Thực trạng ngân hànglõi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 1455 ứng dụng công nghệ NH lõi tại NHTM CP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 46)

2.1.2.1. Quá trình phát triển

Những năm trước đây, chỉ có một số ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam triển khai các phần mềm tự động hoá chi nhánh với các chức năng như in sổ tiết kiệm và chứng từ giao dịch tức thời.. .Sự đa dạng trong loại hình dịch vụ cung cấp cho các khách hàng đã được tăng lên đáng kể, không chỉ hạn định trong một nhóm sản phẩm hay một nhóm khách hàng cụ thể mà giờ đây đã có thể phục vụ dịch vụ bất kì và cho những khách hàng bất kì... Tuy vậy, những cải tiến này vẫn chưa mang lại những tiện ích cụ thể cho khách hàng và chưa thay đổi được căn bản tính chất của dịch vụ cho khách hàng. Thêm vào đó, việc triển khai từng cải tiến này đến từng chi nhánh là không kịp thời và đồng bộ, dẫn đến sự thiếu nhất quán trong hoạt động của cả hệ thống.

Với những yêu cầu cải tiến trong dịch vụ cho khách hàng cũng như nâng cao hiệu quả trong hoạt động của bản thân nội bộ ngân hàng, làn sóng công nghệ thực sự đã mang lại một luồng gió mới cho vấn đề này.Cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam, các ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng mình. Năm 2000, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã triển khai “Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán”, hỗ trợ hệ thống ngân hàng Việt Nam bằng cách tài trợ triển khai phát triển hệ thống Core Banking. Phần mềm được sử dụng là Silverlake của Malaysia. Giai đoạn I, WB đã tài trợ 49 triệu USD cho 7 ngân hàng tiến hành hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng của mình. Tháng 12/2003, giai đoạn 1 kết thúc với sự thành công của hệ thống IBPS được thử nghiệm tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhờ đó giảm thời gian thanh toán từ 30 ngày tính thời điểm năm 1995 xuống còn dưới 24 giờ như hiện nay.Giai đoạn 2 có 5 ngân hàng (đã tham gia giai đoạn I) tiếp tục được tài trợ 108 triệu USD từ WB để mở rộng quy mô dự án. Trong số đó, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là hai ngân hàng đã hoàn thành sớm nhất dự án này và thực sự đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ từ

Năm triển khai

số

sự thành công của dự án. Chính từ hạt nhân quan trọng này đã thúc đẩy tất cả các tổ chức tín dụng - ngân hàng trong toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam triển khai hiện đại hóa công nghệ, đổi mới quy trình hoạt động để tạo ra sự tương thích trong toàn hệ thống.

Một bước đột phá lớn trong lịch sử phát triển công nghệ ngân hàng ở Việt Nam là sự kiện năm 2001, một NH ở Việt Nam còn chưa mấy tiếng tăm, vốn điều lệ chỉ có 100 tỷ đồng lại quyết định đầu tư gần 20 tỷ đồng triển khai Core Banking với hệ thống của Globus Temenos (Thụy Sĩ). Đó là Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).Chính nhờ đầu tư vào Temenos, Techcombank là NH Việt Nam đầu tiên cho phép kết nối ngay lập tức giữa tài khoản tiền gửi vào tài khoản ATM ngay khi NH phát hành thẻ ATM. Và cũng chính Techcombank là NH Việt Nam đầu tiên cung cấp dịch vụ Internet Banking toàn diện (cho phép khách hàng chuyển khoản qua Internet với số tiền lên tới 500 triệu đồng/ngày); Techcombank cũng đồng thời là NH Việt Nam đầu tiên cho phép thanh toán bằng tin nhắn điện thoại di động... Techcombank giờ đã đứng trong số 3 NH cổ phần hàng đầu Việt Nam xét về mặt quy mô (vượt hẳn những NH xếp ngang hàng với Techcombank thời đó), nhưng là NH đứng đầu xét về mặt công nghệ.

