KINH NGHIỆM THẨMĐỊNH Dự ÁN ĐẦU TưTẠI MỘT SỐ NHTM VÀ

Một phần của tài liệu 1361 thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

NHTM

VÀ BÀI HỌC CHO VIETINBANK CHI NHÁNH TP HÀNỘI.

1.3.1. Kinh nghiệm thẩm định dự án đầu tư ở một số ngân hàng thương mại.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của BIDV Chi nhánh Tây Sơn

Chi nhánh BIDV Tây Sơn thành lập trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch số 2 có trụ sở tại tòa nhà 14 Láng Hạ, là một trong 105 chi nhánh của BIDV trên toàn quốc và 1 trong 15 chi nhánh của BIDV hoạt động trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, được ghi nhận là một trong những chi nhánh tiên phong đi đầu trong hệ thống BIDV chú trọng triển khai nghiệp vụ cấp tín dụng tài trợ dự án cho các KHDN lớn tại địa bàn.

Bên cạnh việc thẩm định dự án theo đúng quy trình, quy định chung của BIDV, ban lãnh đạo và CBNV BIDV Tây Sơn luôn chủ động nâng cao năng lực chuyên môn, trau dồi và tích lũy kinh nghiệm thẩm định tài trợ dự án, đặc biệt là khâu thẩm định tài chính dự án, kinh nghiệm nổi bật của BIDV Tây Sơn cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy trình thẩm định của Ngân hàng đã phân cấp đồng bộ và chi tiết theo chiều dọc, thống nhất chung cho toàn hệ thống-từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân có quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân cũng như phòng ban tham gia công tác thẩm định. Ngoài ra quy trình này còn phát huy được tình thân chủ động, độc lập trong hoạt động riêng của các phòng ban mà không xảy ra

31

Thứ hai, bên cạnh các phương pháp thẩm định tài chính dự án thông thường, BIDV Tây Sơn phân tích Dự án trên hai quan điểm: Tổng đầu tư (TIP) và Chủ đầu tư (EPV).Cụ thể, BIDV Tây Sơn chú trọng xây dựng phương án cơ sở trên cơ sở các giả định phù hợp với điều kiện hiện tại của Dự án cũng như những nhận định đánh giá các nội dung về Dự án. Trên cơ sở kết quà ở Phương án cơ sở, thực hiện phân tích độ nhậy nhằm khảo sát mức độ ổn định hiệu quả tài chính của Dự án trong điều kiện một số yếu tố quan trọng như: Giá bán hàng hóa, tổng vốn đầu tư, ... thay đổi theo các chiều hướng khác nhau.

Cụ thể trong quá trình thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng để tài trợ cho dự án trung dài hạn Năng lượng điện của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Miền Bắc, BIDV Tây Sơn phân tích độ nhạy được thực hiện với 3 thông số chính, gồm: Tổng mức đầu tư, Giá bán điện và điện lượng sản xuất hàng năm. Mục đích của việc phân tích độ nhay là nhằm khảo sát mức độ ổn định của hiệu quả tài chính dự án khi những yêu tô đầu vào thay đổi trong phạm vị có thể xảy ra.

Thứ ba, thẩm định tài trợ dự án đầu tư là một trong các nghiệp vụ tín dụng khó trong NHTM, đặc biệt thẩm định tài chính của dự án yêu cầu CBNV cần có sự am hiểu sâu rộng không những về phân tích tài chính doanh nghiệp mà còn hiểu biết về ngành kinh tế dự án đầu tư để từ đó đưa ra các nhận định, quản trị rủi ro tài chính của dự án. Chính vì vậy BIDV Tây Sơn luôn chú trọng tổ chức đào tạo các buổi training, chia sẻ kỹ năng, nâng cao trình độ nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, phân chia team theo các ngành nghề kinh tế chính của dự án: đầu tư bất động sản, xây dựng, sản xuất, thương mại,....

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Techcombank Chi nhánh Đông Đô

Techcombank CN Đông Đô là một trong các CN top đầu của hệ thống NTHM Techcombank về kết quả cấp tín dụng dự án trung dài hạn, nhiều dự án đã được tài trợ thành công với dư nợ lớn như dự án Eden Rose của Công ty TNHH BĐS Thanh Trì (Thanh Trì Real Estate), dự án Vimefulland 2 (tài trợ chi phí giải phóng mặt bằng),...

32

Thực tế, hiện nay có rất nhiều rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc không chi trả đuợc nợ khi đến hạn. Do đó, để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, Techcombank CN Đông Đô rất coi trọng việc phân tích tín dụng nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.

Từ những kinh nghiệm thực tế về thẩm định và cấp tín dụng cho các dự án đầu tu trung dài hạn của Techcombank giai đoạn 2017-2019 đã cho thấy cách nhìn toàn diện, đánh giá về nhu cầu tổng vốn đầu tu, cơ cấu nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng nhu khả năng trả nợ của dự án.

Tính đến cuối năm 2019, tổng cho vay và ứng truớc của CN cho khách hàng đạt 138 nghìn tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn. Cấp tín dụng tài trợ dự án tăng cao nhất ở mức 63,3% so với năm 2018. Nhu vậy nhờ việc nâng cao và thắt chặt việc thẩm định tài chính dự án, so với thời điểm cuối năm 2018, Techcombank đã có sự biến động trong tỷ trọng các loại nợ. Tỷ trọng nợ loại 1 và nợ loại 5 giảm nhẹ và tỷ trọng nợ loại 3, nợ loại 4 tăng nhẹ. Đặc biệt nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn đã xuất hiện nợ loại 2 với tỷ lệ là 0,3%. Bên cạnh đó, toàn bộ tỷ trọng nợ loại 3 - 5 tăng từ 2,3% lên 2,81%. Nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu tăng cao, quy trình thẩm định dự án đầu tu tại Techcombank đã đuợc quy chuẩn và áp dụng cho toàn bộ hệ thống theo 3 buớc nhu sau:

Kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ cấp tín dụng đầu tư dự án: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ liên quan đến dự án đầu tu,...

Thẩm định khách hàng vay vốn: Địa vị pháp lý và tu cách của khách hàng vay vốn, lịch sử hình thành doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp, phuơng thức, tình tình hoạt động kinh doanh hiện tại, định huớng kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp, quan hệ với các tổ chức tín dụng.

Thẩm định dự án đầu tư: xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án, phân tích thị truờng và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án,

33

đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án, đánh giá, nhận xét các nội dung về phuơng diện kỹ thuật, thẩm định tổng vốn đầu tu và tính khả thi của phuơng án vay vốn, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.

Trên cơ sở đó, tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà nhân viên thẩm định có thể phân tích, đánh giá và đua ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay. Trên cơ sở đó, lãnh đạo Techcombank có thể xem xét khả năng tham gia cho vay đối với từng dự án. Nhu vậy, thông qua việc quá trình thẩm định, ngân hàng mới có cái nhìn toàn diện về dự án; đánh giá về nhu cầu tổng vốn đầu tu, cơ cấu nguôn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn, hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cũng nhu khả năng trả nợ của dự án.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt

Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội

về yếu tố con người:

Con nguời đóng vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đến chất luợng thẩm định tài chính dự án nói riêng và chất luợng thẩm định dự án nói chung. Kết quả thẩm định tài chính dự án là kết quả của quá trình đánh giá dự án về mặt tài chính theo nhận định chủ quan của con nguời bởi vì con nguời là chủ thể trực tiếp tổ chức và thực hiện hoạt động tài chính theo phuơng pháp và kỹ thuật của mình.

