Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 104)

Thứ nhất, nền kinh tế nước ta trong năm 2014 có một số cải tiến nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Lạm phát tuy bước đầu đã được kiềm chế nhưng luôn tiềm ẩn những yếu tố dẫn đến bùng phát trở lại. Vì vậy, đề nghị Chính phủ kiên định với các mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý, tỉnh táo trước những sức ép về tăng trưởng nhanh trước mắt song không bền vững. Từ đó, các DNNVV mới có cơ hội mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đáp nhu cầu phong phú đa dạng về hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cho dân cư. Như vậy hoạt động cho vay DNNVV mới có cơ hội phát triển.

Thứ hai, về môi trường pháp lý, Chính phủ cần cải cách hệ thống pháp luật, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật một cách cụ thể, chi tiết nhằm tạo lập một khung pháp lý hoàn chỉnh, chặt chẽ, đầy đủ và đồng bộ. Điều này sẽ giúp tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV hoạt động sản xuất. Cụ thể, luật

kinh doanh phải chi tiết hơn để đảm bảo sự bình đẳng cho DNNVV với các thành phần kinh tế khác về đất đai, tiền vốn và nhân lực.

Thứ ba, Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách ưu đãi cho các NHTM đẩy mạnh cho vay hỗ trợ khu vực các DNNVV. Mở rộng các đối tượng được hưởng cơ chế, chính sách tín dụng liên quan các DNNVV, mở rộng phạm vi gói “kích cầu” tín dụng đến một số đối tượng các DNNVV tham gia phát triển mạng lưới sản xuất, tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...

Thứ tư, Chính phủ nên có gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng trung và dài hạn, với lãi suất thấp và ổn định trong 5 - 10 năm, để có nguồn vốn mua máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc này vừa giúp các ngân hàng tăng dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV vừa giúp các DNNVV có thể mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh.

Thứ năm, Chính phủ cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và các chương trình xúc tiến thương mại địa phương; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về việc hàng tiêu dùng được sản xuất trong nước, đồng thời tiếp tục triển khai các giải pháp hiệu quả để đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, có chính sách khuyến khích các trung tâm bán lẻ và siêu thị áp dụng tỷ trọng cao các mặt hàng được sản xuất trong nước. Qua đó, tạo tác động bôi trơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giảm hàng tồn kho của các doanh nghiệp.

Thứ sáu, triển khai các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm nâng cao năng lực quản trị tại các doanh nghiệp này; Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các buổi tọa đàm về pháp luật, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ pháp chế. Uy tín, năng lực của DNNVV được nâng cao giúp tạo được niềm tin của ngân hàng khi xem xét cho vay vốn, qua đó mà các thủ tục vay vốn sẽ thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Thứ bảy, hiện nay có rất nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ cấp Trung ương đến địa phương trên các lĩnh vực như thuế, hỗ trợ

công nghiệp phụ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tu vào nông nghiệp nông thôn, chính sách khoa học công nghệ đối với doanh nghiệp... và các chính sách này nằm tản mạn tại các Bộ, ngành, địa phuơng, do vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó tiếp cận. Vì vậy, Chính phủ cần hình thành cơ chế về hỗ trợ thông tin, tu vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;liên kết đến các thông tin của các tổ chức đại diện, hỗ trợ cho doanh nghiệp để cung cấp thông tin một cách có hệ thống, kịp thời đến với doanh nghiệp. Từ đó, DNNVV sẽ biết đến nhiều hơn các chính sách uu đãi trong đó có chính sách uu đãi về lãi suất dành cho mình để tập trung khai thác một cách có hiệu quả.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tu và các Bộ ngành có liên quan cần nâng cấp, kết nối, hoàn thiện hệ thống thông tin doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trên Cổng thông tin doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các ngân hàng thuơng mại tiếp cận thông tin sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w