Bảng 2. 1: Doanh số giao dịch ngoại tệ theo loại hợp đồng

Một phần của tài liệu 1325 quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 66)

(Đơn vị: Tỷ đồng) 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 0

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế 8,260

■ Lợi nhuận trước thuế ■ Lợi nhuận sau thuế

6,400 7,355

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank) Sau đây là một số chỉ số khác trong hoạt động kinh doanh của VPBank

Biểu đồ 2. 4: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

2.60% 2.55% 2.50% 2.45% 2.40% 2.35% 2.30% 2.25% 2.54% ■ ROA

Biểu đồ 2. 5: Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 250.00% 200.00% 150.00% 100.00% 50.00% 0.00% 2017 2018 2019 233.84% ■ ROE

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank)

Biểu đồ 2. 6: Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng 3.15% 3.10% 3.05% 3.00% 2.95% 2.90% 2.85% 2.80% 2017 2018 2019 3.10% ■ Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank)

Biểu đồ 2. 7: Tỷ lệ an toàn vốn

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG 2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

2.2.1.1. Diên biến tỷ giá từ năm 2017-2019

Như đã phân tích ở trên, kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và hoạt động kinh doanh này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ sự biến động của tỷ giá.

Do tỷ giá biến động thường xuyên và khó dự đoán, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi ro thường trực gắn liền và trở thành đặc trưng của hoạt động KDNT tại các NHTM. Giai đoạn 2017-2019, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ bằng những biện pháp mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VND và USD nhằm đảm bảo nắm giữ tiền đồng có lợi hơn so với USD.

Biểu đồ 2. 8: Diễn biến tỷ giá qua các năm

Tháng 12/2017, tỷ giá trung tâm ước tăng khoảng 1,5 -1,7% so với đầu năm. Trong khi đó, tỷ giá ngân hàng thương mại giảm khoảng 0,2%, tỷ giá thị trường tự do giảm khoảng 1,5 % so với đầu năm. Nguyên nhân khiến tỷ giá tương đối ổn định là:

Thứ nhất, đồng USD mất giá trên thị trường quốc tế (chỉ số USD Index

giảm 9,1% so với đầu năm) bất chấp FED tăng lãi suất nhiều lần do tác động của chính sách chống thâm hụt thương mại của tổng thống Trump.

Thứ hai, chênh lệch giữa lãi suất VND và USD vẫn còn ở mức lớn

(khoảng 6-7%), nghiêng về việc nắm giữ VND. Huy động ngoại tệ tăng thấp, ước tăng 4% so với cuối năm 2016, trong khi ngân hàng Nhà nước mua được khoảng 7 tỷ USD từ hệ thống ngân hàng. Do vậy, có thể một lượng lớn ngoại tệ đã được tổ chức kinh tế và cá nhân bán và chuyển sang VND.

Thứ ba, cán cân thanh toán tổng thể tiếp tục thặng dư nhờ: Cán cân

thương mại tiếp tục xuất siêu 23; Cán cân vốn và tài chính năm 2017 ước thặng dư ở mức khá cao (dự báo ở mức 4,03% GDP); FDI tăng khá, dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng tăng trưởng mạnh (dự báo cuối năm 2017 ở mức 12 tỷ USD,

cao hơn mức 11,6 tỷ USD của năm 2016); và khoản mục lỗi và sai sót giảm. Năm 2018 là năm tỷ giá biến động nhiều. Trong năm, tỷ giá trung tâm do NHNN công bố đã tăng khoảng 1,6%, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng khoảng 2,7% so với đầu năm. Trong 7 năm qua, chỉ có năm 2015 chứng kiến tỷ giá biến động mạnh hơn với mức tăng 5,1%.

Áp lực lên tỷ giá trong năm nay chủ yếu đến từ thị trường quốc tế, trong đó hai yếu tố chính là (i) kinh tế Mỹ tăng trưởng ấn tượng (GDP năm 2018 ước tăng 2,9% so với mức tăng 2,2% năm 2017) cùng với việc Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất đồng USD thêm 4 lần trong năm khiến USD tăng giá 4,8% khiến các ngoại tệ khu vực mất giá tương ứng; và (ii) cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khiến lo ngại rủi ro chính

sách tăng, giảm đà tăng trưởng của nhiều nền kinh tế châu Á, khiến các đồng tiền trong khu vực mất giá khá nhiều (CNY mất giá -5,9%, KRW -5,5%, MYR -3,3%, SGD -2,6%,...), trong khi đây là những đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tính tỷ giá trung tâm của NHNN.

