- Lượng giá chương trình: Để tạo cơ hội học hỏi cho Tráng sinh đồng
Ph hư ươn ơng gP Ph háp áp D Dự ựÁ Á nn
2.4.2 Thẩm định kết quả dự án
Các thành phần có liên hệ đến dự án cùng nhau đánh giá kết quả việc lựa chọn, chuẩn bị và thực hiện dự án.
• Những khía cạnh sau đây cần được đánh giá:
- Những mục tiêu đề ra cho dự án có đạt được khơng? - Mục tiêu nào đạt được? Mục tiêu nào không?
- Mỗi mục tiêu đạt được chừng bao nhiêu phần trăm?
- Lý do vì sao khơng thể đạt được kết quả tối đa? Có những trở ngại chủ quan và khách quan nào? Những trở ngại trên có thể khắc phục được khơng?
- Những mục tiêu đã đề ra có bị thay đổi khơng? Tại sao?
- Dự án có phù hợp với đường hướng của Phong Trào Hướng Đạo? Của ngành?
- Dự án có được nghiên cứu, chuẩn bị và thực hiện một cách đúng mức, hợp lý?
- Cá nhân tham dự thế nào vào dự án?
- Cá nhân có cảm nghĩ gì: vui, buồn, phấn khởi, bực mình, thất vọng?
- Có học hỏi, thu lượm được gì trong khi và sau khi dự án được thực hiện?
- Những tác dụng khác của dự án đối với cá nhân?
- Tác dụng của dự án đối với nhóm thực hiện? với Đồn/Liên Đồn? - Sự làm việc chung của nhóm trong dự án ra sao?
- Vấn đề lãnh đạo và thông đạt thế nào? - Cơ cấu tổ chức có hợp lý và hữu hiệu khơng?
- Có những dị biệt, bất đồng, đụng chạm… nào đã xảy ra và cách thức giải quyết có thỏa đáng khơng?
- Nhóm thực hiện thu lượm được gì từ dự án?
- Hiện tình của nhóm ra sao sau khi dự án đã kết thúc? • Những yếu tố khác cần có trong sự thẩm định dự án:
- Thái độ của mỗi người cần thành thực, thẳng thắn, nhưng hòa nhã. Cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
- Cần có đủ thời gian cần thiết. Thời điểm tốt nhất là ngay sau khi dự án được kết thúc, đừng để trễ quá khiến nhiều dữ kiện và cảm nghĩ sẽ bị lãng quên.
- Mỗi người cần có cơ hội phát biểu.
- Diễn tiến của dự án cần được nhắc lại, hoặc chiếu lại hình, nếu là dự án lớn diễn ra tại nhiều nơi hoặc kéo dài, để giúp mọi người nhìn được các khía cạnh của dự án hoặc nhớ lại các chi tiết.