2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội
Ngân hàng TMCP Quân Đội, tên giao dịch tiếng Anh “Military Commercial Joint - Stock Bank, viết tắt là MB” được thành lập theo quyết định số 0054/QĐ-NH ngày 04/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, vốn góp cổ phần do các cổ đông có uy tín đóng góp, là một trong số những ngân hàng thương mại cổ phần lớn có hoạt động kinh doanh lành mạnh. Trụ sở chính của ngân hàng được đặt ở 21 Cát Linh, Quận Đống Đa, TP Hà Nội và là ngân hàng thương mại cổ phần có doanh số hoạt động kinh doanh lớn tại Việt Nam.
Mạng lưới hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hình thành ở các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm của cả nước.
Với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ VND chủ yếu là từ vốn góp của các cổ đông sáng lập cùng với 25 nhân sự, đến Quý IV 2017 số vốn điều lệ đã tăng 857 lần đạt 17.127 tỷ VND với hàng vạn cổ đông cùng hơn 10.656 cán bộ nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Quân đội và các công ty con. Ngân hàng TMCP Quân đội hiện nay đã có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh vững mạnh, tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn do NHNNVN quy định, đồng thời không ngừng đáp ứng nhu cầu mở rộng của ngân hàng trong tương lai. Tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, đạt 303.837,8 tỷ đồng năm 2017. Hiện nay, xét về tổng tài sản và vốn điều lệ, Ngân hàng TMCP Quân đội là một trong những NHTMCP trong nước có quy mô lớn.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội
2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHTMCP Quân Đội
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ
Ngân hàng TMCP Quân đội rất quan tâm đến vấn đề quản trị rủi ro. Bộ máy quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Quân đội được tổ chức một cách chặt
Giá trị Giá trị % so 2015 Giá trị % so 2016
chẽ theo nhiều cấp quản lý, với cơ cấu nhu sau:
Ban kiểm soát: là cơ quan đại diện cổ đông, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của HĐQT, ban điều hành, hoạt động tài chính của MB, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của MB, đảm bảo ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi của cổ đông.
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là cơ quan giúp TGĐ thực hiện việc thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hợp lý và hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về nhận dạng, đo luờng, đánh giá và quản lý rủi ro, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật. Khối kiểm tra, kiểm soát nội bộ bao gồm 3 phòng kiểm tra - kiểm soát, phòng kiểm soát tuân thủ và phòng quản lý chất luợng, đảm bảo kiểm soát độc lập, khách quan mọi hoạt động ngân hàng trên phạm vi toàn hệ thống.
ALCO: để hạn chế rủi ro thị truờng và thanh khoản, từ lâu MB thành lập hội đồng ALCO. Hội đồng có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn hợp lý và hiệu quả, quyết định triển khai các sản phẩm mới. Đồng thời, hội đồng ALCO cũng có nhiệm vụ theo sát diễn biến thị truờng về lãi suất, tỷ giá và những khả năng có thể gây ra rủi ro khác để có thể giải pháp phù hợp trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn Nhờ có cơ chế kiểm soát rủi ro nhu trên mà nhiều năm qua MB đã hạn chế đuợc rủi ro trong hoạt động của mình và đạt đuợc kết quả kinh doanh cao.
Khối quản trị rủi ro: là cơ quan giúp TGĐ kiểm soát toàn bộ các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng trong đó tập trung vào RRTD, RR thanh khoản, RR thị truờng và RR hoạt động. Nhiệm vụ chính của khối QTRR là đề xuất chính sách rủi ro các kế hoạch duy trì kinh doanh liên tục, kế hoạch đối phó tình huống bất ngờ, thiết lập hạn mức, đo luờng, kiểm soát và báo cáo rủi ro, xây dựng và phổ biến văn hóa QTRR trong toàn hệ thống.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
MB đã sử dụng đồng bộ và linh hoạt nhiều giải pháp nhằm tạo sự ổn định trong việc thu hút các nguồn vốn, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. MB huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và cá nhân thông qua nhiều kênh khác nhau.
Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thông qua mạng luới bán hàng quản lý và hỗ trợ theo trục dọc từ các khối CIB (DN lớn và các định chế tài chính), SME và khách hàng cá nhân đã đem lại hiệu quả. Các hình thức huy động vốn của MB rất đa dạng, linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu gửi tiền của khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Trong các năm 2015, 2016, 2017 giữa bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi và cạnh tranh giữa các ngân hàng vô cùng gay gắt, huy động vốn của MB so với các năm tuơng ứng truớc đó vẫn tiếp tục tăng truởng (năm 2016 đạt 114,95% so với cùng kỳ năm 2015, năm 2017 đạt 119,65% so với cả năm 2016). Khả năng huy động vốn cao và ổn định đã giúp MB kiểm soát tốt rủi ro thanh khoản trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới hiện nay.
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn
TG và vay TCTD khác TG từ KH (từ TCKT và dân cu) 181.565,384 194.812,397 73 224.419,937 152 Vốn tài trợ ủy thác đầu tu cho vay
317,958 258,170 -181 296.896 15
Phát hành GTCG 2.450,058 2.366,953 -3,39 3.475,6 46,84 Tổng 193.253,938 222.150,496 14395 265.803,03 19,65
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Giá trị Giá trị % so với
2015
Giá trị % so với 2016
Tông dư nợ cho vay
121.348,63 150.737,702 24,22 182.030,1 20,76
Cùng với việc triển khai đa dạng các sản phẩm huy động vốn truyền thống, việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhu quản lý dòng tiền, quản lý tiền mặt và các dịch vụ tu vấn tài chính của MB và các công ty thành viên đã mang lại cho MB một sự ổn định lớn về nguồn vốn.
MB rất chú trọng tới việc huy động tiền gửi từ dân cu. Đây là một cấu phần giữ vai trò quyết định trong ổn định dòng vốn cho các hoạt động kinh doanh của MB.
Thông qua việc huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân, MB triển khai hàng loạt các tiện ích và sản phẩm cho khách hàng cá nhân và đang nhận đuợc sự tin tuởng ngày càng cao từ đối tuợng khách hàng này.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
MB luôn có mức tăng truởng khá qua các năm cả về số luợng khách hàng và quy mô du nợ tín dụng.
MB cung cấp các khoản vay cho các tổ chức, cá nhân duới nhiều hình thức nhu vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; khoản vay tín chấp hoặc có tài sản đảm bảo; cho vay theo nhiều đồng tiền...MB đã tham gia tài trợ vốn cho nhiều công trình kinh tế quốc phòng, dân sinh trọng điểm thông qua các hoạt động cấp tín dụng. Bên cạnh đó, MB đã triển khai rất nhiều hoạt động tài trợ tín dụng cho khách hàng là các tổng công ty, các DNVVN, cho các hộ kinh tế cá thể cũng nhu các cá nhân để vay trả góp, phục vụ đời sống hoặc kinh doanh.
Tốc độ tăng truởng du nợ tín dụng hàng năm bình quân trong 3 năm 2015- 2017 là 22%. Du nợ cuối năm 2015 là 121.348,63 tỷ đồng (tăng 21% so với năm 2014), du nợ năm 2016 là 150.737,702 tỷ đồng (tăng 24,22% so với năm 2015), du nợ năm 2017 là 182.030,1 tỷ đồng (tăng 20,76% so với năm 2016). Du nợ khách hàng là tổ chức thuờng xuyên chiếm 70% tổng du nợ của MB (Căn cứ theo Chính sách tín dụng của MB 03 năm 2015-2017)
Bảng 2.2. Tình hình cho vay theo thời hạn khoản vay
Nợ trung hạn 23.886,445 29.174,292 22,14 34.442,332 18,06 Nợ dài hạn 33.758,238 47.501,082 40,71 59.474,26 25,21 Hỗ trợ tài chính và