Đối với tỷ giá VND, trong 5 tháng đầu năm 2018, diễn biến tỷ giá USD/VND tương đối bình lặng, thậm chí NHNN còn mua vào được USD do thị trường dư nguồn cung. Nhưng đến cuối tháng 6/2018, khi đồng CNY mất giá mạnh (-4% chỉ trong vòng 3 tuần) và Fed nâng lãi suất USD lần thứ hai trong năm, áp lực lên tỷ giá USD/VND đã rõ nét hơn. Sau đó, tỷ giá USD/VND tiếp tục chịu áp lực lớn và chỉ bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt vào giữa tháng 8/2018, khi mà tỷ giá USD/CNY cũng bắt đầu tạo đỉnh ngắn hạn.Từ giữa tháng 8 đến hết năm, tỷ giá USD/VND cơ bản ổn định.

Xét chung cả năm 2018, việc VND giảm 2,7% so với USD cho thấy VND ổn định hơn nhiều so với các đồng tiền trong khu vực. Những chuyển biến tích cực trong bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam đã phần nào triệt tiêu bớt ảnh hưởng tiêu cực từ thế giới và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều hành tỷ giá của NHNN cũng như niềm tin cho các chủ thể tham gia trên thị trường. Cụ thể, GDP năm 2018 tăng 7,08%, mức cao nhất trong 10 năm qua và vượt mục tiêu 6,7% mà Chính phủ đề ra. Lạm phát CPI bình quân được kiểm soát với mức tăng 3,8%.

Trong năm 2019, tỷ giá trung tâm USD/VND đã có 3 lần lập đỉnh mới. Lần đầu tiên, khi tỷ giá trung tâm USD/VND vượt qua mốc 22,998 đồng, lên mức 23,004 đồng từ cuối tháng 4. Sau đó, tỷ giá trung tâm biến động nhưng vẫn trong kênh tăng, và đạt mốc mới thứ hai tại 23,115 đồng vào đầu tháng 8. Mốc cuối cùng được lập trong năm 2019 chạm mức 23,169 đồng vào cuối tháng 12, tăng 344 đồng, tương đương tăng 1.5% so với đầu năm 2019. Tỷ giá chịu ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, gây sức ép phá giá

đồng Nhân dân tệ (CNY). Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất 3 lần trong năm qua và sự điều tiết nguồn cung ngoại hối của NHNN cũng ảnh hưởng lên các đợt tăng mạnh của tỷ giá trong năm.

Từ đầu tháng 8, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp mức thuế 10% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 01/08. Đẩy tỷ giá CNY so với USD rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua, vượt ngưỡng 7 CNY/USD ngày 05/08/2019. Động thái này gây sức ép lên tỷ giá USD/VND bởi đồng CNY là một trong 8 loại tiền tệ trong rổ tính tỷ giá trung tâm của Việt Nam. Kết quả NHNN đã có động thái điều chỉnh tăng thêm 15 đồng, đưa tỷ giá trung tâm lên mức 23,115 đồng vào ngày 06/08/2019.

Mặc dù có những diễn biến tăng giảm đan xen nhưng thị trường ngoại hối quốc tế năm 2019 cũng không có biến động quá mạnh, do những biến số này đã được dự báo từ trước, không có nhiều tác động đến tâm lý của nhà đầu tư. Tuy Fed đã có 3 lần giảm lãi suất trong năm 2019, song, chỉ số đô la Mỹ bình quân năm 2019 vẫn tăng 0.99% so với năm 2018. Khi đồng USD lên giá, mà tỷ giá USD/VND vẫn giữ nguyên, có nghĩa là VND tăng giá so với các đồng tiền khác và làm hàng hóa của chúng ta sẽ kém tính cạnh tranh.

Nhìn vào diễn biến thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, tình hình thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam trong thời gian vừa qua, có thể thấy việc tăng tỷ giá trung tâm của NHNN là một bước đi cần thiết để góp phần ổn định vĩ mô.

2.2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương

mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng.

