Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triểntín dụng đối với doanh nghiệp thương mại

Một phần của tài liệu 1393 tín dụng cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn hà nội tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 139)

thương mại

Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển tín dụng. Thông qua các chỉ tiêu này, ngân hàng có thể xác định được một cách khá chính xác sự phát triển tín dụng của ngân hàng mình thông qua những con số cụ thể. Vì thế, những con số được đưa ra để tính toán các chỉ tiêu này cần phải chính xác và đầy đủ.

1.4.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp thương mại về chiều rộng

a. Tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp thương mại

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Con số và tốc độ tăng giảm của doanh số cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động tín dụng là Phát triển hay thu hẹp.

Các chỉ tiêu đánh giá:

- Mức tăng doanh số cho vay đối với DNTM MDS = DSt - DS t-1

Trong đó:

MDS : Mức tăng doanh số cho vay đối với DNTM DSt : Doanh số cho vay đối với DNTM năm thứ t

DS t-1: Doanh số cho vay đối với DNTM năm thứ (t-1)

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này tăng hay giảm phản ánh sự thay đổi quy mô tín dụng đối với DNTM.

- Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNTM

τ' M; ∙1°0

Trong đó:

TĐDS: Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNTM

Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay đối với DNTM năm nay so với năm truớc là bao nhiêu.

Nếu tỷ lệ này tăng cho thấy ngân hàng đã tăng cho vay đối với DNTM.

Nếu tỷ lệ này giảm và vẫn lớn hơn 0 chứng tỏ doanh số cho vay DNTM vẫn tăng truởng, tuy nhiên ngân hàng hạn chế tín dụng đối với DNTM hơn truớc.

- Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNTM

DS *

TTns ——*100

DS DS

Trong đó:

TTDS: Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNTM DS* : Doanh số cho vay đối với DNTM

DS : Tổng doanh số cho vay của ngân hàng

Ý nghĩa: Chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay đối với các DNTM chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.

Nếu TTDS tăng chứng tỏ ngân hàng Phát triển tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNTM.

Nếu TTDS giảm chứng tỏ ngân hàng thu hẹp tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNTM.

Dư nợ tín dụng tại một thời điểm nhất định phản ánh quy mô tín dụng của ngân hàng tại thời điểm đó. Như vậy, dư nợ tín dụng đối với DNTM cho biết quy mô tín dụng đối với các DNTM tại một thời điểm nhất định.

Các chỉ tiêu đánh giá:

- Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNTM MDN = DNt - DN t-1

Trong đó:

MDN : Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNTM DNt : Dư nợ tín dụng đối với DNTM năm t

DN t-1: Dư nợ tín dụng đối với DNTM năm thứ t-1

Ý nghĩa: MDN cho thấy sự tăng lên về số tuyệt đối của dư nợ tín dụng. Nếu MDN >0: phản ánh ngân hàng đã Phát triển tín dụng đối với DNTM. Nếu MDN <0: phản ánh ngân hàng đã thu hẹp tín dụng đối với DNTM.

- Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNTM

TĐ = ''' *100

DNt _1

Trong đó:

TĐDN :Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNTM.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi của dư nợ tín dụng đối với DNTM năm nay so với năm trước là bao nhiêu.

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNTM

... DN*

TTDN = ,„. *100

DN DN

Trong đó:

TTDN: Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNTM DN* : Dư nợ tín dụng đối với DNTM

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ tín dụng đối với các DNTM chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nếu TTDN tăng phản ánh ngân hàng đã Phát triển tỷ trọng tín dụng đối với DNTM.

c. Tăng doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp thương mại

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng thu được của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số thu nợ đối với DNTM phản ánh số vốn mà ngân hàng đã giải ngân cho DNTM và đã được hoàn trả sau một thời gian nhất định.

Các chỉ tiêu đánh giá:

- Mức tăng doanh số thu nợ đối với DNTM MTN = TNt -TN t-1

Trong đó:

MTN : Mức tăng doanh số thu nợ đối với các DNTM TNt : Doanh số thu nợ đối với DNTM năm t

TN t-1: Doanh số thu nợ đối với DNTM năm t-1

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh công tác tổ chức cho vay cũng như công tác thu nợ của khách hàng là tốt hay không tốt. Nếu MTN > 0 và lớn hơn năm ngoái thì cho thấy công tác thu nợ của năm nay tốt. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng nếu như năm nay ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều hơn năm ngoái thì mặc dù mức tăng này có lớn hơn 0 và lớn hơn năm ngoái thì chưa thể đánh giá là năm nay công tác thu nợ tốt hơn năm ngoái.

