Đối với chính phủ và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu 1406 tăng cường huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam dương vĩnh phúc (Trang 81)

> Kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ

Thứ nhất, Hoàn thiện và ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô. Chính phủ cần có các biện pháp ổn định tình hình kinh tế trong nước, trước hết là ổn định mặt bằng giá cả hiện nay đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Kiểm soát được giá cả của một số mặt hàng thiết yếu giúp cho chính phủ kiểm soát được tỷ lệ lạm phát, kiềm chế lạm phát ở mức độ hợp lý đồng thời tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tích lũy trong tương lai. Để làm được điều này, Chính phủ phải thực hiện các chính sách tiền tệ phù hợp, chính sách tỷ giá linh hoạt, đảm bảo được lãi suất thực dương. Đồng thời trong giai đoạn nền kinh tế như hiện nay chính phủ cũng nên thực hành chính sách tiết kiệm. Tiết kiệm trong sử dụng vốn, trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp, tránh tham ô lãng phí.

Thứ hai, thiết lập môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng, thực hiện đầu tư dự án, đảm bảo nguồn tiền gửi ổn định cho ngân hàng và thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra, các văn bản pháp lý về hoạt độ ng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng còn chưa đầy đủ, cần phải được rà soát lại, chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với

các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO.

Thứ ba, có biện pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán để chúng thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển.

> Kiến nghị với Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc và chính quyền huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc

Tăng cường tập trung phát triển kinh tế tại địa bàn huyện Tam Dương, thành lập khu công nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đầu tư giao thông hạ tầng, cơ sở vật chất của địa bàn huyện.

Tổ chức nhiều diễn đàn hợp tác giữa các doanh nghiệp trong địa bàn huyện vừa giúp Ngân hàng có cơ hộ i tiếp xúc với khách hàng tiềm năng, vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn kinh doanh.

3.3.2. Kiến nghị đối vớ Ngân hàng Nhà nước

NHNN có chức năng quản lý và điều hành hệ thống NHTM và là ngân hàng của các NHTM, NHNN có tầm quan trọng rất lớn đối với chiến lược huy động vốn của các ngân hàng, đồng thời cũng định hướng cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh. NHNN với chính sách hợp lý và cách thức điều hành đúng đắn s ẽ là tiền đề tốt, tác độ ng tích cực đến công tác huy độ ng vốn của NHTM.

NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách tiền tệ tín dụng thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng. Do hoạt động huy độ ng vốn của NHTM phụ thuộ c rất nhiều vào chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kỳ. Có lúc NHNN quản lý quá lỏng lẻo lúc lại quá chặt chẽ gây ra khó khăn cho hoạt động của các tổ chức này. Vì vây, các công cụ của chính sách tiền tệ phải sử dụng linh hoạt, không quá cứng nhắc, phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường để đẩy mạnh việc cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Tiếp tục tuyên truyền và bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thị trường mở cho các TCTD để khuyến khích các tổ chức tín dụng đủ điều kiện tham

gia vào thị trường mở. Đồng thời, sử dụng hiệu quả công cụ thị trường mở trong việc kiểm soát cung cầu tiền thay cho công cụ dự trữ bắt buộ c, hay lãi suất tái chiết khấu.

Cơ cấu lại hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của các TCTD để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật mọi nghiệp vụ trong hoạt độ ng kinh doanh của các TCTD, góp phần nâng cao chất lượng của các TCTD, tạo điều kiện cho hoạt độ ng của ngân hàng lành mạnh, ổn định và bền vững.

Do không phải lúc nào nguồn vốn huy động được cũng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của ngân hàng. Vì thế, NHNN cần có những giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho thị trường liên ngân hàng hoạt độ ng có hiệu quả, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng có thể dễ dàng huy độ ng vốn bằng cách vay vốn trên thị trường khi cần thiết.

3.3.3 Kiến nghị đố i vớ Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển nông thôn Việt Na m

Agribank nên thực hiện đồng b ộ hóa công nghệ thông tin trong các hoạt động của ngân hàng, tăng cường các thiết bị hiện đại cần thiết cho các Chi nhánh để đảm bảo cho các hoạt động của Chi nhánh diễn ra nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.

Có chính sách thu hút đầu vào, mở các đợt tuyển dụng trên quy mô lớn để tìm kiếm các nhân viên giỏi. Đồng thời, thường xuyên mở các lớp tập huấn cho độ i ngũ nhân viên để nâng cao trình độ nghiệp vụ tại hộ i sở. Khuyến khích tinh thần tự học, có chính sách đãi ngộ đối với những nhân viên giỏi về lương và phần thưởng.

Mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng do số lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng nhiều, taọ tâm lý thoải mái cho khách hàng, tránh tình trạng khách hàng phải chờ đợi khi đến với ngân hàng.

Ket luận chương 3

Dựa trên cơ sở lý luận được nêu ra trong chương 1 và căn cứ vào thực trạng công tác huy độ ng vốn của Chi nhánh trong chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy độ ng vốn tại Agribank Chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc. Để tăng cường hoạt động huy độ ng vốn, Chi nhánh cần nghiên cứu, triển khai và thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp. Bên cạnh những giải pháp tại Chi nhánh, tác giả còn đưa ra mộ t số kiến nghị tới Chính phủ và chính quyền địa phương,

với ngân hàng nhà nước, với Agribank để có những chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ công tác huy độ ng vốn của Chi nhánh ngày càng an toàn và hiệu quả.

KẾT LUẬN

Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giới, vốn ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của các ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Hoạt động huy độ ng vốn đã và đang s ẽ là một trong những hoạt độ ng có tầm quan trọng hàng đầu của các ngân hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tạo tính chủ độ ng trong hoạt độ ng kinh doanh, đòi hỏi các ngân hàng không ngừng đổi mới hoạt động, đưa ra các giải pháp và biện pháp thích hợp với từng lĩnh vực kinh tế, từng khu vực dân cư để huy độ ng được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước, góp phần ổn định và thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy ngoài việc nỗ lực phấn đấu của toàn bộ tập thể cán bộ trong Ngân hàng, việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp “Tăng cường huy độ ng vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc” là một yêu cầu hết sức cần thiết góp phần làm tăng năng lực tranh tranh đối với hoạt động huy độ ng vốn và cũng là tăng hiệu quả hoạt độ ng kinh doanh của Ngân hàng.

TÀI LIỆ U THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Phương Liên (2 011), Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại, Trường Đại học Thương mại.

2. Nguyễn Đang Dờn (2 014), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê, Hà Nộ i.

3. Trương Thị Hoài Linh (2 012), Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Nguyễn Văn Tiến (2 012), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nộ i.

5. Hoàng Thị Phương Hằng (2 016), Hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Hà Tây, Luận văn thạc sĩ.

6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2 010 ), Luật các tổ chức tín d ụng.

7. Báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước từ năm 2016-2019.

8. Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh huyện Tam Dương ( 2018- 2020), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng No&PTNT Chi nhánh huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc từ năm 2018 đến năm 2020.

9. Ninh Thị Thúy Ngân (2019) “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại ”

10.Các trang web:

https: //www.agribank.com.vn/ https://tapchitaichinh.vn/

Một phần của tài liệu 1406 tăng cường huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tam dương vĩnh phúc (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w