*100
Số món thanh toán: Đây cũng là một chỉ tiêu để phản ánh sự phát triển của hoạt động TTKDTM, nó phần nào thể hiện được số lượng khách hàng TTKDTM của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng của số món giao dịch TTKDM qua các năm phản ánh sự thay đổi thói quen, ý thức của người dân và các doanh nghiệp từ thanh toán bằng tiền mặt chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt.
❖ Số lượng máy rút tiền tự động và điểm chấp nhận thẻ: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển của hình thức TTKDTM qua phương tiện thanh toán bằng thẻ và sự quan tâm đầu tư của ngân hàng với hoạt động này. Số lượng máy càng lớn, và chất lượng hoạt động tốt cho thấy việc thanh toán qua thẻ của ngân hàng càng phổ biến, được sử dụng rộng rãi, giúp đẩy mạnh hoạt
động TTKDTM của ngân hàng.
❖ Thị phần dịch vụ TTKDTM của ngân hàng: Thị phần lớn cho thấysự thống lĩnh trên thị trường đối với hoạt động TTKDTM của ngân hàng, được thể hiện qua số lượng khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ và doanh số thanh toán của sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.Ngân hàng có thị phần lớn chứng tỏ hoạt động TTKDTM của ngân hàng đó phát triển rất tốt, các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp được nhiều khách hàng biết đến và sử dụng.
b. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu
❖ Doanh số TTKDTM của từng phương tiện thanh toán trong tổng doanh số TTKDTM
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển của từng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tỷ lệ này của phương tiện nào càng lớn chứng tỏ quy mô phương tiện đó lớn, là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến, được khách hàng ưa chuộng. Tỷ lệ phương tiện nào có tốc độ tăng trưởng nhanh qua các năm chứng tỏ phương tiện đó có xu hướng phát triển tốt, phù hợp với nhu cầu cảu khách hàng.
m, ,^ππ,rππ. „ , D O anh SO thanh toấn của từng P hương ti ện Tỷ lệ TTKDTM của từng phương tiện =---, 722 ,~22—-— *100
°r ° ■ Tông doanh sỗ TTKDTM
❖ Doanh số và số món TTKDTM của từng đối tượng khách
Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển trong cơ cấu khách hàng, cho biết hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang phát triển tốt hơn ở đối tượng khách hàng nào. Đây là cơ sở đển ngân hàng đưa ra kế hoạch phát triển, tập trung khai thác phân khúc khách hàng tiềm năng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời có những chính sách và ưu đãi phù hợp để thu hút thêm nhiều khách hàng mới, phát triển thêm khách hàng ở các phân khúc khác.
c. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu này được phản ánh qua phí dịch vụ thu được từ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, so với tổng phí dịch vụ thu được từ hoạt động thanh toán.
m, , x Phí dịch vụ thu từ TTKDTM
Tỷ lệ phí dịch vụ từ HĐ TTKDTM = ______ __ “ J '2 , ɪ ' T ... ɪ. g.. *100
■ ■ ■ T O ng P hí d ị c h vụ t hu từ h O ạ t đọ ng t h an h t O án
Tỷ lệ phí dịch vụ thu được từ hoạt động TTKDTM càng cao chứng tỏ hoạt động này tại ngân hàng càng phát triển có hiệu quả.
1.2.3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
❖ Môi trường kinh tế
động thanh toán không dùng tiền mặt. Môi trường kinh tế, một mặt có tác động trực tiếp đến thanh toán không dùng tiền mặt qua việc trao đổi mua bán hàng hóa dịch vụ của các chủ thể trong nên kinh tế, mặt khác lại tác động đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó lại tác động gián tiếp đến hoạt động TTKDTM. Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi, thanh toán nhiều
lên đòi hỏi việc thanh toán phải nhanh chóng, an toàn, thuận tiện để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ, theo đó hoạt động TTKDTM có điều kiện để phát triển và hoàn thiện. Ngược lại, ở nền kinh tế kém phát triển, lượng hàng hóa được sản xuất ra và tiêu thụ nhỏ hẹp thì người dân sẽ ưa chuộng hình thức thanh toán tiền mặt hơn, và TTKDTM không có điều kiện để phát triển.
❖ Môi trường pháp luật
Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế và kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên mọi hoạt động của ngành ngân hàng đều chịu sự giám sát và quản lý của Nhà nước và pháp luật. Mỗi sự thay đổi của pháp luật cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến ngành ngân hàng. Thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng nên cũng phải chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật. Cũng như các nghiệp vụ kinh doanh khác, hoạt động TTKDTM có những quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia, điều kiện để thanh toán được qua ngân hàng, nhằm đảm bảo sự công bằng, hợp lý, tránh những tranh chấp xảy ra. Sự hoàn thiện của cơ sở pháp lý sẽ là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt. Ví dụ như trong thanh toán qua ngân hàng điện tử, khi tính chất pháp lý của các chứng từ điện tử được pháp luật quy định rõ ràng cụ thể sẽ tạo niềm tin trong dân chúng và việc thanh toán qua kênh internet banking sẽ được sử dụng phổ biến rộng rãi hơn.
Nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt chịu ảnh huởng sâu sắc của các yếu tố tâm lý, thói quen và trình độ dân trí. Trong nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, nguời dân sẽ có xu huớng ua thích sử dụng tiền mặt nhiều hơn. Khi đó hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt sẽ không có điều kiện để phát triển. Nguợc lại, trong một nền sản suất lớn, hiện đại, khi trình độ dân trí và thu nhập đuợc nâng lên, nhu cầu mở rộng quan hệ và trao đổi sẽ tăng theo, nguời dân có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại thì việc sử dụng các phuơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với họ là điều tất yếu.
1.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
❖ Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán
Khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thanh toán không dùng tiền mặt. Chính sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay đã tạo ra buớc nhảy vọt trong các nghiệp vụ ngân hàng.
Nếu khách hàng sử dụng hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt thì công nghệ lại càng đóng vai trò quan trọng. Việc theo dõi các giao dịch, ứng dụng hệ thống giao dịch chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác... đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng đến hệ thống công nghệ thông tin hiện đại mới có thể đáp ứng đuợc các yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng.
Mối quan hệ của công nghệ thông tin với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đuợc biểu hiện ở cả hệ thống quản trị, theo dõi, luu trữ và thực hiện giao dịch trực tuyến của khách hàng.Hệ thống công nghệ thông tin càng phát triển, tác động trong thanh toán càng nhanh, càng hiệu quả, cũng có nghĩa là làm cho dòng vốn trong nền kinh tế luân chuyển càng nhanh, nhất là trong thanh toán không dùng tiền mặt. Sự tác động của công nghệ thông t in cũng giúp chuyển hóa giữa thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền mặt
được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Để các hình thức thanh toán trong ngân hàng phát triển thì công nghệ thông tin phải đi trước, từ đó áp dụng những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại ứng dụng vào hoạt động giao dịch, thanh toán.
❖ Chất lượng nguồn nhân lực
Trong hoạt động TTKDTM, chất lượng của sản phẩm dịch vụ mang đến cho khách hàng là sự tổng hòa của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố thuộc về đội ngũ nhân viên ngân hàng là một trong những yếu tố mang tính quyết định.
Cán bộ nhân viên ngân hàng chính là cầu nối giữa các bên tham gia hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Nhân viên giao dịch chính là đại diện hình ảnh của ngân hàng bởi họ chính là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, thái độ và trình độ của họ có tác động lớn đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh ngân hàng. Để gia tăng mức độ hài lòng, cải thiện doanh số và sự gắn bó của khách hàng, nhân viên cần phải thuần thục kỹ năng tư vấn bán hàng tại quầy - đặc biệt áp dụng hiệu quả bán chéo (cross-selling), bán cao hơn (up-selling).
Hơn nữa, nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt gắn liền với các sản phẩm ngân hàng hiện đại, bởi vậy càng yêu cầu nguồn nhân lực có chất lượng cao. Cán bộ nhân viên đáp ứng được yêu cầu về năng lực chuyên môn, am hiểu rõ các sản phẩm dịch vụ để tư vấn cho khách hàng, đảm bảo tính chuyên nghiệp khi giao tiếp ứng xử với khách hàng, luôn tận tâm phục vụ khách hàng sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, là điều kiện thuận lợi để thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia vào hoạt động thanh toán của ngân hàng.
❖ Chi phí giao dịch
Phí giao dịch là nhân tố hết sức nhạy bén, có thể hạn chế hay kích thích khách hàng giao dịch qua ngân hàng, được xem như là một chính sách cạnh tranh của ngân hàng. Khách hàng sẽ quyết định lựa chọn ngân hàng có phí giao dịch hợp lý khi đứng trước những sản phẩm dịch vụ thanh toán tương đồng nhau mà các ngân hàng cung cấp.
❖ Sự đa dạng, tiện ích của sản phẩm dịch vụ
Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần, đề cao tính năng ưu đãi và tiện ích cho khách hàng, giúp khách hàng thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc thực hiện giao dịch. Ngân hàng phát triển đa dạng hình thức thanh toán sẽ giúp cho khách hàng linh hoạt hơn trong giao dịch, mỗi hình thức thanh toán có một thế mạnh riêng để đáp ứng những yêu cầu riêng của khách hàng. Sự đang dạng về sản phẩm sẽ mang đến cho ngân hàng cơ hội mở rộng thị trường, gia tăng khách hàng giao dịch ở nhiều phân khúc khác nhau, là điệu kiện rất thuận lợi để tư vấn giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.
