Trên cơ sở chính sách tín dụng của ACB, Chi nhánh Nam Định cần xây dựng cho riêng mình danh mục đầu tư phù hợp với tình hình kinh tế đặc thù tại địa bàn, phát huy được lợi thế của mình.
Mặc dù rủi ro trong hoạt động tín dụng là tất yếu, các ngân hàng đều chấp nhận rủi ro tín dụng ở một mức độ nhất định sao cho không ảnh hưởng đến sự hoạt động ổn định của ngân hàng và trong khả năng có thể giải quyết được. Một danh mục cho vay không đa dạng về chủ thể cho vay, lĩnh vực ngành nghề cho vay, loại hình cho vay.. .có thể tiềm ẩn những rủi ro lớn nếu xảy ra có thể vượt quá khả năng xử lý của ngân hàng.
và công bố danh mục cho vay phù hợp, chưa phân tán rủi ro. Do đó xây dựng danh mục cho vay tại ACB là phải xây dựng một danh mục cho vay phù hợp với các tiêu chí cụ thể như:
- Danh mục cho vay phải phản ánh được đặc điểm của thị trường tại địa bàn đồng thời phải thể hiện thị trường mục tiêu của ngân hàng đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
- Danh mục cho vay phải đảm bảo nguyên tắc chung là tập trung những lĩnh vực, những loại hình cho vay mà ACB có những lợi thế so sánh.
Từ những tiêu chí trên, danh mục cho vay của ACB cần phát triển theo những định hướng sau:
- Đẩy mạnh hơn nữa thị trường bán buôn truyền thống là tập trung cho các khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn và các lĩnh vực có thế mạnh cạnh tranh trong quá trình mở cửa thị trường.
- Tăng cường mở rộng và phát triển tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân.
- Tập trung các loại hình tín dụng ngắn hạn, đặc biệt là tài trợ ngoại thương và đẩy mạnh tài trợ các Công ty cổ phần, TNHH hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Mở rộng thị trường hoạt động tại các khu trung tâm kinh tế, khu dân cư để
mở rộng thị trường bán lẻ như cho vay tiêu dùng, mua nhà sửa nhà, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng.. .Đây là một kênh cung cấp tín dụng có tiềm năng rất lớn.
- Duy trì tỷ lệ cho vay ngoại tệ tương xứng với tỷ lệ huy động vốn một cách hợp lý để không bị động khi tình hình thị trường huy động thay đổi; duy trì một cơ cấu cho vay hợp lý giữa các thành phần kinh tế đảm bảo sự đa dạng trong cơ cấu cho vay của khách hàng, nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh, ưu thế của ngân hàng, phân tán rủi ro khi tình hình kinh tế vĩ mô biến động mạnh.
3.2.7 Xây dựng chính sách khách hàng hiệu quả
Chính sách khách hàng cần đáp ứng được yêu cầu về hiệu quả kinh doanh, gia tăng thị phần trên địa bàn, cân bằng giữa mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và quản
lý rủi ro, đảm bảo khả năng tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn trong phạm vi tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được. Đồng thời chính sách khách hàng phải phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của ACB - Chi nhánh Nam Định so với các NHTM khác trên địa bàn thành phố.
Chính sách khách hàng sẽ bao gồm chính sách tiếp thị; chính sách về cấp tín dụng; chính sách lãi suất cho vay; chính sách bảo đảm tiền vay; chính sách về dịch vụ, phí dịch vụ.
Đối với mỗi khách hàng cần phải có chính sách riêng phù hợp với mức độ rủi ro, lợi ích khách hàng mang lại cho ngân hàng. Hiện nay, mặc dù ACB đã có những ưu đãi riêng đối với một số khách hàng tuy nhiên nhìn chung chính sách khách hàng vẫn chưa được bài bản, chưa có căn cứ rõ ràng thống nhất vì vậy làm giảm khả năng cung cấp tín dụng đối với khách hàng tốt, chưa tạo ra sự chủ động trong tiếp xúc, thương lượng với khách hàng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng tại ngân hàng hiện nay là một cơ sở quan trọng để đánh giá và phân định rủi ro khách hàng từ đó có những chính sách khách hàng phù hợp.
Bên cạnh đó, thông tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình thẩm định tín dụng và ra quyết định tín dụng. Muốn nâng cao chất lượng thẩm định và quyết định cho vay cần phải nâng cấp hệ thống thu thập thông tin. Chỉ khi có được những thông tin đầy đủ, nhanh và chính xác thì mới có thể ra các quyết định tín dụng nhanh và chuẩn xác đáp ứng kịp nhu cầu tín dụng của khách hàng trong khi đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong cấp tín dụng. Bên cạnh đó thông tin có thể cung cấp cho chúng ta cơ sở để phân tích đánh giá, phát hiện những dấu hiệu của rủi ro từ đó có biện pháp điều chỉnh, ứng phó cho thích hợp.
Trong tình hình kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, các yếu tố vĩ mô và thị trường biến đổi một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ cả tích cực và tiêu cực từ quá trình hội nhập. Tính kém minh bạch trong các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam còn khá phổ biến thì yêu cầu cần phải mở rộng và chuẩn hóa việc thu thập các thông tin liên quan phục vụ cho việc phân
tích thẩm định, đánh giá rủi ro và quyết định cho vay là rất cần thiết.
Việc thu thập thông tin hiện nay từ khách hàng chủ yếu từ báo cáo tài chính, qua các thông tin khách hàng, tùy vào trình độ, quan điểm của cán bộ tín dụng mà việc thu thập thông tin theo các huớng và kết quả khác nhau. Vì vậy cần thiết kế mẫu thu thập thông tin hiệu quả để yêu cầu các thông tin thống nhất và đầy đủ đối với từng loại khách hàng để thu thập đuợc dễ dàng.
Tăng cuờng sử dụng nguồn thông tin CIC, mua thông tin từ trung tâm nuớc ngoài nếu cần thiết. Quy định cụ thể các truờng hợp cần phải thu thập thông tin từ CIC, truờng hợp nào phải mua thông tin từ bên ngoài.
Có quy định về trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bộ phận , phòng ban của ngân hàng liên quan đến cung cấp dịch vụ cho khách hàng để có các thông tin về nhiều mặt hoạt động của khách hàng. Khi có một nghiệp vụ nào đố khách hàng giảm sử dụng một cách quá mức thì cảnh báo cho các bộ phận khác biết để có những đánh giá, xử lý kịp thời.
Hợp tác trao đổi giữa các ngân hàng trên địa bàn để cùng nhau trao đổi chia sẻ thông tin về khách hàng.
Có bộ phận tập hợp, thu thập những số liệu về phát triển kinh tế trên địa bàn, về kinh tế đất nuớc, trên thế giới, các số liệu về ngành nghề có du nợ cho vay lớn tại phòng giao dịch.
Thông tin một cách thuờng xuyên, công khai các chính sách, mục tiêu tín dụng của ngân hàng đến toàn bộ các cán bộ công nhân viên liên quan.
Đầu tu công nghệ, chuông trình máy tính để có thể thống kê nhanh và chuẩn xác các số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng, từ đó có co sở phân tích đánh giá những biến động nhằm phát hiện các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra để có chính sách điều chỉnh, chủ động ứng phó khi rủi ro xảy ra.