Từ kinh nghiệm của các NHTM các nước vể quản trị rủi ro trong kinh doanh tín dụng, đối với các NHTM Việt Nam để tăng cường quản trị rủi ro tín dụng có thể xem xét ứng dụng một số nội dung sau:
+ Hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.
+ Áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có dấu hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn.
+ Cơ cấu lại đi đôi với tăng cường sự liên kết trong hệ thống để nâng cao khả năng tự đề kháng của các NHTM.
+ Cần trao đổi thường xuyên giữa khách hàng với ngân hàng về tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng như thách thức có thể gặp phải.
+ Xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng một cách cụ thể.
+ Trong phân tích tín dụng cần chú trọng phân tích ngành kinh doanh.
+ Để đưa ra các quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả, các ngân hàng cần phải thu thập được các thông tin chính xác và nhanh chóng. Việc cung cấp kịp thời các báo cáo tài chính đầy đủ và hoàn chỉnh, dự đoán trước được các luồng tiền và các khoản hoàn thuế là rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của người đi vay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tóm lại chương I đã trình bày tổng quan lý thuyết về RRTD và QTRRTD Ngân hàng TMCP Quân đội nhằm làm cơ sở lý luận phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và QTRRTD của Ngân hàng Quân đội ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI