TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THĂNG

Một phần của tài liệu 1276 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61 - 81)

Biểu đồ 2.2: Chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Thăng Long Giai đoạn (2017-2019)

Qua biểu đồ cho thấy không chỉ tăng truởng du nợ cao, Agribank chi nhánh Thăng Long còn đảm bảo an toàn trong cấp tín dụng. Đối lập với tốc độ tăng truởng tín dụng liên tục tăng trong 03 năm thì tình hình nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh trong 03 năm (2017-2019) có chuyển biến tích cực, có xu huớng giảm dần qua các năm.

Du nợ quá hạn (Nợ nhóm 2) đều đuợc kiểm soát và giảm dần qua các năm. Năm 2018 giảm 118 tỷ đồng so với năm 2017, năm 2019 giảm 105 tỷ đồng so với năm 2018. Điều này phản ánh khả năng quản lý tín dụng của Chi nhánh trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Chất luợng tín dụng đuợc nâng cao cũng nhu RRTD tại ngân hàng đuợc kiểm soát chặt chẽ.

2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Thăng Long

Bảng 2.7: Chất lượng tín dụng tại Agribank chi nhánh Thăng Long Giai đoạn (2017 - 2019)

STT Tên khách hàng Dư nợ Nhóm nợ

1 Công ty cho thuê tài chính I - Agribank Việt Nam 15 Nhóm 5 2 Công ty TNHH MTV CN tàu thủy Cái Lân 14,3 Nhóm 5 3 Công ty SX TM Dây & Cáp điện Đông Á 1,8 Nhóm 5 4 Công ty CP ĐT XD và TM Anh Phát VINA 1,2 Nhóm 3

5 Trần Thị Hà 1,0 Nhóm 4

STT Tên khách hàng Dư nợ gốc

F- Công ty cổ phần xi măng Thanh Liêm 439,4

2 Công ty TNHH công nghệ Việt Mỹ 51,6

3 Công ty TNHH nội thất thủy SEJIN - VINASHIN 49,3 4 Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông 47,2 5 Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái Lân 44,5

6 Công ty TNHH Tiến Phong 62,2

7 Công ty TNHH Phương Nam 88,5

8 Công ty Cổ phần vận tải biển VISHIP 132,2

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank CN Thăng Long)

Tỷ lệ nợ xấu năm 2019 của đơn vị là 1,05% (duới 2%), giảm 3% so với mức 4,45% của năm 2018 và 7,18% của năm 2017. Nợ xấu năm 2019 là 37 tỷ đồng, giảm 86 tỷ đồng so với năm 2018.

Ngoài những nỗ lực thu hồi nợ xấu, xử lý nợ có vấn đề, thì việc xây dựng hệ thống, phòng ngừa nợ tiềm ẩn cũng đuợc chú trọng. Các quy trình cho vay đuợc thực hiện chặt chẽ. Giữa các bộ phận tác nghiệp có sự phối hợp, kiểm tra. Việc nhận diện rủi ro, kiểm soát truớc trong và sau khi cho vay đuợc áp dụng linh hoạt, hiệu quả. Qua đó, thấy đuợc quản trị rủi ro tín dụng của Agribank đang đuợc thực hiện rất tốt, không chỉ tăng truởng không phát sinh thêm các khoản nợ xấu lớn mà còn thu hồi đuợc các khoản nợ rủi ro từ truớc. Đến 31/12/2019, nợ xấu của Agribank chi nhánh Thăng Long chỉ còn tập trung ở một số khách hàng sau:

52

Bảng 2.8: Nợ xấu của một số khách hàng lớn tại Agribank chi nhánh Thăng Long đến 31/12/2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank)

Dư nợ xấu của Chi nhánh hiện tập trung vào hai khách hàng lớn là Công ty cho thuê tài chính I của Agribank Việt Nam và Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Cái Lân trực thuộc Tổng công ty VINASHIN (hiện nay cơ cấu thành Tổng công ty công nghiệp tàu thủy). Đây là các khoản nợ lâu năm, việc xử lý gặp nhiều khó khăn do phải đợi chỉ đạo từ các cấp, ngành phía trên và các tài sản bảo đảm có tính đặc thù là tàu biển. Các khoản nợ xấu này đã tồn tại trong nhiều năm và chưa có phương hướng giải quyết.