Thẩm định tài chính dự án là một công việc hết sức phức tạp, tinh vi. Nó không đơn giản chỉ là tính toán theo công thức cho sẵn mà đòi hỏi cán bộ thẩm định phải hội tụ đuợc các yếu tố: Kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Ngoài ba yếu tố trên, cán bộ thẩm định phải có tính kỷ luật cao, phẩm chất đạo đức, lòng say mê và khả năng nhạy cảm trong công việc.

về yếu tố thông tin:

Trong thời đại bùng nổ thông tin nhu hiện nay, việc thu thập những thông tin về khách hàng phục vụ cho quá trình thẩm định không phải là vấn đề khó khăn mà làm sao để các nguồn thông tin thu thập đuợc phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời. Việc lấy số liệu, thông tin ở đâu với số luợng bao nhiêu phải đuợc cân nhắc

34

thận trọng trước khi tiến hành phân tích, đánh giá dự án. Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, để tránh các rủi ro thì việc lựa chọn phương pháp thẩm định thông tin cũng rất quan trọng.

về hệ thống trang thiết bị phục vụ cho quá trình thẩm định:

Bằng hệ thống máy tính hiện đại và các phần mềm chuyên dụng đã giúp cho công tác thẩm định tài chính dự án của các NHTM diễn ra thuận lợi hơn, với việc tính toán các chỉ tiêu được nhanh chóng, chính xác chỉ trong tích tắc rút ngắn thời gian thẩm định dự án...

về công tác thẩm định:

Đòi hỏi tập hợp của nhiều hoạt động khác nhau, liên kết chặt chẽ với nhau phải có một sự phân công, sắp xếp; quy định quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối liên hệ giữa các cá nhân và các bộ phận trong quá trình thực hiện. Đồng thời, ngân hàng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thẩm định đối với từng cá nhân và bộ phận thẩm định. Tuy nhiên, các quy định trên không được cứng nhắc, gò bó mất đi tính chủ động, sức sáng tạo của từng cá nhân vì như vậy sẽ làm giảm chất lượng thẩm định dự án.

Ngoài những yếu tố trên, công tác thẩm định dự án còn bị ảnh hưởng bởi những nhân tố khách quan, đó là những nhân tố bên ngoài tác động vào dự án làm cho chất lượng thẩm định tài chính dự án bị giảm sút. Các dự án thường có tuổi thọ dài, do đó rủi ro mà các nhân tố khách quan mang lại là rất khó dự báo như: tình hình kinh tế, chính trị, các cơ chế chính sách, pháp luật của nhà nước ... Trong khi đó, các nhân tố này lại luôn luôn thay đổi và nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và chủ dự án.

Hiện nay có rất nhiều rủi ro khác nhau khi cho vay nói chung và cho vay theo dự án đầu tư nói riêng, xuất phát từ nhiều yếu tố và có thể dẫn đến việc mất khả năng trả nợ khi đến hạn. Do đó, để quyết định có chấp nhận cho vay hay không, các NHTM cần phải coi trọng việc thẩm định khách hàng nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.

35

NHTM với tư cách là người cho vay, tài trợ cho DAĐT, đặc biệt quan tâm đến khía cạnh thẩm định tài chính dự án, nó có ý nghĩa quyết định trong các nội dung thẩm định. Hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất của NHTM, các khoản cho vay thường chiếm 59% tích sản của ngân hàng và 65 - 70% lợi tức ngân hàng sinh ra từ các hoạt động cho vay.

Tuy nhiên, khảo sát thực tế tại một số ngân hàng trong thời gian gần đây cho thấy, việc cán bộ, nhân viên ngân hàng cố tình nới tay trong quá trình thẩm định tài sản thế chấp vay vốn để nhận lại khoản hoa hồng là có thật. Thực tế này liên quan đến các doanh nghiệp (DN) làm ăn thua lỗ, còn cán bộ ngân hàng cố tình làm sai, tạo ra những khe hở và hưởng lợi từ đó. Nói một cách khác là người trong và người ngoài đều xâu xé vào đồng vốn của ngân hàng. Các DN đi vay, bản thân nhận thấy DAĐT không có hiệu quả, chắc chắn việc đi vay về cũng không đầu tư thật sự để sinh lời nhưng vẫn cố tình đi vay, chấp nhận chia chác với một số cán bộ ngân hàng thoái hóa biến chất, để chiếm dụng vốn.

Mặt khác, công tác giám sát của các ngân hàng do không được chú trọng, thẩm định qua loa, cố tình làm ngơ với những sai phạm trong giao dịch ngân hàng, cho nên mới xảy ra hiện tượng DN muốn vay vốn thì phải cắt lại hoa hồng cho ngân hàng. Đây chính là căn bệnh cố hữu mà dư luận đang bức xúc lên án.

36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây là toàn bộ những cơ sở lý thuyết chung nhất về DAĐT cũng nhu thẩm định tài chính DAĐT trong cho vay trung dài hạn tại NHTM. Toàn bộ chuơng đuợc tập trung đi sâu vào công tác thẩm định tài chính bao gồm khái niệm thẩm định tài chính DAĐT, mục đích của việc thẩm định tài chính DAĐT, nội dung của thẩm định tài chính DAĐT. Bên cạnh đó đã đua ra đuợc các chỉ tiêu đánh giá chất luợng thẩm định tài chính và một số nhân tố tác động đến công tác thẩm định tài chính DAĐT. Đây chính là nền tảng cho việc tìm hiểu thực tiễn và chất luợng thẩm định tài chính DAĐT tại VietinBank chi nhánh TP Hà Nội.

37

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH Dự ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP HÀ NỘI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

NAM -

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển

Vào ngày 30/03/1995 Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam ra quyết định số 83/NHCT-QĐ về việc chuyển toàn bộ bộ phận có giao dịch trực tiếp tại Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam để thành lập ra Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trong giai đoạn này, trải qua những thành quả ban đầu trong công cuộc đổi mới, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch đã thu được nhiều kết quả quan trọng như xây dựng củng cố và phát triển mạng lưới, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ do vậy đã có sự tăng trưởng cao. Đến năm 1998, tổng nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch đạt 5,572 tỷ đồng tăng gấp 133 lần; dư nợ cho vay đạt 870 tỷ đồng, tăng 23 lần so với năm 1988 .

Ngày 30/12/1998, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành Quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT1 về việc chuyển hoạt động tại Sở giao dịch thành Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ ngày 01/01/1999. Một lần nữa thay đổi cơ cấu tổ chức, các phòng, ban được bố trị lại để phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh trong tình hình mới. Kế thừa thành tựu sau 10 năm hoạt động, Sở giao dịch I luôn duy trì được sự phát triển nhanh toàn diện và vững chắc. Từ năm 1999 đến năm 2007, các mảng kinh doanh cơ bản đều có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20% - 25%. Sở giao dịch I Ngân hàng Công Thương đã trở thành đơn vị có quy mô hoạt động lớn, kinh doanh đa dạng, chất lượng, có uy tín cao trong cộng đồng.

Từ ngày 01/07/2009, Sở giao dịch I được chuyển tên thành Chi nhánh Thành phố Hà Nội theo Quyết định số 496/QĐ-HĐQT/NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam. Sau khi đổi tên, hoạt động của Chi nhánh

38

Thành phố Hà Nội liên tục được mở rộng và phát triển. Thời điểm hiện nay, Chi nhánh Thành phố Hà Nội đang là chi nhánh lớn nhất và là đầu tàu của toàn hệ thống NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam về quy mô hoạt động.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của

Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội.

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ

phần Công

thương Việt Nam — Chi nhánh thành phố Hà Nội

Theo quyết định số 158/QĐ-TGĐ-NHCT18 của Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam, Vietinbank CN TP Hà Nội có các chức năng nhiệm vụ sau: Chức năng huy

Một phần của tài liệu 1361 thẩm định tài chính dự án trong cho vay trung dài hạn tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w