Kiến nghị đối với Ngânhàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 107)

Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là cơ quan chỉ đạo trực tiếp của BIDV Cầu Giấy, do đó, để Chi nhánh có thể phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thì những định hướng hỗ trỡ, giúp đỡ của BIDV là điều không thể thiếu.

Thứ nhất, tại Hội sở chính nên quan tâm phát triển hoạt động của Ban khách hàng DNNVV. Ban khách hàng DNNVV mới thành lập năm 2015 tách ra từ Ban khách hàng doanh nghiệp nên đang trong quá trình hoàn thiện. Trong thời gian tới, Ban khách hàng DNNVV cần làm tốt vai trò đầu mối quản lý các DNNVV, tìm hiểu, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tín dụng đặc thù phù hợp với khách hàng mình đang quản lý. Từ đó, đưa ra các cơ chế, chính sách dành riêng cho các DNNVV để triển khai đến các chi nhánh có hiệu quả.

Thứ hai, BIDV cần ban hành các quy định, chính sách cụ thể nhằm hoàn thiện và đồng bộ hóa các văn bản, quy trình về nghiệp vụ cho vay dành riêng cho các

DNNVV của các chi nhánh, thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng cụ thể, khoa học để xác định rủi ro đối với từng nhóm khách hàng, qua đó tạo điều kiện cho chi nhánh mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tín dụng với mọi khách hàng. Đồng thời, ban hành những chính sách cụ thể áp dụng với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định rõ những ưu đãi đối với loại hình doanh nghiệp này, hỗ trợ cho chi nhánh về tài chính và xử lý nợ đọng, khó đòi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ ba, trong thời gian tới BIDV cần giao quyền chủ động hơn cho các chi nhánh trong việc quy định các mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý, thực hiện các chính sách khuyến mãi, tặng quà phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn hoạt động và phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh. Điều này sẽ giúp các chi nhánh chủ động hơn trong các kế hoạch huy động và cấp tín dụng của mình, đảm bảo cân đối và có hiệu quả.

Thứ tư, đơn giản hóa quy trình, thủ tục cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy trình tín dụng đang áp dụng tại các chi nhánh hiện nay này mặc dù đã có nhiều sửa đổi trong những năm gần đây nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên vẫn được coi là khá chặt chẽ. Khách hàng phải hoàn tất nhiều thủ tục, giấy tờ khá rườm rà, thông qua nhiều bước, nhiều phòng ban, gây tốn kém thời gian và công sức, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh. Vì vậy, việc xây dựng một quy trình đơn giản hơn mà phù hợp cho khách hàng, hoàn thiện hệ thống giao dịch một cửa, nới lỏng các điều kiện về tài sản bảo đảm sẽ thúc đẩy khách hàng tìm đến với các chi nhánh.

Thứ năm, BIDV cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin phân tích, đánh giá về những xu hướng biến đổi của thị trường và các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa để cung cấp cho các chi nhánh. Nhờ đó, công tác đánh giá, thẩm định vốn vay sẽ chính xác hơn.

Thứ sáu, thành lập riêng một quỹ hỗ trợ phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và phân bổ một cách hợp lý cho các chi nhánh tùy theo nhu cầu và điều kiện của mỗi nơi, qua đó, giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng vay

vốn của ngân hàng hơn.

Thứ bẩy, song song với việc thực hiện các hoạt động trên, BIDV cần đẩy mạnh đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cường các hoạt động marketing quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín, nhờ đó, số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu và tìm đến với các chi nhánh của ngân hàng sẽ ngày càng nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cầu giấy,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w