hoạt động repo
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền giảm so
với 2015 Số tiền giảm so với 2016 Tổng thu nhập: 15.676,86 17.869,74 14 20.550,201 15 - Thu nhập từ lãi 13.537,628 15.552,477 149 17.406,91 11,92 - Thu nhập hoạt động dịch vụ 1.527,97 1.297,89 -15,1 1.665,891 28,35 - Thu nhập khác 611,262 1.019,373 66,8 1.477,4 45 Tổng chi phí 7.289,753 8.331,337 143 11.330,618 36 - Chi phí lãi 6.219,098 7.573,533 21,8 10.360,006 36,79 - Chi phí hoạt động dịch vụ 984,132 615,25 -37,5 791,255 28,6 - Chi phí khác 86,523 142,554 64,8 179,357 25,82
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng TS 221.041,993 256.258,5 303.837,8 Vốn điều lệ của NH 16.000 17.127 17.127
LNTT 3.221 3.651 4.532
Nguồn: Báo cáo tài chính của MB
Biểu đồ 2.1. Tình hình cho vay theo thời hạn khoản vay
Nợ ngắn hạn Nợtrunghạn Nợ dài hạn Hỗ trợ tài chính và
hoạt động repo
■ 2015 ■ 2016 ■ 2017
44
2.1.3.4 Kết quả kinh doanh
Qua quá trình hoạt động kinh doanh tích cực ngân hàng TMCP Quân Đội đã đạt đuợc những thành tựu không nhỏ và là một trong những ngân hàng có những kết quả khá cao trong khối các ngân hàng cổ phần trong nhiều năm qua.
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân đội
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017
Tổng du nợ________________ 121.348,63 150.737,702 182.030,1 Nợ xấu___________________ 1.949,594 1.987,197 2.439,203 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng du nợ 1,61 1,32 1,34
Biểu đồ 2.2. Kết quả kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân đội
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, quy mô tổng TS và LNTT của Ngân hàng Quân Đội biến động tăng qua các năm mặc dù nền kinh tế thế giới và trong nuớc chua có dấu hiệu phục hồi rõ ràng. Đặc biệt kết thúc năm 2017, MB đạt 4.532 tỷ đồng lợi nhuận truớc thuế, cao thứ 3 về giá trị tuyệt đối trong khối ngân hàng cổ phần (Sau VPBank và Techcombank). Năm nay, với kết quả trên, MB vuơn lên lọt vào top 3 Ngân hàng trong Khối NHTMCP có LNTT cao nhất (Sau VPBank và Techcombank), trong khi quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đứng đầu trong Khối NHTMCP (Sau Khối Ngân hàng Quốc doanh: Agribank, VCB, Vietinbank, BIDV). Một trong những nguyên nhân để MB đạt quy mô lợi nhuận cao hơn là đã đẩy mạnh đuợc tăng truởng tín dụng. Trong giai đoạn 2015 - 2017, Ngân hàng Quân đội có tăng truởng tín dụng trung bình lên tới 21%, thay vì dự kiến 17-18% truớc đó.
2.2. THỰC TRẠNGQUẢN TRỊRỦI RO TÍNDỤNG TẠINGÂNHÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội
Đây là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của MB thời gian qua.
Bảng 2.4: Thực trạng nợ xấu qua các năm
—ệ— 7ị IỀ riợ κ⅛∕τ⅛g dư na
Nhìn vào bảng ta nhận thấy, tỷ lệ nợ xấu của MB có xu huớng giảm dần qua các năm. Nếu năm 2015 nợ xấu là 1.949,594 tỷ đồng, chiếm 1,61% trong tổng du nợ; đến năm 2016 nợ xấu tăng lên 1.987,197 tỷ đồng, chiếm 1,32% trong tổng du nợ; đến cuối năm 2017, nợ xấu tiếp tục tăng lên 2.439,203 tỷ đồng, chiếm 1,34% tổng du nợ. Việc tỷ lệ nợ xấu/tổng du nợ có xu huớng giảm cũng là điều hợp lý khi du nợ tín dụng của MB trong 3 năm gần đây cũng tăng rõ rệt (Từ 121.348,63 tỷ đồng năm 2015 lên tới 182.030,1 tỷ đồng năm 2017).
