4. Mối quan hệ theo thời gian giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán và tính thiếu thanh khoản
4.2. Tính thiếu thanh khoản thị trường và tỷ suất sinh lợi vượt trội dựa trên danh mục sắp xếp
mục sắp xếp theo quy mô.
Amihud còn thực hiện kiểm định sâu hơn lý thuyết “theo đuổi tính thanh khoản”(flight to liquidity). Amihud, Mendelson và Wood (1990) chỉ ra rằng có hai tác động lên tỷ suất sinh lợi kỳ vọng khi tính thiếu thanh khoản kỳ vọng của thị trường tăng. Một mặt, giá chứng khoán giảm và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng tăng cho tất cả các chứng khoán, mặt khác, vốn đầu tư chuyển từ chứng khoán ít thanh khoản sang chứng khoán thanh khoản cao hơn. Hai tác động này củng cố lẫn nhau cho những
chứng khoán thiếu thanh khoản, nhưng lại bù đắp cho nhau đối với những chứng khoán thanh khoản tốt. Tính thiếu thanh khoản của thị trường càng tăng không chỉ làm cho các chứng khoán thiếu thanh khoản giảm giá mà còn khiến cho càng nhà đầu tư chuyển hướng sang các chứng khoán có thanh khoản tốt hơn, điều đó càng làm giảm giá của các chứng khoán thiếu thanh khoản. Tuy nhiên, thị trường càng kém thanh khoản dẫn đến sự gia tăng cầu cho các chứng khoán thanh khoản tốt, làm giảm nhẹ mức giảm giá của các chứng khoán này. Do đó, tác động của tính thiếu thanh khoản mạnh hơn đối với các chứng khoán vốn hóa nhỏ và yếu hơn đối với các chứng khoán vốn hóa lớn bởi vì quy mô doanh nghiệp càng nhỏ tính thanh khoản càng kém. Thay thế tỷ suất sinh lợi danh mục thị trường ở phương trình (7) bởi tỷ suất sinh lợi danh mục xếp theo quy mô (10 danh mục giống như được trình bày ở phần tính bêta mục 3.2), phương trình được viết lại như sau:
Rp,m-Rf,m = gp,0 + gp,1 lnILLM,m-1 + gp,2 ln ILLUM,m + gp,3 JANm + wp,m (8)
p biểu thị cho một trong 10 danh mục đã được xếp theo quy mô (danh mục 10 chứa những chứng khoán có mức vốn hóa lớn nhất), Rp,m là tỷ suất sinh lợi trung bình của toàn bộ các chứng khoán của danh mục p trong tháng m.
Hai giả thuyết cần kiểm định:
H3: Tác động của tính thiếu thanh khoản kỳ vọng lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán là dương và giảm dần theo quy mô
10 1 8 1 6 1 4 1 2 1 g g g g g >0
H4: Tác động của tính thiếu thanh khoản không kỳ vọng lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán là âm và tăng dần theo quy mô
0 10 1 8 1 6 1 4 1 2 1 g g g g g