Mặt khác, khi công nghệ ngày càng phát triển, sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của các hình thức TTKDTM phi ngân hàng đang là mối đe dọa lớn đối với ngành ngân hàng. Hình thức thanh toán phi ngân hàng như bitcoin có khá nhiều ưu điểm vượt trội, vì vậy nếu hình thức thanh toán mà ngân hàng cung cấp không cạnh tranh được với các hình thức thanh toán phi ngân hàng về sự đa dạng, và tiện ích thì nguy cơ mất thị phần rất dễ xảy ra.
Kết luận chương 1:
Trên đây là những nội dung cơ bản về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Qua đó, ta thấy được sự cần thiết của việc phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế hiện nay, nắm được các chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển hoạt động TTKDTM tại mỗi ngân hàng để có cơ
sở phân tích rõ hơn thực trạng phát triển từng hình thức thanh toán tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Sầm Sơn ở chương 2. Và dựa vào những yếu tố tác động đến hoạt động TTKDTM để đề ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán này trong thời gian tới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SẦM SƠN
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SẦM SƠN
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sầm Sơn
Ngân hàng Công thương chi nhánh Sầm Sơn được thành lập từ năm 1988 và là chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng Công thương tỉnh Thanh Hóa. Tháng 7 năm 2006, ngân hàng Công thương CN Sầm Sơn chuyển đổi từ chi nhánh cấp 2 thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 168/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 16/6/2006 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam. Từ tháng 7 năm 2009, Ngân hàng Công thương Sầm Sơn được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Sầm Sơn (Tên gọi tắt: VietinBank Sầm Sơn).
Ngân hàng có trụ sở tại: Số 02 Đoàn Thị Điểm, Phường Trường Sơn, Thành phố Sầm Sơn, Tỉnh Thanh Hóa. Là đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng, hoạt động và thực hiện đầy đủ chức năng của một Ngân hàng thương mại.
Bước đầu khi mới tách ra hoạt động độc lập, VietinBank Sầm Sơn đã gặp không ít khó khăn với tổng tài sản nhỏ bé, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay thấp, tỉ lệ nợ xấu cao trong khi lực lượng cán bộ mỏng, đồng thời đóng trên địa bàn Sầm Sơn là địa bàn nhỏ hẹp, hoạt động kinh doanh chủ yếu theo mùa vụ. VietinBank Sầm Sơn đã không ngừng phấn đấu, tìm tòi sáng tạo phát triển theo định hướng mới: mở rộng địa bàn, lựa chọn khách hàng tốt, không nới lỏng điều kiện tín dụng, phục vụ tại nhà với phương châm sự hài
lòng của khách hàng là thành công của ngân hàng, tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương án tốt nhất trong hoạt động kinh doanh, đồng thời chủ động đề xuất phát triển các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với xu thế thị trường.
Trước khi nâng cấp lên chi nhánh cấp 1 phụ thuộc ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, quy mô chi nhánh Sầm Sơn hết sức nhỏ, hiệu quả hoạt động thấp. Chi nhánh có 39 cán bộ, phần lớn là cao tuổi, có 1 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm, thị trường kinh doanh chủ yếu là ở Sầm Sơn. Đến nay, chi nhánh đã có sự phát triển vượt bậc, tổng số cán bộ nhân viên trong chi nhánh là 112 cán bộ, có 8 PGD, mạng lưới và thị trường hoạt động mở rộng hơn nhiều.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Mô hình tổ chức của Chi nhánh được xây dựng theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng trong xu thế hội nhập của đất nước. Hiện nay, chi nhánh có 14 phòng bao gồm Hội sở chính và 08 phòng giao dịch đặt trên địa bàn tỉnh. Tại Hội sở chính gồm có Ban Giám Đốc và 06phòng ban nghiệp vụ. Mỗi phòng ban trong chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ và đặc thù hoạt động kinh doanh khác nhau, nhưng có mối quan chặt chẽ với nhau, tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung là sự phát triển bền vững của Chi nhánh.
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám đốc: chịu trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo và điều hành mọi hoạt
động của chi nhánh theo quy định của ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Sầm Sơn, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật, của cấp trên về quyết định của mình.
- Phó giám đốc: Trong phạm vi phân công ủy quyền phó giám đốc có
đề cụ thể phát sinh hàng ngày thuộc lĩnh vực được phân công và chịu, trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những quyết định của mình.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng VietinBank Sầm Sơn
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện bán các sản phẩm và dịch
vụ cho các khách hàng doanh nghiệp, tiếp nhận, triển khai và phát triển các