Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1189 quản lý nợ xấu tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bỉm sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 117 - 118)

Thứ nhất: NHNN nên tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống Ngân hàng vì mục tiêu sinh lợi của hoạt động Ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn cho từng NHTM cũng như toàn hệ thống. Các quy định của NHNN ban hành ra phải được các Ngân hàng thực hiện một cách thống nhất, không phân biệt NHTM cổ phần và NHTM nhà nước, NHTM trong nước và NHTM có vốn nước ngoài hay chi nhánh Ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam. NHNN cũng kiểm tra, theo dõi thường xuyên họat động của các NHTM, nhất là hoạt động tín dụng, phát hiện các dấu hiệu phát sinh các khoản nợ xấu cho NHTM, đề ra các biện pháp xử lý nợ xấu dứt điểm làm trong sạch tình hình tài chính của NHTM. Thông qua đó, nâng cao tính minh bạch, công khai, tăng cường lòng tin của khách hàng với Ngân hàng.

Thứ hai: NHNN nên có quy định cụ thể, biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các Ngân hàng phải tuân thủ theo một cơ chế tín dụng thống nhất của NHNN, không được hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng để cạnh tranh, giành giật khách hàng, gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Trung tâm CIC cần kết hợp chặt chẽ với các NHTM hơn nữa để khai thác triệt để các thông tin về khách hàng. Như vậy, các NHTM mới có thể có đủ thông tin để quyết định cho vay và thu nợ chính xác.

NHNN cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTM thông qua hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. NHNN nên nhận xét đánh giá hoạt động

kiểm toán nội bộ của NHTM đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Cần ban hành một văn bản trong đó có các yêu cầu tối thiểu bắt buộc khi NHTM thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ để tiện cho việc quản lý của NHNN.

Thứ ba: Hậu quả của gánh nặng nợ xấu tồn đọng không phải chỉ do ngành Ngân hàng gây ra mà còn là hậu quả của chính sách, cơ cấu kinh tế bất hợp lý, sự điều hành yếu kém của đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước. Đề nghị NHNN báo cáo Chính Phủ cần đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp lại, cổ phần hóa các DNNN để tạo nên khu vực mới năng động hiệu quả hơn. Nhà nước cần phải đặt vấn đề xử lý nợ xấu tồn đọng của các NHTM là một chiến lược chung của Chính phủ để có thể thực hiện được tái cơ cấu Ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh cho các NHTM.

Thứ tư: NHNN cần lượng hóa trình độ cán bộ lãnh đạo của các NHTM theo nguyên tắc: Ngân hàng nào để chỉ tiêu nợ xấu cao, lãnh đạo Ngân hàng đó phải chịu trách nhiệm như: rút ngắn thời gian tại chức, kéo dài thời hạn nâng lương, thuyên chuyển công tác, liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại...

Một phần của tài liệu 1189 quản lý nợ xấu tại NH TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bỉm sơn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w