Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng doanh số các hình thức TTKDTM

Một phần của tài liệu 1140 phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh sầm sơn thực trạng và giái pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 96)

0 ⅜ LN ròng từ cho vay ⅜ LN ròng từ HĐV > LN ròng từ dịch vụ

Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

(Nguồn: BCĐ vốn kinh doanh ngân hàng VietinBank Sầm Sơn năm 2015-2017)

Lợi nhuận từ hoạt động huy động vốn và hoạt động dịch vụ cũng có sự tăng trưởng, nhưng tốc độ còn chậm hơn nhiều so với hoạt động tín dụng. Lợi nhuận từ huy động vốn năm 2017 là 29,1 tỷ đồng, bằng tăng trưởng bình quân 17%. Hoạt động dịch vụ tại chi nhánh vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, năm 2017 đạt 19,3 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 7,1%. Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mang lại hiệu quả cao nhất cho chi nhánh, tốc độ tăng trưởng bình quân 22,2%. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng năm 2017 là 76,1 tỷ đồng, gấp 2,6 lần lợi nhuận thu từ hoạt động huy động vốn, gấp 4 lần lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ khác.

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH SẦM SƠN

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Sầm Sơn

Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị định, quy định về hoạt động này: Nghị định 91/CP ngày 25/11/1993 của Thủ tướng chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, QĐ số 22/QĐ-NH1 ngày 21 tháng 2 năm 1994 của Thống đốc NHNN về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt và các NĐ, QĐ sửa đổi bổ sung, gần đây nhất là QĐ số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 về phê duyệt đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 và QĐ số 637/QĐ-NHNN của NHNN về kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg.

Theo QĐ 2545/QĐ-TTg, mục tiêu đề ra là đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán, thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực hiện mục tiêu của kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020, 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng, 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng.

Ngoài ra, nhằm hoàn thiện và tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, NHNN đã nghiên cứu, xây dựng và tham mưu cho Chính phủ, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán như:

- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 101/2012/NĐ-CP.

- Thông tu số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng và Thông tu số 26/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tu số 19/2016/TT-NHNN.

- Thông tu 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 sửa đổi, bổ sung một số thông tu quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán đặc biệt quy định về tiếp quỹ, xử lý sự cố, giải quyết các tra soát, khiếu nại, các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho ATM cũng nhu đảm bảo quyền lợi cho khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ thanh toán.

- Thông tu 32/2016/TT-NHNN ngày 26/12/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tu 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 huớng dẫn việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán...

Về cơ sở hạ tầng, công nghệ, NHNN đã ban hành Kế hoạch số 16/KH-NHNN ngày 30/12/2015 về chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ gắn vi mạch điện tử. Theo đó, chậm nhất đến ngày 31/12/2020, toàn bộ thị truờng thẻ ngân hàng Việt Nam hoàn thành chuyển đổi sang thẻ chip.

2.2.1.2 Những quy định đối với khách hàng

Truớc hết, khách hàng tham gia giao dịch phải có tài khoản thanh toán. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân đuợc phép chọn ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thanh toán. Các đơn vị dự toán ngân sách nhà nuớc mở tài khoản tại kho bạc nhà nuớc. Khách hàng mở tài khoản giao dịch phải có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân

sự, thực hiện đầy đủ, đúng các quy định về mở và sử dụng tài khoản theo quy định của ngân hàng.

Đối với khách hàng là bên trả tiền, chủ tài khoản phải đảm bảo số du tài khoản đủ để thực hiện giao dịch. Chủ tài khoản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi trả số tiền trên chứng từ mình đã lập. Khi lập chứng từ phải ghi chép đầy đủ các yếu tố, chữ ký, mẫu dấu đảm bảo khớp đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với ngân hàng. Mọi truờng hợp vi phạm kỷ luật thanh toán, quản lý giấy tờ thanh toán không chặ chẽ bị kẻ gian lợi dụng, chủ tài khoản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi thiệt hại xảy ra.