Hoạt động KDNT của VPBank là một trong những bộ phận nghiệp vụ quan trọng, đóng góp quan trọng cho đà tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới nói chung, tài

trợ thương mại và thanh toán xuất nhập khẩu của VPBank nói riêng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2017-2019, VPBank liên tiếp báo lỗ trong hoạt động Kinh doanh ngoại tệ.

Cụ thể, năm 2017, lỗ từ hoạt động này là 158.842 tỷ đồng. Năm 2018, hoạt động KDNT đã khởi sắc hơn với mức lỗ giảm 34,7% còn 103.750 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý III/2019 cho thấy một số mảng kinh doanh dịch vụ có mức tăng trưởng khá, nhưng ở mảng kinh doanh ngoại hối lại lỗ tới hơn 81 tỷ đồng.

Đến 31/12/2019, VPBank ghi nhận lỗ hoạt động KDNT đạt mức 216.879 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm 2018.

Biểu đồ 2. 9: Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VPBank

(Đơn vị: Triệu đồng) - -50,000 -100,000 -150,000 -200,000

■ Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

(Nguồn: Báo cáo VPBank) 2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Định hướng chiến lược, mục tiêu hoạt động KDNT của VPBank là định vị lại vị thế, nâng cao hình ảnh, thương hiệu của VPBank trên thị trường ngoại hối, tăng trưởng bền vững, an toàn, hiệu quả, tăng thị phần KDNT,

2018

phấn đấu doanh số mua bán ngoại tệ ở thị truờng 1 (mua bán với khách hàng, doanh nghiệp) năm 2020 đạt tối thiểu 30% và đến 2024 đạt tối thiểu 40% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, thị phần ở thị truờng 2 (thị truờng liên ngân hàng) năm 2020 đạt tối thiểu 25% và đến 2024 đạt tối thiểu 35-40%.

Truớc những rủi ro tiềm ẩn từ thị truờng kinh tế tài chính trong nuớc và quốc tế, Ngân hàng Thuong mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng tiếp tục vận hành hiệu quả các mô hình quản trị rủi ro tiến tiến để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh an toàn và bền vững, cụ thể:

2.2.2.1. Bộ máy Quản trị rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Công tác thực thi quản trị rủi ro tỷ giá được thực hiện tại VPBank do phòng quản trị rủi ro thị trường chịu trách nhiệm khi kiểm soát hoạt động kinh doanh hàng ngày tại phòng KDNT.

Triển khai mô hình quản trị rủi ro theo nguyên tắc 3 vòng kiểm soát, phân tách chức năng nhiệm vụ giữa các khối, bộ phận để đảm bảo độc lập kiểm soát chéo, giảm thiểu rủi ro. Cụ thể, các đon vị kinh doanh tại vòng 1 phát huy vai trò là đon vị phát sinh và chủ động, tích cực kiểm soát rủi ro, khối QLRR thuộc vòng 2 thực hiện tốt vai trò đề xuất xây dựng các chính sách, nguyên tắc, hạn mức kiểm soát rủi ro, giám sát độc lập và đảm bảo tình hình rủi ro của ngân hàng được báo cáo đầy đủ, kịp thời tới ban lãnh đạo, phòng kiểm toán nội bộ thuộc vòng 3 từng bước phát huy vai trò là bộ phận đánh giá độc lập, khách quan tính đầy đủ và hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong ngân hàng.

Phòng quản trị rủi ro thị trường với chức năng kiểm soát hai loại rủi ro chính là rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Khối thị trường tiền tệ, gồm hai bộ phận:

+ Xây dựng và đề xuất HĐQT phê duyệt hạn mức chấp nhận rủi ro thị truờng (bao gồm lãi suất, ngoại hối, hàng hóa phái sinh, sản phẩm phái sinh, danh mục đầu tu).

+ Xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách quy trình quản trị rủi ro, công cụ đo luờng rủi ro thị truờng bao gồm rủi ro tỷ giá, mô hình rủi ro có thể xảy ra từ đó lên kế hoạch phòng ngừa rủi ro thị truờng.

+ Xây dựng, thiết lập hệ thống thẩm quyền giao dịch, hạn mức lỗ,... + Tham muu cho ban lãnh đạo các vấn đề liên quan đến rủi ro thị truờng.

