Thay đổi cấu trúc bùn và trên kết ẩm

Một phần của tài liệu Công nghệ môi trường - Phần II potx (Trang 46 - 47)

Đây là quá trình làm thay đổi cấu trúc bùn và dạng liên kết ẩm với bùn cho các quá trình tách nước và làm sạch bùn.

Quá trình có thể có tác nhân và không có tác nhân tham gia.

+ Tác nhân keo tụ là các muối Fe và Al: FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl3, Al2(SO4)3, NaAlO2.

+ Các muối này khi hoà tan trong nước sẽ tạo bông Me(OH)3 Me3++ 3HOH = Me(OH)3+ 3H+

Các bông này lắng xuống đáy sẽ kéo theo các hạt keo, hạt mịn bị phá vỡ, kết quả

làm thay đổi dạng liên kết của nước với bùn và thay đổi cấu trúc bùn làm dễ dàng cho quá trình tách nước và làm đặc.

Tốc độ kết tụ phụ thuộc nồng độ tác nhân keo tụ, kích thước và hình dạng hạt. Khi độ kiềm của bùn lớn người ta rửa bùn trước khi cho tác nhân keo tụ vào.

Tác nhân tăng cường tạo bông là các hợp chất cao phân tử: tinh bột, đường dextrin, este, xe11ulo, polyarerylamit.

Các chất này sẽ hấp phụ trên bề mặt hạt và hạt làm tăng cường quá trình kết tụ

nhờ lực hấp phụ Vandecvan.

Không dùng tác nhân gia công nhiệt, chiếu xạ, điện.

Các biện pháp này cũng làm phá vỡ vỏ hạt làm thay đổi cấu trúc và dễ dàng tách nước.

Ví dụ: Khi gia công nhiệt bùn được đun ở 170 - 200oC trong 1 giờ khi đó cấu trúc của bùn bị phá vỡ. Bùn sau khi xử lý nhiệt và tách nước có thể dùng làm phân bón hỗn hợp N - P. 4. Tách nước (Dewatering) Mục đích + Giảm thể tích bùn + Tăng giá trị nhiên liệu của bùn Các phương pháp: + Lọc chân không + Lọc ly tâm

+ Lọc ép: Lọc qua lớp cát, lớp sỏi, lớp than; Sân phơi bùn Sân phơi bùn: là một kiểu lọc bùn qua lớp vật liệu cát sỏi.

- Bùn được bơm trải đều trên mặt sân phơi một lớp dày 200 - 300 mm.

Phía dưới có hệ thống cống ngầm với ống thải ra xa 2,5 - 6m. - Hàm lượng ẩm trong bùn sao cho 10 - 15 ngày phơi khoảng 60%.

Một phần của tài liệu Công nghệ môi trường - Phần II potx (Trang 46 - 47)