
* Đối với nền kinh tế
Các dịch vụ bán lẻ ngày càng được phát triển, đổi mới đa dạng và thuận tiện đáp ứng nhu cầu từ phía khách hàng. Việc phát triển dịch vụ bán lẻ sẽ đẩy nhanh tốc độ chu chuyển dòng vốn trong nền kinh tế góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tính chủ động khi Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Dịch vụ bán lẻ giờ đây không chỉ khai thác các nguồn lực trong nước để phát triển kinh tế mà còn khai thác nhu cầu từ nước ngoài thông qua các mảng dịch vụ kiều hối hoặc chuyển tiền thanh toán và kinh doanh ngoại tê. Ngoài ra, cùng với các hoạt động tín dụng, nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng để cung cấp cho nền kinh tế, giúp các khách hàng có đủ nguồn vốn để thực hiện quá trình tái sản xuấ, mở rộng sản xuất hoặc phục vụ các nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
Việc phát triển dịch vụ bán lẻ giúp các chủ thể trong nền kinh tế giao dịch một các thuận tiện, an toàn, tiết kiệm từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và tiêu dùng, cải thiện đời sống của khách hàng cũng như giảm chi phí xã hội.
* Đối với ngân hàng
Hiện nay chiến lược phát triển của hầu hết các ngân hàng đều là đẩy mạnh bán lẻ. Với đặc điểm về số lượng khách hàng đông đảo, sử dụng các loại hình sản phẩm đa dạng góp phần đem lại cho ngân hàng một khoản thu lớn về phí dịch vụ
đồng thời nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường. Hơn nữa, khách hàng sử dụng các dịch vụ bán lẻ cũng góp phần giúp ngân hàng phân tán rủi ro, nguồn thu chắc chắn và ổn định. Trong điều kiện hiện nay, khi số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể, mất khả năng thanh toán ngày càng nhiều do biến động của nền kinh tế, việc tập trung vào đối tượng khách hàng bán lẻ, đặc biệt là khách hàng cá nhân đã mở ra một hướng phát triển bền vững cho ngân hàng.
Không chỉ hướng đến các doanh nghiệp lớn, việc mở rộng bán lẻ giúp ngân hàng tiếp cận với đa dạng khách hàng, từ người có thu nhập thấp đến cao, các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng hoặc tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong quá trình hình thành phát triển từ đó giúp ngân hàng đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Dịch vụ bán lẻ giúp ngân hàng ngày càng mở rộng cơ cấu sản phẩm, nguồn thu đa dạng, tăng năng lực cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần.
* Đối với khách hàng
Dịch vụ bán lẻ giúp khách hàng tiếp cận gần hơn đến các dịch vụ của ngân hàng, chủ động sử dụng và quản lý nguồn thu nhập của bản thân. Các giao dịch ngân hàng trở nên dễ dàng, thuận tiện và an toàn hơn trước với sự giúp sức của công nghệ cao. Mọi tầng lớp dân cư đều có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Đối với khách hàng cá nhân, sử dụng các dịch vụ bán lẻ giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch. Hơn nữa, sản phẩm vay vốn cá nhân giúp khách hàng có điều kiện tiêu dùng sản phẩm mong muốn, từ đó thúc đẩy tiêu thu sản phẩm, góp phần đẩy mạnh sản xuất.
1.4. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.4.1. Quan điểm phát triển dịch vụ bán lẻ
Trong triết học, theo thuyết biện chứng duy vật, khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật sự việc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ đơn giản cho đến phức tạp, từ kém hoàn thiện cho đến hoàn thiện hơn.
Phát triển dịch vụ bán lẻ tại NHTM có thể hiểu rằng đây là chỉ sự phát triển của dịch vụ ngân hàng kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Theo đó, tăng trưởng
chiều rộng thể hiện ở việc gia tăng số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm, doanh số dịch vụ, phí thu được... Còn tăng trưởng về chiều sâu thể hiện ở việc ngân hàng không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ đảm bảo đáp ứng yêu cầu của khách hàng . Mức độ hài lòng của khách hàng chính là thang đo sự thành công trong việc phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng