KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CỦA CÁC NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 1291 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 115)

VIỆT NAM TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

a. Tại Thái Lan

Hệ thống ngân hàng Thái Lan sau khi bị chao đảo bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997-1998 đã điều chỉnh và thay đổi căn bản hoạt động ngân hàng, đặc biệt khâu trọng yếu nhất trong quản lý đó là xây dựng và thực thi hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng hiệu quả, cụ thể:

28

Lan phù hợp với thông lệ ngân hàng quốc tế như chỉ tiêu vốn điều lệ tối thiểu của một ngân hàng khi thành lập là 7.500 triệu Bath; tỷ lệ vốn tự có so với tổng vốn huy động tối thiểu 8%; giới hạn cho vay và bảo lãnh một khách hàng, một nhóm khách hàng có liên quan không quá 25% vốn tự có của ngân hàng; tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 2% trên tổng vốn huy động. Đã thành lập công ty quản lý tài sản (Thai Asset Management Co.) vào giữa năm 2001 để quản lý các khoản vay có vấn đề.

- Các NHTM tách bạch chức năng các bộ phận và tuân thủ quy trình cho vay: Tại ngân hàng Bangkok tách bộ phận cho vay thành hai bộ phận

độc lập

kiểm soát lẫn nhau (bộ phận tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và bộ phận tham định); Phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trình

thẩm định và cho vay riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng doanh

nghiệp lớn, vừa và nhỏ, khách hàng tiêu dùng; áp dụng nghiêm ngặt những

nguyên tắc tín dụng, chuyển từ chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp sang thẩm

định chặt chẽ tình hình tài chính, năng lực của khách hàng và tính khả

thi của

việc sử dụng vốn vay.

- Ban hành hệ thống chấm điểm đánh giá xếp loại khách hàng hữu hiệu, trên cơ sở đó xếp loại khách hàng và có chính sách tín dụng phù hợp với từng

khách hàng.

- Xây dựng và áp dụng rộng rãi hệ thống đo lường, giám sát các loại rủi ro về tín dụng, thị trường và quản lý thanh khoản theo thông lệ ngân hàng

29

động, các tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn cho vay đối với một khách hàng...

- Các NHTM phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý khả năng chi trả nội bộ, hệ thống đánh giá xếp loại tín dụng và qui định về trích lập dự

phòng rủi ro. Những quy định này phải được Ngân hàng Trung Ương chấp

thuận cho áp dụng. Bên cạnh đó, phải lập 100% dự phòng cho các khoản nợ

xấu, 75% cho các khoản nợ có vấn đề và 15% cho các khoản nợ cần chú ý.

c. Tại Hàn Quốc

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á, Chính Phủ Hàn Quốc đã tổ chức thanh lý các ngân hàng không có khả năng hoạt động, tiến hành sáp nhập nhiều ngân hàng hoạt động yếu kém đi đôi với cải cách căn bản hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nâng mức quy định áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 5% lên8%, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHTM. Yêu cầu các NHTM phải phân loại khoản vay theo 5 nhóm nợ (nợ bình thường, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn). Trên cơ sở đó, phải trích lập dự phòng tương ứng nhóm nợ (0%, 10%, 20%, 50%, 100%). Thành lập hệ thống Ủy Ban thanh tra, giám sát đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ gồm 9 thành viên. Ủy ban hoạt động giám sát tại chỗ và giám sát từ xa; định kỳ đánh giá xếp loại các ngân hàng theo hệ thống Camels.

- Ngân hàng cần tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định và quy chế cho vay. Đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tín dụng,

30

- Ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếp hạng khách hàng hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro.

- Ngân hàng cần phải tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và các quy định về an toàn hoạt động kinh doanh ngân hàng.

- Ngân hàng cũng cần quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh

giá lại tài sản của khách hàng để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với

ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1, đề tài đã khái quát những lý luận cơ bản về NHTM, trong đó đề cập tới một số khái niệm, đặc điểm của NHTM, và nội dung cơ bản về hoạt động tín dụng của NHTM. Đặc biệt là cơ sở lý luận về RRTD và Quản trị RRTD của các ngân hàng thương mại nói chung. Thêm vào đó đề tài đã đưa ra các nội dung, công cụ cơ bản để quản trị RRTD tại các NHTM. Đồng thời, đã đề cập tới kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về quản trị RRTD, qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong quản trị RRTD.

Cơ sở lý luận trình bày tại Chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng quản trị RRTD cũng như cơ sở để đề ra các giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương nói riêng trong nền kinh tế nhằm đảm bảo Hệ thống Ngân hàng phát triển an toàn.

31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương

mại Cổ

phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Thực hiện nghị quyết 53 HĐBT về thành lập các ngân hàng chuyên doanh hạch toán kinh tế độc lập. Chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương được thành lập từ tháng 8/1988 trên cơ sở tách từ Ngân hàng nhà nước huyện Gia Lâm thành chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương và chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp Huyện Gia Lâm.

Tháng 6/ 1993, Ngân hàng Công thương Chương Dương mở rộng mạng lưới, thành lập phòng giao dịch Yên Viên.

Tháng 1/ 1994: Ngân hàng thành lập phòng giao dịch Đức Giang

Tháng 1/ 1995: Ngân hàng mở thêm phòng giao dịch Đông Anh. Đến tháng 1/ 1996, phòng giao dịch Đông Anh được nâng cấp lên chi nhánh Đông Anh, trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam (ngang hàng chi nhánh Chương Dương)

Tháng 4/ 2003: hai phòng giao dịch Yên Viên và Đức Giang tiếp tục được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Từ một chi nhánh ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, nguồn vốn huy động khi mới thành lập chỉ có 13tỷ đồng, nay đã lên tới 13.500 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay ngày thành lập là 5,7 tỷ đồng nay đã lên tới 8.000 tỷ đồng.

32

động ngân hàng đã phát triển đa dạng bao gồm: huy động vốn tiền gửi các tổ chức kinh tế, huy động vốn tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu bằng Việt Nam Đồng và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng Việt Nam Đồng và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh.

Năm đầu thành lập chỉ có 344 khách hàng giao dịch, trong đó có 80 khách hàng vay vốn, đến nay đã có hon 1800 khách hàng, trong đó có 1400 khách hàng vay vốn. Khách hàng của chi nhánh ngân hàng công thưong khu vực

Chưong Dương trước đây chủ yếu trên địa bàn Huyện Gia Lâm, nay nhiều khách hàng nội thành, Đông Anh, Từ Sơn cũng đến mở tài khoản và vay vốn.

Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh khi mới thành lập chủ yếu ở hội sở và 4 quỹ tiết kiệm ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên và Gia Lâm. Nay chi nhánh thành lập thêm 13 phòng giao dịch ở Đức Giang, Việt Hưng Lệ Mật và 8 PGD ở nội thành. Riêng phòng giao dịch Đông Anh đã được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam từ tháng 1/1997.

Trong những năm gần đây, chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Chương Dương được sự chỉ đạo của Quận Long Biên, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng công thương Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội, chi nhánh NHCT Chương Dương đã không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo vươn lên hòa nhập với cơ chế đổi mới của ngành, đưa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số chi nhánh lớn của hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam.

Với những thành tích trên, tập thể và các cá nhân của Vietinbank Chương Dương đã vinh dự được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Bông hồng vàng Thủ đô, Cờ thi đua và Bằng khen của Thống đốc, Chủ tịch HĐQT Vietinbank vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh, đưa Chi nhánh ngày càng phát triển. Đây là vinh dự lớn của tập thể cán bộ trong toàn

33

Chi nhánh, là động lực thúc đẩy Chi nhánh thực hiện tốt hơn nữa các chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh đã đặt ra

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của chi nhánh

Bộ máy quản lý của Ngân hàng Công thương - chi nhánh Chương Dương được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban của ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của giám đốc.

34

2.1.3. Tổng quan về hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương trong thời gian qua

a. Một vài nét về tình hình kinh tế xã hội

Ba năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đều có những biến động to lớn, điều này tác động trực tiếp đến Thị trường tài chính, trong đó có hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Không nằm ngoài vòng ảnh hưởng đó, trong ba năm từ năm 2007 đến năm 2009 NHCT đã gặp nhiều thử thách đồng thời cũng đứng trước cánh cửa của sự chuyển mình ngày càng vững mạnh.

Năm 2007 đánh dấu những thành công lớn của Việt Nam sau khi gia nhập WTO: tăng trưởng kinh tế cao, đạt gần 8.5%, thu hút vốn FDI tới 20.3 tỷ USD, xuất khẩu đạt 48.38 tỷ USD, tăng 21.5% ( riêng xuất khẩu sang Mỹ đạt 10.2 tỷ USD) nhưng một số diễn biến trái chiều như lạm phát tăng cao hơn 2 con số, thị trường tiền tệ biến động thất thường.. .đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế bền vững cũng như trong hoạt động ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, NHCTVN quyết tâm đoi mới tư duy, phương pháp tổ chức hoạt động kinh doanh. Chi nhánh Chương Dương đã đạt được những thành

tích đáng khích lệ, góp phần cho sự thành công của hệ thống NHCTVN. Với việc

phát triển và củng cố hệ thống khách hàng, nâng cao chất lượng tài sản, đổi mới danh mục đầu tư, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chuyển đổi và

củng cố hệ thống mạng lưới, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ

hiện đại, tăng cường công tác kiểm soát nội bộ.chi nhánh đã đảm bảo an toàn trong mọi mặt hoạt động; hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do NHCTVN giao.

