a. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng
Chính sách QTRRTD là hệ thống các quan điểm, chủ trương và biện pháp của NHTM, để nhận diện và QTRRTD một cách có hiệu quả nhằm giảm
26
thiệt hại và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nói cách khác, chính sách QTRRTD là cơ chế và là chính sách cụ thể để giám sát và QTRRTD một cách có hệ thống và hiệu quả.
Do đó, các NHTM cần xây dựng cơ chế cấp tín dụng hợp lý như phân cấp quản lý và uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng; xác định thị trường, ngành nghề, lĩnh vực cho vay; xây dựng các giới hạn trong hoạt động tín dụng; xây dựng chính sách khách hàng; quy định về TSĐB...
b. Chính sách phân bổ tín dụng
- Phân bổ theo khu vực địa lý: Thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực địa lý, chủ trương ưu tiên mở rộng hoạt động tín dụng tại những
nơi có điều kiện mở rộng tín dụng và chất lượng tín dụng bảo đảm, giới hạn
một mức tối đa ở những khu vực có chất lượng tín dụng thấp.
- Phân bổ theo kỳ hạn cho vay và loại tiền cho vay: Việc cấp tín dụng phải bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền cho vay. Chang hạn,
như việc quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho
vay trung và dài hạn.
- Phân bổ theo loại hình sản phẩm cho vay, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư: Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay theo nguyên tắc
hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hóa các đối tượng khách hàng nhằm giảm thiểu
rủi ro có thể xảy ra, đa dạng lĩnh vực cho vay theo nguyên tắc phù hợp
với xu
27
dụng, kích thích hay cản trở đầu tư, tạo thuận lợi hay khó khăn cho hoạt động ngân hàng. Vì vậy, một chính sách lãi suất đúng đắn sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại.
Trong thời gian qua, tình hình biến động theo chiều hướng tăng của lãi suất cho vay đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng tín dụng của các NHTM. Vì vậy, các ngân hàng cần phải xem chính sách lãi suất là một công cụ cần thiết trong QTRRTD để có những giải pháp can thiệp kịp thời nhằm hạn chế tối đa RRTD xảy ra.
d. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hiện nay, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác QTRR nói chung, đặc biệt là RRTD nói riêng của các ngân hàng. Việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm mục đích là phân loại các khoản nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Xếp hạng tín dụng nội bộ được xem là một công cụ hiệu quả trong công tác
thẩm định, ra quyết định cho vay và giúp ngân hàng có thể đánh giá chính xác mức độ rủi ro của từng khoản vay, phân loại nợ theo thông lệ quốc tế, và cũng là
cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý tín dụng và trích lập dự phòng phù hợp.