Bảng 2.3: Số lao động làm việc và giá trị sản xuất

Một phần của tài liệu 1395 tín dụng với công tác xóa đói giảm nghèo tại NH chính sách xã hội huyện thanh oai thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 58)

của mình thông qua việc hướng dẫn giúp đỡ kỹ thuật sản xuất. Nêu cao tinh

thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau,tăng cường tình làng nghĩa xóm.

- Thông qua công tác tín dụng đầu tư cho những người nghèo, đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp đã góp phần trực tiếp vào cơ cấu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện lại phân công lao động trên xã hội.

* Hiệu quả trong mối quan hệ XĐGN

Tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta so với chuẩn quốc tế còn khá cao. XĐGN và thực hiện công bằng xã hội luôn là một trong những nhiệm vụ và chính sách kinh tế - xã hội cơ bản, được Đảng và Nhà nước quan tâm. Giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta, không chỉ đòi hỏi về mặt xã hội (bao gồm chính trị, xã hội, đạo đức) mà còn đòi hỏi về vấn đề kinh tế. Chính vì vậy sự ra đời, tồn tại và phát triển của NHCSXH để tạo lập kênh tín dụng chính sách là tất yếu khách quan thể hiện rõ bản chất ưu việt của chế độ ta: xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hợp với lòng dân. Hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với các chương trình tín dụng ưu đãi một cách thuận tiện để có vốn sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

* Tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo

- Lũy kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng: Chỉ tiêu này cho biết số hộ nghèo đã được sử dụng vốn tín dụng ưu đãi trên tổng số hộ nghèo.

Đây là chỉ tiêu đánh giá về số lượng, chỉ tiêu này được tính lũy kế từ hộ vay

- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của công tác tín dụng.

Tỷ lệ hộ nghèo Tổng số hộ nghèo được vay vốn được vay vồn Tổng sô hộ nghèo có trong danh sách

- Dư nợ bình quân một hộ : Chỉ tiêu này đánh giá mức đầu tư cho một hộ nghèo ngày càng tăng lên hay giảm xuống, điều đó chứng tỏ việc cho vay

có đáp ứng được nhu cầu thực tế của các hộ nghèo hay không

Dư nợ bình quân Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo

một hộ Tổng số hộ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo

- Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo: Là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá hiệu quả của công tác tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng

sách cuối kỳ vào

Hoạt động tín dụng đối với người nghèo có tính rủi ro cao, ngoài những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, bão lụt, hạn hán... còn do bản thân hộ nghèo như:

- Thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm thấp khó tiêu thụ ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư.

- Do cơ sở hạ tầng kém phát triển ở vùng sâu, vùng xa .

- Vốn tín dụng Ngân hàng chưa đồng bộ nên với các giải pháp khuyến nông, lâm, ngư, lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội đối với nông nghiệp nông thôn còn gặp nhiều khó khăn nên điều kiện nâng cao hiệu quả tín

dụng cho vay còn nhiều tồn tại.

- Việc xác định đối tượng hộ nghèo vay vốn còn nhiếu bất cập .

- Phương thức đầu tư chưa phong phú dẫn đến việc sử dụng vốn vay sai mục đích, không phát huy hiệu quả, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư vốn.

1.3. KINH NGHIỆM VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG

TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC CHO

VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm một số nước

1.3.1.1. Bangladesh

Ở đây có ngân hàng Grameen (GB) là ngân hàng chuyên phục vụ người nghèo, chủ yếu là phụ nữ nghèo. Để phát triển, GB phải tự bù đắp các chi phí hoạt động. Như vậy, GB hoạt động như các ngân hàng thương mại khác không được bao cấp từ phía Chính phủ. GB thực hiện cơ chế lãi suất thực dương, do vậy lãi suất cho vay tới các thành viên luôn cao hơn lãi suất trên thị trường. GB cho vay tới các thành viên thông qua nhóm tiết kiệm và vay vốn. GB cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp qua các nhóm tiết kiệm và vay vốn. Thủ tục vay vốn của GB rất đơn giản và thuận tiện, người vay vốn chỉ cần làm đơn và nhóm bảo lãnh là đủ. Nhưng ngân hàng có cơ chế kiểm tra rất chặt chẽ, tạo cho người nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Để phục vụ đúng đối tượng người vay phải đủ chuẩn mực đói nghèo, nghĩa là hộ gia đình phải có dưới 0,4 acre đất canh tác và mức thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD/năm. GB được quyền đi vay để cho vay và được ủy thác nhận tài trợ từ các tổ chức trong và ngoài nước, huy động tiền gửi, tiết kiệm của các thành viên, quản lý các quỹ của nhóm và được phát hành trái phiếu vay nợ.

hàng thương mại quốc doanh do Chính phủ thành lập. Hàng năm được Chính phủ tài trợ vốn để hỗ trợ vốn để thực hiện chương trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Những người có mức thu nhập dưới 1.000 Bath/ năm và những người nông dân có ruộng thấp hơn mức trung bình trong khu vực thì được ngân hàng cho vay mà không cần phải thế chấp tài sản, chỉ cần thế chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ hợp tác sản xuất. Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo thường được giảm từ 1-3%/ năm so với lãi suất cho vay các đối tượng khác.

1.3.1.3. Malaysia

Trên thị trường chính thức hiện nay của Malaysia, việc cung cấp tín dụng cho lĩnh vực nông thôn chủ yếu do ngân hàng nông nghiệp Malaysia (BPM) đảm nhận. Đây là ngân hàng thương mại quốc doanh, được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. BPM chú trọng cho vay trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra BPM còn cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tổ chức tín dụng trung và dài hạn theo các dự án và các chương trình đặc biệt. Ngoài ra, ngân hàng còn có cho vay hộ nông dân nghèo thông qua các tố chức tín dụng trung gian khác như: Ngân hàng nông thôn và hợp tác xã tín dụng. Ngoài ra, Chính phủ còn buộc các ngân hàng thương mại khác phải gửi 20,5% số tiền huy động được vào ngân hàng trung ương (trong đó có 3% dự trữ bắt buộc) để làm vốn cho vay đối với nông nghiệp nông thôn. BPM không phải gửi tiền dự trữ bắt buộc ở ngân hàng trưng ương và không phải nộp thuế cho Nhà nước.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm có khả năng vận dụng vào Việt Nam

Từ thực tế ở một số nước trên thế giới, với lợi thế của người đi sau, Việt Nam chắc chắn sẽ học hỏi và rút ra được nhiều bài học bổ ích cho mình làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tuy vậy, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình Việt Nam lại là vấn đề đáng quan

tâm; bởi lẽ mỗi mô hình phù hợp với hoàn cảnh cũng như là điều kiện kinh tế của chính nước đó. Qua việc nghiên cứu hoạt động ngân hàng một số nước rút ra một số bài học có thể vận dụng vào Việt Nam:

Tín dụng ngân hàng cho hộ nghèo cần được trợ giúp từ phía Nhà nước. Vì cho vay hộ nghèo gặp rất nhiều rủi ro. Trước hết là rủi ro về nguồn vốn. Khó khăn này cần có sự giúp đỡ từ phía Nhà nước. Điều này các nước Thái lan và Malaysia đã làm. Sau đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi được.

Đơn giản hóa thủ tục cho vay, thay thế yêu cầu thế chấp truyền thống bằng việc đảm bảo nợ theo món vay.

Mở rộng các hình thức huy động tiết kiệm, cải tiến chất lượng phục vụ để thu hút tiền gửi tiết kiệm tự nguyện.

Từng bước tiến tới hoạt động theo cơ chế lãi suất thực dương. Lãi suất cho

vay đối với người nghèo không nên quá thấp bởi vì lãi suất quá thấp sẽ không huy động được tiềm năng về vốn ở nông thôn, người vay vốn không chịu tiết kiệm và vốn được sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả kinh tế.

Tóm lại: Thực hiện công cuộc XĐGN ở mỗi nước đều có cách làm khác nhau, thành công ở một số nước đều bắt nguồn từ thực tiễn của chính nước đó. Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã bước đầu rút ra được bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giớivề việc giải quyết nghèo đói.

Tin tưởng rằng trong thời gian tới, bằng việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại và tạo những hướng đi đúng đắn giữa các định chế tài chính phục vụ

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã nêu lên được những nội dung sau:

- Những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, thực trạng đói nghèo ở nước ta và tín dụng chính sách với công

tác xóa

đói giảm nghèo qua các thời kỳ,từ thực tế đó cho thấy tín dụng chính

sách đã

thực sự góp phần vào cuộc chiến chống đói nghèo.

- Đặc trưng cơ bản và vai trò của tín dụng chính sách với công tác XĐGN.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

THANH OAI HÀ NỘI

2.1. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN THANH OAI, HÀ NỘI

2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai

Thanh Oai là một huyện đồng bằng của thành phố Hà Nội, phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông , phía Tây giáp huyện Chương Mỹ , phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện

Thanh Trì. Diện tích tự nhiên của huyện là 12.386 km2 . Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 12.314,81 km2 chiếm tỷ lệ 67,6%, diện tích đất phi nông nghiệp là 3.852,8 km2 chiếm tỷ lệ 31,3%. Huyện Thanh oai có 21 đơn vị hành chính gồm 20 xã, 1 thị trấn và 117 thôn cùng 1 tổ dân phố. Dân số là 188.069 người, theo thống kê đến 31/12/2014. Trong đó 6.741 người chiếm tỷ lệ 3.6% là dân số thành thị, 181.328 người chiếm tỷ lệ 96,4% là dân số nông thôn ( theo số liệu năm 2014). Lao động trong độ tuổi 113.181 người;

Thanh Oai là một vùng quê với rất nhiều làng nghề như nón lá làng Chuông, quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác, xã Cao Viên, làng Bình Đà xã Bình Minh ngày xưa rất nổi tiếng với nghề làm pháo, nghề cơ khí ở làng Rùa xã Thanh Thùy... Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa phương. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh oai sẽ tiếp tục phát triển. Hiên nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía nam với các khu độ thị như (Mỹ hưng, Thanh hà A, Thanh hà B); dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao viên Bình Đà...Tổng giá trị sản xuất bình quân 5

Năm Số hộ dân cư toàn huyện Số lượng hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ dân cư thoát nghèo

năm 2011-2015 (theo đánh giá so sánh 2010) ước đạt 9.714 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 9,98%/năm;

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân 5 năm 2011- 2015: ước đạt 1.785 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 1,71%/năm;

- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm 2011-2015 ước đạt 5.103 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 12,9%/năm; - Giá trị sản xuất dịch vụ, thương mại bình quân 5 năm 2011-2015 ước

đạt 2.826 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 10,56%/năm; Cơ cấu kinh tế của huyện ước đến năm 2015 là:

+ Công nghiệp và xây dựng: 53,05%; + Thương mại và dịch vụ: 29,6% ;

+ Nông nghiệp: 17,35%;

Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển biến theo hướng tích cực: Tỷ trọng chung 2 ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ năm 2015 đạt 82,55 %

Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 24,9 triệu đồng/năm, năm 2015 ước đạt 26 triệu đồng/năm.

2.1.2. Thực trạng nghèo đói và việc làm tại huyện Thanh Oai

Hàng năm, UBND huyện thường xuyên giao ban và phân công nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo Giảm nghèo, chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai và thực hiện công tác điều tra đúng kế hoạch và quy trình. Ban chỉ đạo giảm nghèo và Phòng Lao động TBXH huyện (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo huyện) về các xã, thị trấn đi khảo sát các hộ nghèo trên địa bàn các xã, thị trấn từ đó chỉ đạo các xã, thị trấn làm tốt công tác giảm nghèo bền vững, được Thành phố đánh giá cao. Năm 2014, toàn huyện có 821 hộ thoát nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,0%; năm 2015, ước có 250 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,55%. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm mạnh theo từng năm:

3 2 3 2013 52.34 5 2.13 5 4J 1.149 2014 52.60 0 1.61 1 3 1 82Γ

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Tổng số lao động đang làm việc Người 104.43 6 106.52 4 108.65 4 117.100 Trong đó:

- Lao động trong các cơ sở kinh tế cá

thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản Người 75.701 77.596 79.064 88.365 - Lao động kinh tế cá thể nông, lâm

nghiệp và thủy sản

Người 28.228 28.791 29.365 28.500 - Lao động trong các trang trại Người 507 137^^ 225 235 2

Tỷ lệ lao động nông, lâm nghiệp thủy

sản so với tổng số lao động % 27,03 27,03 27,03 24,34 1 Số lao động được tạo việc làm Người 2.780 2.700 3.000 3.100

( Nguồn: [9])

Năm Tổng số lao động đang làm việc

Trong đó: ngành nông, lâm nghiệp

Tổng giá trị sản xuất

Trong đó: ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

2012 104.43 6 28.22 8 9.968.850 2.222.30 0 2013 106.52 4 28.79 1 11.477.25 3 2.119.08 9 2014 108.65 4 29.36 5 12.629.98 8 2.268.83 2 (Nguồn: [9])

Nguyên nhân gây ra đói nghèo có nhiều nhưng qua số liệu thống kê năm 2014, chúng ta có thể thấy số lượng lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp luôn chiếm 1/3 số lượng toàn lao động của huyện, nhưng tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm tỷ lệ 1/6 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện. Đối với lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng lúa nói riêng trên địa bàn huyện thì thời gian làm việc trong năm chỉ tính theo 2 vụ mùa (vụ động xuân

31

và vụ hè thu) chỉ chiếm quỹ thời gian lao động rất ít trong năm, còn lại là phần lớn thời gian trong năm những lao động này không có việc làm để cải thiện thêm thu nhập, do đó thu nhập của cả năm chỉ trông chờ vào 2 vụ lúa, dẫn đến thu nhập bình quân sẽ không đủ để thực hiện chi tiêu trong gia đình:

[9])

Công tác XĐGN luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm

Một phần của tài liệu 1395 tín dụng với công tác xóa đói giảm nghèo tại NH chính sách xã hội huyện thanh oai thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 58)