Về nguyên nhân của nợ xấu, Thứ nhất, giai đoạn 2015-2017 chứng kiến sự bất ổn chính trị và kinh tế trên thế giới cũng nhu tác động của chu kỳ kinh tế và khủng hoảng trên thị truờng tài chính tiền tệ và kinh tế quốc tế tác động rất mạnh và gây tiềm ẩn, rủi ro rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nuớc. Trong khi đó, kinh tế trong nuớc cũng còn khó khăn và chất luợng kinh tế cũng tăng trưởng chua cao, nợ công tăng nhanh. Một yếu tố rất quan trọng ở thị truờng bất động sản có một giai đoạn rất dài là trầm lắng. Các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào vốn vay ngân hàng, hiệu quả sản xuất còn thấp nên khi có biến động từ bên trong và bên ngoài thì đều tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các
Nợ xấu ngắn hạn ____________________ 867,479 1.372,574 1.674,54 Nợ xấu ngắn hạn/tổng nợ xấu (%) 44,5 69,08 68.65 Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn (%) 1.39 1,92 1,38
doanh nghiệp vay vốn, do đó gián tiếp và trực tiếp đều gây ra nợ xấu. Thứ hai, hiện nay quy mô hoạt động của nhiều doanh nghiệp còn rất nhỏ và phụ thuộc vào thị truờng thế giới. Tình hình thời tiết ở trong nuớc cũng có giai đoạn nhu nhiều năm vừa qua rất khó khăn, gây ra tác động là khả năng không trả đuợc nợ của các doanh nghiệp vay vốn. Theo thống kê của Tổng cục thống kê thì trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015 bình quân mỗi năm có trên 63.000 doanh nghiệp giải thể và phá sản, các yếu tố này cũng làm gia tăng nợ xấu trong nền kinh tế và nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Thứ ba, trong một giai đoạn các chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách vĩ mô cũng còn thiếu tính ổn định, làm ảnh huởng đến khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Thứ tư, hệ thống một số các cơ chế chính sách về xử lý tài sản còn bất cập nên chua hạn chế đến việc xử lý tài sản cũng nhu nợ của các TCTD. Thứ năm, nhiều truờng hợp khách hàng vay còn chây ỳ và trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Thứ sáu, thị truờng vốn còn chua phát triển tuơng xứng nên hệ thống ngân hàng vẫn là kênh tài trợ chủ yếu cho đầu tu và phát triển. Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể đẩy nợ xấu tại các ngân hàng lên cao, là do trong giai đoạn 2015-2017, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) hầu nhu không mua nợ xấu mà chỉ tập trung xử lý nợ xấu. Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2017, VAMC đã mua 241.000 tỷ đồng nợ xấu, con số này không thay đổi so với cuối năm 2016. Báo cáo của Chính phủ cũng chỉ ra rằng, VAMC mới chỉ xử lý đuợc 32.400 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 13,4% trong tổng số nợ xấu đã mua.
Nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào khu vực DNNQD. Điều này đuợc thể hiện qua tỷ trọng của nó trong tổng nợ xấu luôn chiếm một tỷ lệ lớn khoảng trên 50%: năm 2015 là 56,4%, năm 2016 là 60,74%, năm 2017 là 64,45%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là những khách hàng truyền thống của MB đã giao dịch từ lâu với MB, nên đã có sự tin tuởng nhau, đây cũng là đối tuợng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng. Còn đối tuợng khách hàng là khu vực DN quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ <40% là do khu vực này là đối tượng chủ yếu của các NHTM nhà nước. Các ngân hàng này sẽ có những chính sách ưu đãi về lãi suất, thủ tục vay vốn, hạn mức tín dụng... đối với DNQD. Mặt khác NHTM nhà nước rất ngại cho vay DNNQD và thường đưa ra các điều kiện rất khắt khe khi cho vay vì khó đảm bảo khoản vay cho dù có tài sản thế chấp.
Mặc dù, tỷ lệ nợ xấu của MB trên tổng dư nợ được kiểm soát dưới 2%, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình chung của ngành và yêu cầu của NHNN (Dưới 3%). Tuy nhiên, Ngân hàng cũng không được quá chủ quan, ngân hàng cần có cố gắng hơn nữa trong việc xử lý các khoản nợ xấu đã phát sinh và công tác