Tự kiểm soát và điều khiển bản thân là việc học sinh được dạy phải tự quan sát các hành vi của chính mình, ghi lại chúng theo một cách nào đó, so sánh chúng với một tiêu chuẩn định sẵn, từ đó công nhận và tự củng cố những hành vi của mình theo chuẩn.
Có nhiều biện pháp dạy học sinh tự kiểm soát và điều khiển bản thân. Dưới đây là gợi ý một số biện pháp:
Đề cao trách nhiệm của học sinh thông qua các quy tắc thông thường của lớp học.
Các hình thức phổ biến để nâng cao trách nhiệm của học sinh trong kí luật lớp là Họp lớp; khuyến khích học sinh sử dụng ngôn ngữ thể hiện trách nhiệm bản thân như tôi có trách nhiệm…., tôi có nghĩa vụ……, tôi có quyền lợi……, tôi được thưởng…; Khuyến khích học sinh phát biểu về ý kiến, quan niệm, niềm tin, sự tin tưởng v.v của mình về các vấn đề về kỉ luật cũng như các vấn đề khác của lớp. Khuyến khích học sinh viết bài phân tích về bản thân, đặc biệt là về các hành vi của mình.
Cung cấp cho học sinh những biện pháp để tự kiểm soát và điều chỉnh bản thân
Theo dõi các hành vi của mình, ghi chúng lại theo một cách nào đó, so sánh nó với một tiêu chuẩn đã được định trước. Trong thực tế học sinh thường ngại thực hiện biện pháp này, vì vậy GV nên có buổi làm việc trước với học sinh, thậm chí với cả phụ huynh. Cần để học sinh và cha mẹ hiểu theo dõi, ghi chép hành vi cá nhân không phải để trừng phạt các em mà mục tiêu là giúp các em thành công trong lớp học.
Những điều cần lưu ý khi ghi chép và theo dõi để điều chỉnh hành vi của học sinh:
•Bối cảnh xảy ra vụ việc
•Những hành động cụ thể của học sinh
•Những gì mà giáo viên hay cha mẹ đã làm
•Phản ứng khi đó của học sinh đối với hành động của cha mẹ hay của thầy cô giáo
•Ảnh hưởng của vụ việc đố với nhóm bạn, đối với lớp học
Điều quan trọng là làm sao để học sinh, giáo viên hay cha mẹ các em ý thức được thật rõ ràng việc ghi chép và thông báo kết quả ghi chép không phải là để có cớ trừng phạt học sinh mà là giúp các em có biện pháp tự kiểm soát bản thân được tốt hơn.
Thực hiện việc kiểm soát bản thân theo quy trình: a) Duy trì việc ghi chép và phần thưởng ngẫu nhiên;b) Kiểm soát mà không cần ghi chép chính thức; c)KHông còn ghi chép chính thức và phần thưởng; d)Học sinh tự giác, kiểm soát theo thói quen.
2. Điều khiển hành vi bản thân dựa theo nhận thức về lớp
Điều khiển hành vi bản thân dựa vào nhận thức là việc cá nhân tự quan sát và và theo dõi hành vi của mình, nhưng không phải là thiết lập hành vi theo chuẩn bên ngoài, mà là tự phân tích, xem xét, tự suy nghĩ của bản thân thể hiện dưới dạng đối thoại nội tâm, cân nhắc hệ quả của các hành vi cũng như các phương án thực hiện chúng, từ đó ra quyết định thực hiện hành vi hiệu quả nhất, tích cực nhất.
Để thực hiện được biện pháp này, GV cung cấp cho học sinh các thủ thuật sau: Bước 1: Khi xuất hiện sự giận dữ, bực tức, khó chịu, hãy tập trung chú ý vào nó và ngừng ngay hành động đang làm;
Bước 2: Hãy tự hỏi, mình có thể phản ứng lại tình huống này theo những cách nào
Bước 3: Hãy suy nghĩ về hệ quả của những lựa chọn
cho bản thân và cho người khác.
Biện pháp điều khiển hành vi bản thân dựa theo nhận thức về lớp không chỉ giúp học sinh thay đổi hành vi mà còn cung cấp cho các em phương pháp nhận thức và giải quyết tình huống, giúp các em hiểu vì sao và làm thế nào các em có thể phản ứng lại với những tình huống cụ thể.