XỬ LÍ NƯỚC THẢI CHỨA CRÔM

Một phần của tài liệu Công nghệ môi trường - Phần II potx (Trang 52 - 53)

2. Xử lý bằng phương pháp hoá học

10.2. XỬ LÍ NƯỚC THẢI CHỨA CRÔM

Crôm (thường ở dạng Cr+6) thường có trong nước thải của các nhà máy: hoá chất sản xuất các sản phẩm của crôm như bột màu gốc crôm, mạđiện (mạ crôm), thuộc da (dùng hợp chất crôm để xử lý da). Vì hợp chất cóít độc hơn so với hợp chất Cr+6 nên cơ sở của phương pháp hóa học để xử lý nước thải chứa crôm là phản ứng khửđể biến Cr+6 thành Cr+3, tiếp đó tách C+3 ở dạng hydroxyt kết tủa. Những chất khử có thể là Na2S, Na2SO3, NaHSO3, FeSO4, SO2…

Quá trình phản ứng có thể tiến hành theo các bước với natri sunfit Na2S, trong môi trường axit:

vì natri sunfit bị thuỷ phân rất mạnh nên sẽ tạo ra hydroxyt crôm kết tủa: Với FeSO4 trong môi trường axit:

Sau đó cho thêm sữa vôi (hoặc một loại kiềm nào đó) để Cr+3 có thể kết tủa ở

dạng hydroxit:

Để khử Cr+6 thành Cr+3 các phản ứng luôn diễn ra trong môi trường axit, tốt nhất pH = 2 (do vậy thường phối hợp nước thải chứa crôm với nước thải chứa axit trong cùng một hệ thống xử lý hoặc cho thêm axít vào cho tới khi đạt pH = 2). Sau khi phản

ứng chuyển Cr6+ về Cr3+ đã xong, để kết tủa Cr(OH)3 lại cần bổ sung thêm kiềm để

trung hòa nước thải từ pH = 2 (cho tới pH = 7 rồi lại tăng lên pH = 9), ngoài ra còn phải tiêu hao một lượng kiềm nữa cho quá trình liên kết Cr+3 thành hydroxyt crôm kết tủa lắng xuống. Tính chất của loại cặn lắng này tuỳ thuộc vào thành phần, tính chất nước thải, nồng độ crôm, pH và loại kiềm sử dụng. Nếu muốn dùng cặn hydroxyt crôm để làm bột màu xanh ve nên dùng kiềm kali hoặc natri, tuy nhiên việc lắng cặn kết tủa có khó khăn hơn khi dùng sữa vôi.

Hình 10.2. Sơđồ công đoạn xử lý nước thải chứa crôm

Nước thải được điều hoà lưu lượng và nồng độ crôm với pH > 4 thì phải bổ sung axit đến pH = 2 (trước khi thực hiện phản ứng khử). Sau đó dựa vào nồng độ crôm tính lượng chất khử cần thiết (thường dư 1,25 lần so với lý thuyết nếu dùng natrisunfit và sắt sunphat). Chất khử được chuẩn bị ở dạng dung dịch 10% được đưa vào bể phản

ứng nhờ thiết bị định lượng, thời gian khuấy trộn ở bể phản ứng thường nhỏ hơn 30 phút. Sau đó khi phản ứng khử kết thúc thì cho kiềm vào (sữa vôi hoặc xút NaOH). Vôi được chuẩn bị ở dạng đung dịch 2,5% theo CaO được thêm vào sao cho hỗn hợp

đạt pH = 9. Tiếp tục khuấy trộn 3 - 5 phút và cuối cùng cho hỗn hợp sang bể lắng (thường không quá 2 giờ)

Một phần của tài liệu Công nghệ môi trường - Phần II potx (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)