2.2.3. Tỷ lệ trích lập dự phòng XLRR Agribank chi nhánh Thăng Long Bảng 2.9: Nợ XLRR của một số khách hàng lớn tại Agribank chi nhánh

Thăng Long tính đến 31/12/2019

53

tập trung vào một số ngành chính như: xi măng, vận tải tàu biển và nhóm khách hàng liên quan đến tập đoàn VINASHIN trước khi được tái cơ cấu.

Dư nợ XLRR của Agribank chi nhánh Thăng Long cũng còn trên hệ thống do năm 2017, 2018 Chi nhánh thực hiện việc mua lại toàn bộ các khoản nợ đã bán cho VAMC và chuyển qua XLRR, việc thu hồi hiện cũng gặp khó khăn do các nguyên nhân:

+ Một số khoản nợ phải xử lý thông qua khởi kiện: Khoản nợ của XNKD DNTN Trường Sơn, Công ty Dây và Cáp điện Đông Á, Công ty Phong Vân... đòi hỏi nhiều thời gian xử lý.

+ Các Khách hàng có tài sản đảm bảo, nhưng khi tiến hành xử lý tài sản đảm bảo trình Agribank lại chưa được phê duyệt phương án xử lý kịp thời: Khoản nợ của Công ty Phương Nam, Công ty Tiến Phong.

+ Một số khoản nợ có tài sản đảm bảo, tuy nhiên chủ tài sản đã chết/mất tích, Khách hàng vay lại có liên quan đến pháp luật: Khoản nợ của Nguyễn Hữu Huân, Công ty Kim Cương Châu Phi, Công ty Mạnh Nguyên...)

Như vậy, có thể thấy rủi ro tín dụng của Agribank chi nhánh Thăng Long chủ yếu đến từ một số khách hàng, ngành kinh doanh. Điều đó thể hiện trong quá khứ, Agribank chi nhánh Thăng Long chưa chú trọng đến quản trị danh mục đầu tư, chưa chú ý đến phân tán rủi ro theo các ngành nghề, nhóm khách hàng.

2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.3.1. Mô hình quản trị RRTD tại Agribank chi nhánh Thăng Long

- Mô hình quản trị RRTD tại Agribank chi nhánh Thăng Long có sự tham gia của ba phòng nghiệp vụ: Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng khách hàng cá nhân và hộ sản xuất, Phòng kiểm tra kiếm soát nội bộ. Theo mô hình chung của Agirbank Việt Nam, Agribank chi nhánh Thăng Long đang áp dụng mô hình quản lý rủi ro phân tán. Mô hình này được tổ chức và vận hành trên cơ sở các văn bản hướng dẫn cho vay, cấp bảo lãnh, bảo đảm tiền vay do Hội đồng thành viên của Agribank Việt Nam ban hành và phân quyền quyết định, cụ thể:

09/04/2019 ;

+ Quy định, quy trình cho vay đối với khách hàng do Agribank Việt Nam phát hành số 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 12/4/2019;

+ Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của hội đồng thành viên Agribank về giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Cơ cấu tổ chức nhân sự: Hiện nay, tham gia vào quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thăng Long bao gồm: (i) Cán bộ tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng/ tổ truởng tín dụng phòng giao dịch (vai trò kiểm soát); (ii) Bộ phận tái thẩm định tại trụ sở chính của chi nhánh (vai trò tái thẩm định); (iii) Giám đốc chi nhánh/ Giám đốc phòng giao dịch (vai trò phê duyệt); (iv) bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ (vai trò giám sát); (v) kế toán cho vay (vai trò hạch toán giải ngân).

Cán bộ tín dụng là nguời trực tiếp tiếp thị, thẩm định, cho vay đối với các khách hàng cũ và mới, đồng thời theo dõi, đôn đốc thu nợ các khoản vay đến hạn và thực hiện đề xuất, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

Tại 8 phòng giao dịch của Agribank chi nhánh Thăng Long, những khoản vay vuợt mức phán quyết sẽ đuợc chuyển lên phòng tín dụng của chi nhánh để đuợc thẩm định. Mức phán quyết của các phòng giao dịch đuợc Agribank chi nhánh Thăng Long quy định từng năm, căn cứ vào tỉ lệ nợ xấu tại mỗi phòng.

