động thanh toán thẻ nói riêng và thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.
NHNN có thể đưa ra các quy định phù hợp để việc xử lý giao dịch thẻ bao gồm cả thẻ quốc tế thanh toán tại thị trường nội địa đều do ngân hàng, hệ thống chuyển mạch trong nội địa xử lý, không cần thông qua các tổ chức thẻ quốc tế.
NHNN có thể ban hành chính sách khuyến khích sự liên kết giữa các tổ chức phát hành thẻ và các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tạo cho khách hàng cơ chế thanh toán thẻ tín dụng được thuận tiện.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Căn cứ vào những luận cứ khoa học và thực tiễn đã đề cập ở Chương 1, Chương 2 và căn cứ vào định hướng phát triển dịch vụ thẻ của Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Láng Hạ nói riêng, chương 3 của luận văn đã đề xuất các giải pháp căn bản, cốt lõi và các kiến nghị nhằm mục tiêu phát triển dịch vụ thẻ của Agribank chi nhánh Láng Hạ trong thời gian tới.
Hy vọng những giải pháp này nếu được thực thi đầy đủ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ của Agribank chi nhánh Láng Hạ để Chi nhánh trở thành một trong những điểm sáng về dịch vụ thẻ trong hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
33
KẾT LUẬN CHUNG• •
Dưới sức ép cạnh tranh khốc liệt và mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại, đáp ứng được sự đa dạng hoá hệ thống sản phẩm dịch vụ, xu hướng chung của các ngân hàng thương mại (NHTM) là ngày càng đầu tư và chú trọng vào việc phát triển dịch vụ thẻ. Dịch vụ thẻ ngân hàng đã góp phần tích cực cải thiện văn minh thanh toán, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng cũng như của các đơn vị chấp nhận thẻ để chuẩn bị cho quá trình hội nhập. Thực tiễn đã chứng minh vai trò của dịch vụ thẻ ngân hàng như một mũi nhọn chiến lược trong hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam còn đang ở giai đoạn sơ khai, các sản phẩm dịch vụ thẻ đã triển khai còn chưa đa dạng. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu phát triển dịch vụ thẻ tại Agribank chi nhánh Láng Hạ là hết sức cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: phương pháp thống kê, mô tả; phương pháp phân tích, so sánh. Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu từ các báo cáo nội bộ của Agribank chi nhánh Láng Hạ và các nguồn dữ liệu từ trung tâm thẻ,.. .Một số kết quả chính đạt được như sau:
Thứ nhất, tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thẻ, các tiêu chí đánh giá về phát triển dịch vụ thẻ và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ tại NHTM.
Thứ hai, phân tích thực trạng phát hành thẻ tại Agribank chi nhánh Láng Hạ thông qua mạng lưới ATM, EDC/POS, số lượng thẻ phát hành, kênh phân phối, tỷ lệ thẻ hoạt động. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã chỉ ra những nguyên
34
nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của những hạn chế được đề cập đến trong chương 2. Đồng thời, đề tài cũng ghi nhận những kết quả đạt được và những thiếu sót cần khắc phục.
Thứ ba, trên cơ sở lý thuyết tại chương 1, phân tích thực trạng tại chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ thẻ tại Agribank Chi nhánh Láng Hạ.
Với kết quả nghiên cứu của mình, tôi hy vọng đóng góp vào phát triển dịch vụ thẻ tại Agribank Chi nhánh Láng Hạ nói riêng và Agribank nói chung. Mặc dù bản thân đã nỗ lực nghiên cứu song do thời gian có hạn nên những phân tích, kiến nghị và giải pháp luận văn đưa ra vẫn chưa đầy đủ và hoàn hảo, bài luận văn còn nhiều hạn chế. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô, đồng nghiệp và các bạn quan tâm đến vấn đề này để bài viết được phong phú và thực tế hơn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Lê Thị Tuấn Nghĩa đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.