2.2.1.3 Những quy định đối với ngân hàng

Ngân hàng phải kiểm soát các chứng từ thanh toán của khách hàng truớc khi hạch toán, đảm bảo các yếu tố trên chứng từ là đầy đủ và chính xác, kiểm tra số du khả dụng của khách hàng truớc khi thực hiện thanh toán. Với các chứng từ thanh toán hợp lệ, ngân hàng có trách nhiệm xử lý chính xác, an toàn, nhanh chóng. Ngân hàng phải đảm bảo tính bảo mật về thông tin số du tiền gửi của khách hàng theo quy định của pháp luật. Khi tài khoản của khách hàng có phát sinh, ngân hàng phải gửi đầy đủ, kịp thời các chứng từ báo nợ, báo có, và cuối tháng gửi sao kê tài khoản cho khách hàng.

Ngân hàng đuợc từ chối thanh toán đối với chứng từ thanh toán không hợp lệ, tài khoản không đảm bảo khả năng thanh toán, đồng thời không chịu trách nhiệm về nội dung liên đới giữa bên chuyển tiền và bên thụ huởng. Nếu xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện mà do phía ngân hàng thì ngân hàng phải bồi thuờng thiệt hại cho khách hàng.

2.2.2 Quy mô hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh

Trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc quy trình, quy định về TTKDTM của hệ thống, và sử dụng một cách linh hoạt phù hợp với đặc điểm, điều kiện ở địa bàn,hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Sầm Sơn đã

và đang có những chuyển biến khá tích cực. Doanh số TTKDTM tăng nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động thanh toán.

■Thanh toán dùng tiền mặt ■Thanh toán không dùng tiền mặt

Biểu đồ 2.5: Doanh số thanh toán năm 2015 - 2017

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD VietinBank Sầm Sơn năm 2015 - 2017)

Năm 2017, doanh số TTKDTM đạt 36.912 tỷ đồng, tăng 30,84% so với năm 2015 và tăng 10,72% so với năm 2016. Trong khi đó doanh số thanh toán dùng tiền mặt có mức tăng truởng chậm hơn, năm 2017 đạt 14273 tỷ đồng, tăng 18,41% so với năm 2015 và tăng 7,3% so với năm 2016. Trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017, tỷ trọng TTKDTM tăng từ 70,06% lên 72,11% trong tổng doanh số thanh toán của chi nhánh.

Tuy vậy, tốc độ tăng truởng của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Công Thuơng Sầm Sơn vẫn còn tuơng đối thấp so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Xét trong nhóm các ngân hàng Ngoại Thuơng Thanh Hóa, BIDV Thanh Hóa và Công Thuơng Sầm Sơn, cả doanh số TTKDTM và tốc độ tăng truởng tại ngân hàng Công Thuơng CN Sầm Sơn đều ở mức thấp nhất.

120,000 100,000 80,000 C ¾ 60,000 p 40,000 20,000 2015 2016 2017

■ VietinBank Sầm Sơn BVietcomBank Thanh Hóa BBIDVThanh Hóa

Biểu đồ 2.6: Doanh số TTKDTM của Ngân hàng Công Thương Sầm Sơn so với một số ngân hàng trên địa bàn năm 2015 - 2017

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết HĐKD của các ngân hàng)

Năm 2015, doanh số TTKDTM tại Công Thương Sầm Sơn 28.211 tỷ đồng. Đến năm 2017, doanh số đạt 336.912 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng so với năm 2015 là 18,41%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng doanh số TTKDTM của ngân hàng Ngoại Thương Thanh Hóa và BIDV Thanh Hóa ở mức khá cao khoảng 47%. Ngân hàng Ngoại Thương Thanh Hóa vẫn tiếp tục duy trì được doanh số cao nhất trong 4 ngân hàng này.

Xét về tỷ trọng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trong tổng doanh số thanh toán ở mỗi ngân hàng, ngân hàng Ngoại Thương Thanh Hóa và BIDV Thanh Hóa có tỷ trọng doanh số TTKDTM cao hơn so với hai ngân hàng Công Thương. Năm 2017, tỷ trọng doanh số TTKDTM tại ngân hàng Ngoại Thương và BIDV là khoảng 81%, trong khi đó tỷ trọng này ở ngân Công Thương Sầm Sơn là 71%.

Về số món giao dịch, từ năm 2015 đến năm 2017 số món thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Công Thương Sầm Sơn tăng trưởng khá nhánh so với các ngân hàng khác,từ 587.982 món lên 702.914 món, tăng 19,55%.

■VietinBank Thanh Hóa ■ VietinBank Sầm Sơn

Biểu đồ 2.7: Số món giao dịch TTKDTM của VietinBank Sầm Sơn so với VietinBank Thanh Hóa năm 2015 - 2017

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết HĐKD của các ngân hàng)

So với ngân hàng cùng hệ thống là Công Thương Thanh Hóa, số món giao dịch TTKDTM ở chi nhánh Thanh Hóa cao hơn khoảng 1,5 lần so với chi nhánh Sầm Sơn. Điều này cho thấy hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Thanh Hóa được khách hàng sử dụng phổ biến hơn và hiệu quả hơn so với chi nhánh Sầm Sơn.

Về số lượng máy ATM, hiện nay ngân hàng Công Thương Sầm Sơn được trang bị 9 máy rút tiền tự động. Trong đó có 3 máy được đặt tại địa bàn Sầm Sơn, 4 máy đặt tại các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và 2 máy đặt tại khu công nghiệp nơi có lượng lớn khách hàng sử dụng thẻ. Các máy ATM của ngân hàng đều hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác trên địa bàn, số lượng máy ATM của ngân hàng Công Thương Sầm Sơn vẫn còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng của khách hàng. Số lượng máy ATM ít ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng, đặc biệt trong những dịp cao điểm như lễ Tết, kỳ trả lương...

thanh toán Số món Doanh số

(tỷ đồng) Số món Doanh số(tỷ đồng) Số món Doanh số(tỷ đồng)

Biểu đồ 2.8: Số lượng máy ATM của một số ngân hàng

(Nguồn: Website của các ngân hàng)

Với nhu cầu thực tế hiện nay, chi nhánh Sầm Sơn cần phải lắp đặt thêm 2-3 máy ATM tại địa bàn các huyện nơi có PGD của chi nhánh đang hoạt động nữa. Bởi vì, có đầu tư phát triển máy ATM mới điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ về thanh toán thẻ.

2.2.3 Sự phát triển về cơ cấu của hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

2.2.3.1 Sự phát triển các hình thức thanh toán

Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Công Thương Sầm Sơn bao gồm: ủy nhiệm chi, thu hộ, ngân hàng điện tử, thanh toán qua thẻ, và thanh toán qua tiền điện tử.

Trong các hình thức thanh toán trên, thanh toán qua ủy nhiệm chi là hình thức phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng lớn về cả số món cà doanh số giao dịch. Nhưng hình thức thanh toán qua eBank và qua thẻ lại có tốc tăng nhanh hơn các hình thức còn lại.

156.17 9 3 5.04 4 190.31 5 6.31 205.880 9 7.82 Thẻ 113.47 6 7 2.69 2 123.27 8 3.08 141.315 4 3.70 Tiền điện tử 100,98 4 1,15 7 104,34 6 1,27 7 92,175 587 Thu hộ - 8 7.29 169 9.647 253 Tổng 587.98 2 28.21 1 660.98 2 33.337 702.91 4 36.91 2

hơn cho khách hàng, khách hàng ưa chuộng thanh toán qua internet mọi lúc, mọi nơi hơn là đến quầy giao dịch.