- Tốc độ tăng doanh số thu nợ đối với DNTM

TĐm, -l 1TN M T N * 100 TNt _1

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ thay đổi doanh số thu nợ năm nay so với năm ngoái.

Nếu TDTN giảm thì cần tìm hiểu nguyên nhân của sự giảm sút này để có biện pháp kịp thời.

- Tỷ trọng doanh số thu nợ đối với DNTM

TN *

TTTN = TN *100

TN TN

Trong đó:

TTTN : Tỷ trọng doanh số thu nợ đối với DNTM

TN* : Doanh số thu nợ đối với DNTM

TN : Doanh số thu nợ của hoạt động tín dụng

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi tỷ trọng doanh số thu nợ đối với DNTM trong tổng doanh số thu nợ của hoạt động tín dụng, so sánh tỷ trọng hàng năm ta thấy phần nào thay đổi cơ cấu Phát triển tín dụng đối với DNTM.

d. Tăng số lượng khách hàng là doanh nghiệp thương mại

Phát triển số luợng khách hàng là DNTM là làm tăng thêm đối tuợng cho vay là DNTM. Các chỉ tiêu đánh giá: - Mức tăng số luợng khách hàng là DNTM MSL = St- S t-1 Trong đó: MSL: Mức tăng số luợng khách hàng là DNTM St : Số luợng khách hàng là DNTM năm thứ t S t-1: Số luợng khách hàng là DNTM năm thứ t-1 - Tốc độ tăng số luợng khách hàng là DNTM TĐ = MSL *100 St

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi số luợng khách hàng là DNTM năm nay so với năm truớc là bao nhiêu.

Nếu TĐSL tăng phản ánh số lượng khách hàng là DNTM năm nay có xu hướng tăng.

Nếu TĐSL giảm và vẫn > 0 thì điều này phản ánh số lượng khách hàng là DNTM có quan hệ vay vốn với ngân hàng vẫn tăng nhưng tốc độ tăng ít hơn năm trước. Nguyên nhân có thể do ngân hàng hạn chế cho vay DNTM hoặc việc phát triển tín dụng đối với DNTM đã ổn định hơn.

- Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNTM S TT = ⅛- *100 S Trong đó: TTSL: Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNTM

S* : Số lượng khách hàng DNTM có quan hệ tín dụng với ngân hàng S : Tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng DNTM chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. 1.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp thương mại về chiều sâu

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng Ngân hàng đối với DNTM về chiều rộng không phản ánh hết được sự phát triển tín dụng, mà nó chỉ có thể phản ánh được quy mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng tín dụng vì đằng sau các khoản tín dụng đó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tín dụng là khoản mục đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động đem lại nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, khi đánh giá mức độ phát triển tín dụng không chỉ đựa vào nhóm chi tiêu về tăng trưởng mà còn phải sử dụng một số nhóm chỉ tiêu khác nhằm có sự đánh giá toàn diện hơn.

- Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tỉ lệ phần trăm giữa nợ có bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng nợ có bảo đảm bằng tài sản là lớn hay nhỏ đối với tổng dư nợ.

Tài sản bảo đảm có thể giúp ngân hàng giảm thiểu được thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra. Trong thực tế, các khoản vay cần có bảo đảm bằng tài sản thì giá trị của khoản vay đó không được vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm . Các ngân hàng đặc biệt là các NHTM Nhà nước đang cố gắng tăng dần tỷ trọng dư nợ có bảo đảm bằng tài sản, bởi đây là nguồn thu hồi nợ có giá trị của ngân hàng.

Bên cạnh đó, tài sản bảo đảm cũng làm tăng trách nhiệm của khách hàng đi vay với khoản tín dụng được cấp và tạo ra mối ràng buộc về lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng. Vì vậy, một tỷ lệ cao hay thấp dư nợ có bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ cũng phản ánh được chất lượng tín dụng của ngân hàng là cao hay thấp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này mới chỉ phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Để đánh giá chất lượng tín dụng còn phải xem số vốn vay thực tế chưa thu hồi được khi hết hạn hợp đồng tín dụng.

b. Nhóm chỉ tiêu về nợ xấu

- Tỷ lệ nợ quá hạn: Được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm xác định. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi hết hạn thoả thuận trên hợp đồng. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mất vốn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì khả năng mất vốn càng cao, chất lượng tín dụng thấp.

