4. Mối quan hệ theo thời gian giữa tỷ suất sinh lợi chứng khoán và tính thiếu thanh khoản
4.1. Mô hình theo thời gian giữa tỷ suất sinh lợi và tính thiếu thanh khoản
Mối quan hệ giữa tính thiếu thanh khoản kỳ vọng và không kỳ vọng được ước lượng thông qua mô hình tự hồi quy sau:
lnILLM,m = α + β lnILLM,m-1 + εm (4)
lnILLM,m là tính thiếu thanh khoản của thị trường hàng tháng được định nghĩa như trong mục (3.1) và εm là phần dư của mô hình, đại diện cho tính thiếu thanh khoản không kỳ vọng – lnILLUM,m.
Vào đầu mỗi tháng, nhà đầu tư xem xét tính thiếu thanh khoản kỳ vọng cho tháng tới, lnILLEM,m dựa trên thông tin của tháng trước:
lnILLEM,m= α + β lnILLM,m-1 (5)
Giá cả thị trường được xác định vào đầu mỗi tháng tạo thành tỷ suất sinh lợi cho tháng qua mô hình sau:
RM,m – Rf,m = f0 + f1 lnILLEM,m + vm = g0 + g1 lnILLM,m-1 + vm (6)
Trong đó: g0 = f0 + f1α ; g1 = f1β
RM,m là tỷ suất sinh lợi trung bình của danh mục thị trường (bao gồm tất cả các chứng khoán trong mẫu) trong tháng m; Rf,m là tỷ suất sinh lợi phi rủi ro trong tháng m. vm có thể được tách thành tính thiếu thanh khoản không kỳ vọng lnILLUM,m và một phần sai số wm. Thêm biến giả tháng Giêng để kiểm soát hiệu ứng tháng Giêng đối với tỷ suất sinh lợi, mô hình (6) có dạng như sau:
Trong đó: lnILLUM,m là tính thiếu thanh khoản không kỳ vọng tháng m, lnILLUM,m=εm, phần dư từ phương trình (4).
Tác động của tính thiếu thanh khoản không kỳ vọng của thị trường lên tỷ suất sinh lợi không kỳ vọng được dự đoán là âm. Bởi vì theo phương trình (5) β > 0 nghĩa là tính thanh khoản năm nay càng kém thì làm cho tính thanh khoản kỳ vọng của năm kế tiếp càng thấp. Nếu tính thiếu thanh khoản kỳ vọng càng cao là nguyên nhân của tỷ suất sinh lợi dự đoán tăng, thì giá chứng khoán sẽ giảm khi tính thiếu thanh khoản tăng một cách không theo kỳ vọng (Giả định rằng dòng tiền mặt của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi tính kém thanh khoản của thị trường). Cho nên, sẽ có một mối quan hệ ngược chiều giữa tính thiếu thanh khoản không kỳ vọng và tỷ suất sinh lợi chứng khoán không kỳ vọng.
Hai giả thiết cần phải kiểm định qua mô hình (7) là:
H1: Tỷ suất sinh lợi chứng khoán kỳ vọng liệu có phải là một hàm số tăng của tính thiếu thanh khoản kỳ vọng (g1>0) và
H2: Tính thiếu thanh khoản không kỳ vọng có tác động tiêu cực lên tỷ suất sinh lợi chứng khoán không kỳ vọng tại cùng thời điểm (g2<0).
Kendall (1954) chỉ ra rằng hệ số ước lượng từ mô hình (4) thường có chiều hướng thấp đi so với hệ số có được khi hồi quy tổng thể do mẫu hạn chế. Do đó, ông đề xuất một cách đơn giản nhưng sửa lại ước lược cho chính xác hơn bằng cách sau: hệ số ước lược tăng thêm một lượng là (1+3 )/T, trong đó T là kích thước mẫu.