Việc phân cấp phê duyệt tín dụng đuợc quy định rõ ràng, cụ thể từ chi nhánh đến phòng giao dịch, cùng việc kiểm tra hoạt động tín dụng thuờng xuyên của phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ giúp cho hoạt động tín dụng của chi nhánh đuợc thực hiện, giám sát để đạt đuợc kế hoạch để ra và có biện pháp ứng phó kịp thời khi có rủi ro xảy ra.

2.3.2. Thực trạng quản trị RRTD tại Agribank chi nhánh Thăng Long

Ngày 31/10/2019 Agibank Việt Nam đã ban hành quy định Khung quản lý rủi ro trong hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam số 946/QĐ-HĐTV-QLRR. Đây là văn bản quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc về công tác quản lý rủi ro, làm cơ sở xây dựng hệ thống văn bản chính sách, cơ cấu tổ chức và phuơng pháp quản lý các loại rủi ro trọng yếu trong hệ thống Agribank.

55

Cũng xác định quyền hạn và trách nhiệm của cá đơn vị, cá nhân liên quan đến công tác quản lý rủi ro trong hệ thống Agribank. Hiện Agribank Chi nhánh Thăng Long cũng đang áp dụng theo.

Thực trạng tổ chức thực hiện quản trị RRTD tại Agribank chi nhánh Thăng Long đuợc xem xét trên các mặt: Nhận biết RRTD; đánh giá, đo luờng RRTD; ứng phó RRTD và kiểm soát RRTD.

2.3.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng

Bộ phận tín dụng tại Agribank chi nhánh Thăng Long có trách nhiệm chính trong tiếp nhận và xử lý thông tin nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu cho thấy phát sinh RRTD. Điều này đuợc thể hiện quy trình xét duyệt cho vay của Agribank chi nhánh Thăng Long, gồm bốn khâu: thẩm định cho vay; kiểm soát khoản vay; quyết định cho vay và giải ngân, phát hành thu bảo lãnh, L/C.

Thẩm định cho vay:

Cán bộ tín dụng tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận và huớng dẫn khách hàng về điều kiện, hồ sơ vay vốn; thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến phuơng án sử dụng vốn. Cùng với đó, có trách nhiệm giải thích, huớng dẫn khách hàng các quy định về cho vay, thủ tục, lãi suất cho vay... Nhằm nhận diện các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vay vốn, sau khi nhận đủ hồ sơ vay của khách hàng chuyển qua cho cán bộ thẩm định.

Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các buớc sau: - Kiểm tra hồ sơ pháp lý khách hàng;

- Kiểm tra lịch sử vay trả nợ của khách hàng thông qua vấn tin trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN;

- Kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân thì kiểm tra nguồn thu nhập dùng để trả nợ của khách hàng với các tiêu chí: số tiền có đáp ứng trả gốc, lãi đúng hạn hay không và mức độ ổn định của nguồn thu nhập đó. Đối với khách hàng là pháp nhân thì chủ yếu ngân hàng đánh giá thông qua phân tích báo cáo tài chính. Ngoài ra, phối hợp cùng kiểm soát xuống tận doanh nghiệp để xem xét cơ sở vật chất, kiểm tra sổ sách kế toán có khớp đúng với thông tin

khách hàng đã cung cấp hay không.

- Kiểm tra các tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo phải thuộc sở hữu hợp pháp của nguời thế chấp và không có tranh chấp; tài sản thế chấp phải có giá trị, có đủ căn cứ xác định giá trị tài sản đó theo quy định của Chính phủ, của Ngân hàng nhà nuớc; tài sản đảm bảo phải có khả năng chuyển nhuợng trên thị truờng chuyển nhuợng;

- Thẩm định tính khả thi của phuơng án vay vốn: Cán bộ tín dụng phải đảm bảo tính hợp pháp về mục đích sử dụng vốn, xác định nhu cầu vốn, nhu cầu xin vay và khả năng sử dụng vốn đối ứng của khách hàng và khả năng trả nợ đến hạn của khách hàng. Cùng với đó, cán bộ tín dụng phải phân tích tính khả thi dự án phuơng án kinh doanh: thị truờng tiêu thụ hàng hóa, thị truờng các yếu tố đầu vào, từ đó phân tích hiệu quả dự án.