Chỉ tiêu 2010Năm Năm 2011 2012Năm Năm 2013

-Tiền gửi VND 7.920.000 9.000.000 10.502.00 0

10.980.000 35

giảm đầu tư công; Những tháng cuối năm khủng hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu đã làm cho nền kinh tế thế giới suy giảm và tăng gấp bội những khó khăn của Việt Nam.

Diễn biến của Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được coi là xấu nhất trong suốt hơn 8 năm hoạt động. Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán cũng giảm tới 75 -80 %. Sau khi các ngân hàng áp dụng chính sách thắt chặt tín dụng, thị trường bất động sản đóng băng, sụt giảm về giá bình quân từ 20 - 40 %.

Lãi suất ngân hàng những tháng đầu năm tăng cùng với tỷ lệ lạm phát, do thiếu vốn, có những thời điểm các ngân hàng thương mại phải huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất trên 30 - 40 %, lãi suất huy động cũng lên sát mức 21%. Những tháng cuối năm, Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh hạ lãi suất cơ bản từ cao nhất 14% xuống mức thấp nhất 8,5%. Do phải huy động vốn với mức lãi suất quá cao, khi lãi suất cho vay giảm mạnh đã làm cho tình trạng thua lỗ trở nên phổ biến trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Bước vào năm 2011, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội của nứơc ta. Nhờ có sự lãnh đạo nhạy bén, đúng đắn của Đảng và Nhà nước cùng các bộ ngành liên quan, nền kinh tế nước ta đã nhanh chóng thoát khỏi đà suy giảm. GDP cả năm 2011 đạt mức 5.32% cao hơn mục tiêu tăng trưởng 5% được Quốc hội thông qua. Trong bối cảnh đó, NHCT chi nhánh Chương Dương đã nỗ lực vượt khó khăn đóng góp thành tích đáng kể vào sự thành công chung của hệ thống NHCTVN

36

b. Các kết quả hoạt động chính của Chi nhánh

• Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của NHCT chi nhánh Chương Dương luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của hệ thống NHCTVN. Nguồn vốn huy động lớn, ổn định vững chắc và phát triển thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc cân đối vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh đồng thời còn hỗ trợ điều chuyển vốn về NHCTVN.

Có thể theo dõi tình hình huy động vốn của NHCT chi nhánh Chương Dương cụ thể theo bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Cơ cấu tiền gửi của chi nhánh trong ba năm vừa qua

-Tiền gửi bằng ngoại tệ 1.167.000 2.696.000 2.917.000 3.167.000 Tổng nợ 9.087.000 11.696.000 13.419.00 0 14.147.000

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Chi nhánh)

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2013 đạt 14.147 tỷ đồng, tăng 728 đồng so với 31/12/2012, tỷ lệ tăng là 5,15%. Trong đó: nguồn vốn Việt Nam đồng đạt 10.980 tỷ đồng, tăng 478 tỷ đồng so với 31/12/2012, tỷ lệ tăng là 4,56%. Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy Việt Nam đồng đạt 3.167 tỷ đồng, tăng 250 tỷ đồng so với 31/12/2012, tỷ lệ tăng 8,57%. Có được những kết quả đáng khích lệ như trên là do chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: khai thác nhiều kênh huy động vốn, tăng cường tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch, đặc biệt đã xây dựng thêm 8

37

phòng giao dịch, nâng cấp 9 điểm giao dịch lên thành phòng giao dịch, đã nâng tổng số điểm giao dịch của toàn chi nhánh lên 17 phòng giao dịch. Các phòng giao dịch sau khi thành lập đều thu hút được lượng khách đông đảo với nhiều sản phẩm dịch vụ.

• Hoạt động cho vay

Quy mô và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh không ngừng mở rộng. Quy mô vốn tuy còn nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm khách hàng để huy động vốn và cho vay, đa dạng hoá sản phẩm và hình thức huy động vốn, đồng thời cung cấp nhiều sản

Một phần của tài liệu 1291 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh chương dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w