Tiền Thu hộ Tiền Thu hộ

điện 2%

Biểu đồ 2.9: Tỷ trọng số món GD các hình thức TTKDTM

Tỷ trọng số món giao dịch của hình thức thanh toán qua ủy nhiệm chi năm 2015 là 37%. Năm 2017, số món giao dịch tăng thêm 36.554 so với năm 2015, tỷ trọng lúc này giảm còn 36%. Tỷ trọng này giảm là do hình thức thanh toán qua thẻ và eBank đã dần trở nên phổ biến và có tốc độ tăng nhanh hơn. Từ năm 2015 đến năm 2017, số món giao dịch qua eBank tăng 49.701 món, gấp 1,4 lần số tăng tuyệt đối ở hình thức ủy nhiệm chi. Tỷ trọng số món thanh toán qua eBank tăng từ 27% lên 29%.

Số món giao dịch qua tiền điện tử năm 2017 giảm so với các năm trước do thời gian này một số sản phẩm liên quan đến hình thức này bị tạm ngừng triển khai để phục vụ cho quá trình chuyển đổi Core Banking của ngân hàng. Vì vậy, tỷ trọng của hình thức này đã giảm từ 17% xuống còn 13% trong năm 2017. Từ năm 2016, hình thức thu hộ không dùng tiền mặt mới bắt đầu phát triển ở chi nhánh Sầm Sơn. Số món giao dịch qua hình thức này năm 2016 là 7.298 món, năm 2017 tăng lên 9.647 món, chiếm tỷ trọng 2%.

Tiền Thu Thẻ điện hộ 1ŨỚ/ tử —_ _0% 4% Tiền Thẻ điện 10/ tử Thu hộ 1Ớ/ 2017 Ủy nhiệ m chi 68ớ eBan l 2015 Biểu đồ 2.10: Tỷ trọng doanh số các hình thức TTKDTM

(Nguồn:Báo cáo hoạt động thanh toán NH Công thương Sầm Sơn 2015 - 2017)

Nếu như số món giao dịch ở các hình thức thanh toán không có sự chênh lệch quá nhiều, thì doanh số thanh toán lại có sự khác biệt rõ rệt. Hình thức thanh toán qua ủy nhiệm chi có doanh số cao hơn rất nhiều so với các hình thức còn lại. Tỷ trọng doanh số của hình thức này năm 2015 là 68%,

năm 2017 là 66%. Tiếp theo là doanh số thanh toán qua eBank, chiếm 21% trong năm 2017. Các hình thức thanh toán còn lại có doanh số thấp hơn, và tỷ trọng không có nhiều biến đổi. Một phần nguyên nhân của sự chênh lệnh này là do thanh toán bằng ủy nhiệm chi tại quầy không bị giới hạn giá trị giao dịch, còn các hình thức thanh toán ngoài quầy khác bị giới hạn trong mỗi lần giao dịch và tổng giá trị giao dịch trong một ngày. Hình thức thanh toán qua eBank là 50 triệu đồng/giao dịch và tối đa 200 triệu đồng/ngày đối với khách hàng cá nhân thông thường, và 1 tỷ đồng/ngày đối với khách hàng tổ chức. Hạn mức thanh toán qua thẻ là 100 triệu đồng/ngày...

❖ Thanh toán qua ủy nhiệm chi

Doanh số và số món thanh toán qua ủy nhiệm chi tăng dần qua các năm, cho thấy việc sử dụng tài khoản thanh toán đã dần trở nên quen thuộc đối với khách hàng. Chỉ trong vòng 2 năm, doanh số thanh toán qua ủy nhiệm chi đã tăng từ mức 19.314 tỷ đồng năm 2015, lên 24.539 tỷ đồng năm 2017. Tốc độ tăng trưởng 27,05%. Số món giao dịch tăng hơn 36.000 món từ 217.343 món lên 253.897 món năm 2017.

Sự tăng trưởng này là dokhách hàng đã dần quen với việc giao dịch trên tài khoản thanh toán và thấy được những tiện lợi từ việc sử dụng ủy nhiệm chi

Một phần của tài liệu 1140 phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh sầm sơn thực trạng và giái pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 47 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w