- Tỷ lệ nợ phải trích DPRR: Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ từ nhóm 2 trở lên trên tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm nhất định. Tỉ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp.

Nợ từ nhóm 2 trở lên là các khoản nợ được các tổ chức tín dụng phân vào các nhóm : 2, 3, 4, 5 theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Theo đó nợ phân loại vào nhóm 2 bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; toàn bộ dư nợ của khách hàng có một khoản nợ bất kỳ bị phân loại vào nhóm 2; các khoản nợ trong hạn và quá hạn dưới 10 ngày nhưng tổ chức tín dụng đánh giá có mức độ rủi ro như nợ nhóm 2.

Nợ phân loại vào nhóm 3 bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; các khoản nợ gia hạn nợ; các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu; toàn bộ dư nợ của khách hàng có một khoản nợ bất kỳ bị phân loại vào nhóm 3; các khoản nợ khác tổ chức tín dụng đánh giá có mức độ rủi ro như nợ nhóm 3.

Nợ phân loại vào nhóm 4 bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nơ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai; toàn bộ dư nợ của khách hàng có một khoản nợ bất

kỳ bị phân loại vào nhóm 4; các khoản nợ khác tổ chức tín dụng đánh giá có mức độ rủi ro như nợ nhóm 4.

Nợ phân loại vào nhóm 5 bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ ba trở lên kể cả chưa bị quá hạn

hoặc đã quá hạn; các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; toàn bộ dư nợ của khách hàng có một khoản nợ bất kỳ bị phân loại vào nhóm 5; các khoản nợ khác tổ chức tín dụng đánh giá có khả năng mất vốn.

- Tỷ lệ nợ xấu: Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ từ nhóm 3 trở lên trên tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm nhất định. Tỉ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp.

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản. Nợ xấu là một lời cảnh báo cho ngân hàng. Tuy nhiên, khi đánh giá nợ quá hạn cũng cần phải chú ý đến một số nghiệp vụ tín dụng như việc tính toán kỳ hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ có nghĩa là nó không nằm trong chỉ tiêu nợ quá hạn. Nhưng chính nợ tái cơ cấu cũng là phản ánh phần nào khả năng mất vốn của ngân hàng. Nếu các ngân hàng gia hạn nợ không chú ý xem xét đến khả năng trả nợ của khách hàng, mà chỉ cố gắng giảm chỉ tiêu nợ quá hạn nhằm tạo ra chất lượng tín dụng giả tạo thì nợ gia hạn chính là nguy cơ lớn đối với ngân hàng, thậm chí nó có thể dẫn ngân hàng đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên hiện nay nợ tái cơ cấu theo qui định của NHNN về phân loại nợ và trích lập DPRR được xếp vào nợ từ nhóm 2 trở lên và phải trích dự phòng rủi ro do đó khi đánh giá chất lượng tín dụng hiện nay phải sử dụng đồng thời các chỉ tiêu trên mới đánh giá được chính xác và đầy đủ.

Những chỉ tiêu trên phản ánh mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Những chỉ tiêu này càng thấp thì phản ánh chất lượng tín dụng càng cao. Mặc dù mục đích cao nhất của ngân hàng trong kinh doanh là an toàn, nhưng khi nói một ngân hàng phát triển tín dụng tốt thì không thể không nói đến khả năng sinh lãi của các khoản tín dụng có. Vì vậy, để có được sự đánh giá chính xác hơn về phát triển tín dụng thì không thể bỏ qua chỉ tiêu về lợi nhuận.

c. Chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là lợi nhuận hàng năm từ hoạt động cho vay của ngân hàng thuờng đuợc tính tại thời điểm cuối năm. Chỉ tiêu này cao phản ánh chất luợng tín dụng của ngân hàng tốt và nguợc lại. Vì bên cạnh mục tiêu an toàn bất kỳ ngân hàng nào cũng phải huớng đến mục tiêu lợi nhuận đặc biệt trong một nền kinh tế thị truờng cạnh tranh.

Tóm lại: Để có thể đánh giá tín dụng một cách toàn diện nhất thì cần phải đánh giá đồng bộ các chỉ tiêu. Bởi vì mỗi chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá

Một phần của tài liệu 1393 tín dụng cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn hà nội tại NH phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 52 - 139)