- Bộ phận Giám sát rủi ro thị trường:

+ Thực hiện kiểm soát trực tiếp giao dịch kinh doanh của Khối thị truờng tiền tệ, giám sát hạn mức rủi ro, hệ số rủi ro đuợc thiết lập trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, giám sát việc thực hiện thẩm quyền phán quyết bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

+ Giám sát việc thực hiện thẩm quyền phán quyết liên quan đến hoạt động kinh doanh bao gồm kinh doanh ngoại tệ.

+ Theo dõi và phân tích xu huớng biến động của thị truờng để kịp thời đề xuất phuơng án, giải pháp thực hiện QLRR tỷ giá trong từng giai đoạn.

+ Đánh giá lại các danh mục trong hoạt động kinh doanh của phòng kinh doanh vốn theo giá trị thị truờng, đảm bảo việc đánh giá lại giá trị các danh mục theo đúng chính sách, quy trình của Ngân hàng VPBank.

+ Thực hiện lập báo cáo và cảnh báo rủi ro thị truờng.

- Khối thị trường tài chính:

+ Tham muu và là đầu mối soạn thảo văn bản chỉ đạo điều hành, huớng dẫn hoạt động mua bán ngoại tệ của toàn hệ thống, kiến nghị chỉnh sửa văn bản, quy trình liên quan đảm bảo các biện pháp kiểm soát mua bán ngoại tệ áp dụng tại các đơn vị đuợc thiết kế hiệu quả nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro.

+ Thường xuyên rà soát, nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện quy định, quy trình mua bán ngoại tệ phù hợp với các quy định quản trị ngoại hối và tình hình thực tế kinh doanh.

+ Lập, thông báo bằng tỷ giá giao dịch mua bán ngoại tệ hàng ngày đến các đơn vị.

+ Quản trị, giám sát, kiểm tra, tổng hợp tình hình hoạt động KDNT của các đơn vị trong toàn hệ thống nhằm đảm bảo hoạt động KDNT tuân thủ đúng các chính sách, quy định của Chính phủ, NHNN về quản trị ngoại hối, quy định của Ngân hàng VPBank và là đầu mối phối hợp các đơn vị để tự nhận diện đánh giá rủi ro và đưa ra các biện pháp kiểm soát.

+ Theo dõi, quản trị, giám sát trạng thái ngoại tệ của các đơn vị trong toàn hệ thống.

Phòng Kinh doanh vốn (KDV)

+ Là phòng nghiệp vụ tham mưu, giúp HĐQT và Ban lãnh đạo (BLĐ) trong việc quản trị, điều hành và tổ chức thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ của Ngân hàng VPBank, thường xuyên rà soát, nghiên cứu, phân tích thị trường, bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy định phù hợp với thực tế kinh doanh.

+ Nghiên cứu, nắm bắt diễn biến của thị trường ngoại hối để kịp thời tham mưu cho BLĐ Ngân hàng VPBank về định hướng chiến lược KDNT trong từng giai đoạn và các biện pháp KDNT phù hợp với từng thời điểm.

+ Xây dựng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, quy trình mua bán ngoại tệ, triển khai thực hiện kịp thời các quy định của NHNN và của Tổng giám đốc liên quan đến nghiệp vụ mua bán ngoại tệ tại Hội sở chính,

+ Trực tiếp giao dịch, kinh doanh các sản phẩm ngoại hối trên thị trường trong nước, quốc tế trong phạm vi quyền hạn được giao nhằm tạo lợi nhuận hoặc bảo hiểm rủi ro.

+ Phối hợp với phòng bán hàng và phát triển kinh doanh đáp ứng tối đa nhu cầu mua bán ngoại tệ của các đơn vị, khách hàng của ngân hàng VPBank theo giá trị của thị truờng tại thời điểm giao dịch.

+ Nắm giữ và xử lý trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống phù hợp với định huớng chiến luợc kinh doanh, chính sách QLRR của VPBank. Chủ động kiểm soát rủi ro ngoại hối của hoạt động kinh doanh, đảm bảo tuân thủ các quy định về trạng thái ngoại tệ của NHNN và quy định về hạn mức KDNT của VPBank.

+ Tiếp nhận hoặc chủ động xử lý trạng thái ngoại tệ và rủi ro có thể

Một phần của tài liệu 1325 quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 66)