Từ những năm 2004 trở lại đây, sự phát triển của công nghệ cũng như yêu cầu của hệ thống ngân hàng khiến việc đầu tư vào hiện đại hóa và triển khai hệ thống Core Banking trở thành một xu thế tất yếu. Giai đoạn 2006-2008 thực sự là giai đoạn phát triển của công cuộc hiện đại hóa khi mà một loạt ngân hàng TMCPnhư ABBank, PGBank, OceanBank. tuyên bố triển khai giải phápCore banking, đem đến nhiều sản phẩm tiện ích cho người tiêu dùng cũng như cải thiện năng lực quản trị của bản thân ngân hàng. Core Banking Solutions đã trở thành một thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng quen thuộc với giới kinh doanh ngân hàng.

Bảng dưới đây cho thấy quá trình ứng dụng Core Banking của các Ngân hàng tại Việt Nam theo thời gian:

Bảng 2.1: Tình hình ứng dụng hệ thống ngân hàng lõi của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam qua các năm

2005 2 9 Đông A, Việt A

2006 6 15

Đông Nam A, Kiên Long, Việt Nam Thương Tín, VIBank, SHB, Navibank, Phương Nam, GP Bank

2007 6 21

VPBank, Sài Gòn Công thương, Đệ Nhất, MHB, Thái Bình Dương, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt

2008 9 30

Nhà TPHCM, An Bình, Phương Đông, ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Quân đội, Ngân hàng Đại Dương, VP Bank, TienphongBank, Ngân hàng Bảo Việt

2009 5 35

HDBank, Ngân hàng liên doanh Việt - Nga (VRB), PG Bank, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

2010 2 37

Ngân hàng TMCP Đại A, Ngân hàng TMCP Nam Á

dự án của Ngân hàng thế giới đã là những người tiên phong trong quá trình hiện đại hóa công nghệ từ những năm đầu của thế kỉ 21. Sự thành công lớn của các ngân hàng này đã là một động lực mạnh mẽ để làn sóng hiện đại hóa được đẩy mạnh trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Lần lượt sau đó, các ngân hàng TMCP cũng tiến hành ký kết hợp đồng và triển khai hệ thống ngân hàng lõi của riêng mình, đặc biệt là sự nở rộ trong số lượng các ngân hàng triển khai Core Banking vào những năm 2006 đến 2009 như có thể thấy trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.1: Số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam đã triển khai

2.1.2.2. Một số giải pháp ngân hàng lõi phổ biến tại Việt Nam

Flexcube của nhà cung cấp I-Flex (Ân Độ)

Có mặt tại thị trường Việt Nam từ nhiều năm nay, cả hãng Oracle và I-Flex (có một lượng cổ phần lớn trong tập đoàn Oracle) đã phát triển nhiều giải pháp ngân hàng đáp ứng đủ và đúng yêu cầu cũng như điều kiện của các ngân hàng trong nước, một trong những sản phẩm nổi bật nhất đó chính là phần mềm Core Banking FLEXCUBE. FLEXCUBE được đánh giá là một trong những phần mềm Core Banking hàng đầu thế

giới hiện nay và đang được sử dụng bởi 450 ngân hàng và tổ chức tài chính thuộc hơn 125 quốc gia. Tại khu vực 3 nước Đông Dương, I-Flex có 12 khách hàng chủ lực, trong

đó có 10 ngân hàng ở Việt Nam như Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng Dầu khí PG Bank, Ngân hàng TMCP Đại Dương... và được một số lượng các ngân hàng và tổ chức tài chính lựa chọn sử dụng.

FLEXCUBE đã vinh hạnh nhận 2 giải thưởng “Phần mềm Core Banking xuất sắc nhất ứng dụng trong ngân hàng lớn” và “Phần mềm Core Banking xuất sắc nhất

Năm 2011, FLEXCUBE xếp hạng nhất trong bảng xếp hang doanh số các giải pháp ngân hàng lõi hàng năm của IBS.

T24 của hãng Temenos (Thụy Sỹ)

T24 Core Banking là công nghệ ngân hàng mới, hỗ trợ cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại đang được triển khai tại hơn 400 tổ chức tài chính và ngân hàng trên khắp thế giới. Temenos T24 là một giải pháp toàn diện từ bộ phận back office, CRM và phần mềm cơ sở quản lý vòng đời sản phẩm, có khả năng tương thích với mọi loại hình hoạt động như công ty/ngân hàng bán buôn/bán lẻ. T24 cho phép chạy 24/7, tích hợp các cấu trúc kinh doanh với kiến trúc module nâng cao an toàn và dễ định lượng. T24 là phần mềm ngân hàng được triển khai rộng rãi nhất trên thế giới và kinh nghiệm này tiếp tục được xây dựng lại vào các phiên bản T24 về sau, cho phạm vi bảo hiểm toàn diện nhất trên các lĩnh vực: bán lẻ, bán buôn, công ty, tập đoàn, quản lý tài sản cá nhân và ngân hàng tài chính vi mô (Miscrofinance banking).T24 có khả năng thực hiện khối lượng giao dịch cao dựa trên các máy chủ an toàn và có khả năng mở rộng. T24 không giới hạn số lượng các giao dịch của nhân viên ngân hàng và khách hàng.Điều này đảm bảo T24 có thể hỗ trợ các tổ chức tài chính với đủ dạng quy mô và độ phức tạp trong tổ chức.

T24 luôn nằm trong nắm giữ vị trí đầu và thứ hai trong bảng xếp hạng những giải pháp ngân hàng lõi bán chạy nhất thế giới trong suốt 14 năm qua và được nhiều ngân hàng quốc tế lớn sử dụng như HSBC, Industrial Bank of Korea (IBK),...

Finacle của Infosys (Ân Độ)

Finacle là một giải pháp ngân hàng lõi tích hợp và toàn diện, bao gồm nhiều module giải quyết tất cả các nhu cầu cốt lõi của các ngân hàng.Finacle cung cấp tất cả các khối xây dựng các chức năng kinh doanh, cho phép người dùng cấu hình sản phẩm và quy trình một cách linh hoạt để thích ứng với một môi trường năng động. Với quan điểm nguồn duy nhất 360 độ vào tài khoản của khách hàng, ngân hàng có thể trao quyền cho khách hàng với các thông tin có liên quan và cung ứng các dịch vụ phải trình bày tại đúng thời điểm thông qua các kênh hợp lý.

Các module chính của Finacle bao gồm: Thông tin khách hàng doanh

nghiệp, Tài chính tiêu dùng, Phân tích khách hàng, Clari5, Quản lý tài sản, Ngân hàng Hồi giáo (Islamic banking), Khách hàng doanh nghiệp, Thuong mại tài chính, Thanh toán.

Thông tin về các khách hàng doanh nghiệp và khả năng CRM trong Finacle cung cấp một cái nhìn thống nhất của các khách hàng trên toàn bộ giải pháp và trên nhiều ứng dụng phía sau, cho phép nguời dùng xem các khách hàng từ một quan điểm thông tin toàn diện. Những thông tin này cho phép các ngân hàng thiết lập các mối quan hệ có ý nghĩa hon với khách hàng và tích cực tìm kiếm co hội.

SOA cho phép đội ngũ CNTT của ngân hàng để thực hiện thay đổi mà không cần chạm vào các mã co bản, đảm bảo nhà cung cấp phụ thuộc tối thiểu, rủi ro hoạt động ít hon, và khả năng thích ứng nhanh hon với các điều kiện kinh doanh thay đổi.

Finacle hỗ trợ tự động hóa sự kiện kinh doanh và quá trình hoạt động, loại bỏ các công việc thủ công và giảm thời gian xử lý. Việc loại bỏ du thừa lỗi và dữ liệu kết quả trong tăng năng suất chi nhánh, giảm quay vòng và thời gian xử lý, tăng sản luợng, và tăng tốc độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Các tính năng chính của 3 phần mềm trên đuợc tổng hợp tại bảng duới đây

Bảng 2.2: Các tính năng chính của 3 giải pháp ngân hàng lõi phổ biến tại Việt Nam

■ 100.000 nguời dùng trên Internet

■ 1000 giao dịch/giây 2 Flexcube I-Flex

■ 40 triệu tài khoản

■ 7398 giao dịch/giây

■ Thời gian xử lý 1 giao dịch: 0,048 giây

3 Finacle Infosys

■ 20 triệu khách hàng

■ 11.180 - 19.568 giao dịch/giây

■ 8 triệu giao dịch/ngày

Một phần của tài liệu 1455 ứng dụng công nghệ NH lõi tại NHTM CP sài gòn thương tín thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w