Sau khi thu thập đủ thông tin, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định, đề xuất việc cho vay hay không cho vay, mức cho vay, thời hạn cho vay, biện pháp bảo đảm tiền vay, lãi suất, nội dung có liên quan và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ vay; tính chính xác, tính trung thực của nội dung báo cáo thẩm định.

Kiểm soát khoản vay:

Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng thẩm định chuyển toàn bộ hồ sơ thu thập từ khách hàng và báo cáo thẩm định có đầy đủ đề xuất từ cán bộ thẩm định cho truởng phòng tín dụng/tổ truởng tín dụng xem xét, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của bộ hồ sơ cho vay; kiểm soát nội dung thẩm định. Truờng hợp cần thiết, nguời kiểm soát khoản vay có thể yêu cầu bổ sung thông tin, thẩm định lại, thẩm định bổ sung về khoản vay và đề xuất việc cho vay không cho vay.

Quyết định cho vay:

Căn cứ hồ sơ kho vay, báo cáo thẩm định, biên bản họp hội đồng tín dụng (nếu có), giám đốc chi nhánh/giám đốc phòng giao dịch ký kết thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay, hồ sơ giải ngân và các hồ sơ khác do Agribank chi nhánh Thăng Long và khách hàng cùng lập phù hợp với quyết định của cấp có thẩm

^"""'Điểm khách A-AAA B-BBB C-CCC D

A Xuất sắc Tốt Trung bình khá Trung bình

57

quyền. Trường hợp cần thiết, giám đốc có thể yêu cầu bổ sung thông tin, thẩm định lại, thẩm định bổ sung về khoản vay và đề xuất việc cho vay không cho vay.

Giải ngân

Cán bộ tín dụng bàn giao giấy tờ về tài sản đảm bảo, thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tài sản, giấy nhận nợ bản gốc cho kế toán cho vay lưu và hạch toán trên hệ thống phần mềm.

Như vậy, với quy trình cho vay như trên thì khả năng nhận diện rủi ro, phòng chống rủi ro từ trước khi cho vay của Agribank chi nhánh Thăng Long gần như phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực và trách nhiệm của cán bộ tín dụng trực tiếp thẩm định khoản vay. Điều này là một trong những nguyên nhân có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng. Khi cán bộ tín dụng không đủ năng lực, trình độ chuyên môn hoặc đạo đức nghề nghiệp kém thì rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

2.3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Để đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, Agribank chi nhánh Thăng Long đã sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS) do Agribank Việt Nam ban hành. Bản chất của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng đó và hạng rủi ro phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank chi nhánh Thăng Long chủ yếu dùng để đánh giá hai nhóm khách hàng: khách hàng cá nhân và Công ty có tư cách pháp nhân.

Đối với khách hàng cá nhân:

Agribank chi nhánh Thăng Long xếp các khách hàng vào một trong mười hạng, có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Cán bộ tín dụng thu thập thông tin khách hàng.

- Bước 2: Cán bộ tín dụng chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản đã thu thập được như: tuổi; trình độ học vấn; nghề nghiệp; thời gian công tác; thời gian làm

58

công việc hiện tại; tình trạng nhà ở; cơ cấu gia đình; số người ăn theo; thu nhập cá nhân hàng tháng; thu nhập gia đình hàng năm.

- Bước 3: Chấm điểm các tiêu chí quan hệ với ngân hàng. Agribank chi nhánh Thăng Long áp dụng chấm điểm theo năm chỉ tiêu cơ bản sau: tình hình trả nợ; tình hình chậm trả lãi; tổng dư nợ hiện tại; tình hình sử dụng các dịch vụ của Agribank chi nhánh Thăng Long; số dư tiền gửi tiết kiệm trung bình tại Agribank chi nhánh Thăng Long.

- Bước 4: Agribank chi nhánh Thăng Long chấm điểm tài sản bảo đảm dựa trên các thông tin: tỷ lệ tổng giá trị tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ; loại tài sản bảo đảm; tính chất sở hữu tài sản bảo đảm; xu hướng giảm giá trị tài sản bảo đảm trong 12 tháng vừa qua theo đánh giá của cán bộ tín dụng.

- Bước 5: Tổng hợp điểm và xếp hạng điểm của khách hàng cá nhân tại

Một phần của tài liệu 1276 quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w