Mối quan hệ di truyền giữa các loài trong giống Bungarus tại Việt

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp nia Bungarus, Daudin, 1803 ở Việt Nam (Trang 58 - 77)

a. Trình tự đoạn gen COI của loài B candidus

3.3.4 Mối quan hệ di truyền giữa các loài trong giống Bungarus tại Việt

Việt Nam

Tổng số 42 trình tự đoạn gen COI thuộc giống Bungarus có chiều dài 658 bp, trong đó 33 trình tự được tham khảo trên Genbank, 9 trình tự mới từ nghiên cứu này.

Trong 658 bp, số vị trí bảo thủ là C=504/658, số vị trí đa dạng V=154/658, số vị trí đơn nhất là S=65/658. Tỉ lệ thành phần các loại Bazơ nitơ là T= 30,6; C=27,5; A=26,8; G=15,2. Loài Naja naja (DQ343648) (Yan và cs. 2008) được sử dụng làm nhóm ngoài phân tích.

Cây quan hệ di truyền được được xây dựng dựa trên phương pháp phân tích MrBayes có trong phần mềm Kakusan, giá trị -Lnl của mô hình là 2232,64700, tham số mô hình Gama là 0,146.

Các loài thuộc giống Bungarus nằm trên cùng một nhánh của cây quan hệ di truyền, tách biệt hoàn toàn với nhánh ngoài (chỉ có loài Naja naja) với giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh đạt tuyệt đối 100% (Hình 3.12).

50

tách thành 4 phân nhánh A, B, C, D trong đó:

Phân nhánh A gồm các trình tự các mẫu vật được xác định là B. candidus

B. multicinctus, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh gần tuyệt đối (98/100).

Phân nhánh B gồm các trình tự các mẫu vật được xác định là B. magnimaculatusB. suzhenae, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh cao (87/100).

Phân nhánh C gồm các trình tự đoạn gen COI của mẫu vật được xác định là B. fasciatus

Phân nhánh D là trình tự đoạn gen COI của mẫu vật được xác định là B. slowinskii, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh tuyệt đối.

Phân nhánh A gồm 3 nhóm A1, A2, A3:

Nhóm A1: gồm các mẫu vật thu từ Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Vĩnh Phúc, Vân Nam, Thừa Thiên Huế, Johor (Ma-lai-xi-a), Ratanakiri, Cambodia, Bình Phước, Yala (Thái Lan), Đài Loan, Phúc Kiến (Trung Quốc), Quảng Tây (Trung Quốc), Nê-pan, Pa-ki-xtan, khoảng cách di truyền từ 0,00% đến 2,60%. Trong đó nhóm mẫu vật được thuộc nhánh A1 có sai khác về di truyền từ 0,00-1,41% (Bảng 3.4).

Nhóm A2 có sai khác di truyền trong khoảng 0,18%-1,63%. Nhóm A3 có sai khác di truyền trong khoảng 0,00-0,33%. Sai khác di truyền giữa nhóm A1 và A2 khoảng 0,88-2.45%. Sai khác di truyền giữa nhóm A1 và A3 khoảng 1,06-2.60%, và nhóm A2 và A3 khoảng 0,88-1.79% (Bảng 3.4). Trong nghiên cứu của Chen và cs. 2021, nhóm tác giả cho rằng các mẫu vật có mã genbank gồm MN165149, MN165147, MN165158, MN165157, MN165159, KY769759, KY769760, KY769761, KY769762 được định danh là B. wanghaotingi và mẫu vật kí hiệu MN165148, KY769757, KY769758 được định danh là B. candidus. Kết quả nghiên cứu này có kết quả gần tương tự như của Chen và cs. 2021.

Với nhóm mẫu vật ở nhánh A1 và A2, lý giải sự khác biệt của 2 nhóm này với nhóm A3 như sau: tuy có sự sai khác di truyền giữa nhóm A1 và A2

51

khoảng 0,88-2.45%, nhóm A1 và A3 khoảng 1,06-2.60%, và nhóm A2 và A3 khoảng 0,88-1.79%, việc định danh nhóm A1 và A2 là loài B. candidus và nhóm A3 là loài B. multicinctus là chưa thực sự tin tưởng do số lượng mẫu vật trong nghiên cứu còn ít, chưa đủ lớn và chỉ thực hiện trên một đoạn gen COI, tuy nhiên kết hợp với nghiên cứu của Xie và cs. 2017 [21] sử dụng 106 mẫu vật với trình tự Cyt b với cặp mồi L14910 / H16064 cho rằng các mẫu vật B. multicinctus thu thập được tại các địa điểm có vị trí từ phía Tây Nam và Nam Trung Quốc bao gồm Vân Nam, Quý Châu, Phúc Kiến, Quảng Tây và Quảng Đông và loài Bungarus m. wanghaoti ở phía Tây Vân Nam là loài B. candidus. Nghiên cứu cũng cho rằng giới hạn cuối với loài B. multicinctus là ở phía Nam trong lãnh thổ của Trung Quốc và các mẫu vật được định danh là B. multicinctus

ở Việt Nam, Thái Lan, Myanmar là loài B. candidus.

Chính vì vậy, từ các dữ liệu hiện có chúng tôi đưa ra nhận định: Loài B. multicinctus không phân bố ở Việt Nam, các địa điểm trước đây ghi nhận loài

B. multicinctus ở Việt Nam loài B. candidus.

Nhóm A3 gồm các mẫu của loài B. multicinctus thu từ Đài Loan, Phúc Kiến, Quảng Tây và Hải Nam có sai khác di truyền tương đối tách biệt với các mẫu vật còn lại.

52

Hình 3.13. Cây quan hệ di truyền của các loài thuộc giống Bungarus xây dựng trên mô hình BI

Phân tích được thực hiện trên 1x107 thế hệ. Lấy mẫu sau 1000 thế hệ - ln Likelihood đạt mức độ ổn định sau 16000 thế hệ. Chiều dài nhánh thể hiện khoảng cách di truyền giữa các taxon. Giá trị của gốc nhánh được coi là đạt độ tin cậy khi ≥ 95%). Các số hiệu phía sau tên loài là số đăng kí trên GenBank hoặc kí hiệu thực địa. (xem Bảng 3.3.)

53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đã ghi nhận 04 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam. Loài

B. slowinskii có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2021) [77] bậc VU.

Bổ sung dữ liệu cập nhật các đặc điểm hình thái và phân bố của 3 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus ở Việt Nam, trong đó ghi nhận vùng phân bố mới của 03 loài gồm: B. candidus tại tỉnh Khánh Hòa và Quảng Ninh, B. fasciatus tại tỉnh Hà Giang. Xây dựng khóa phân loại đến loài trong giống

Bungarus tại Việt Nam gồm 04 loài với các đặc điểm hình thái rõ ràng.

Cung cấp thêm 08 trình tự đoạn gen COI của loài B. candidus và bổ sung lần đầu đoạn gen COI của loài B. slowinskii ở Việt Nam.

Về quan hệ di truyền, các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam nằm trên 3 phân nhánh A, B, C, D trong đó:

Phân nhánh A gồm các mẫu vật được xác định là B. candidusB. multicinctus, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh đạt gần tuyệt đối (98/100).

Phân nhánh A gồm 3 nhóm A1, A2, A3

 Nhóm A1 và A2 được xác định là B. candidus

 Nhóm A3 được xác định là B. multicinctus B. “wanghaotingi”

nhưng không phân bố ở Việt Nam

Phân nhánh B gồm các mẫu vật được xác định là B. magnimaculatus

B. suzhenae, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh cao (87/100). Phân nhánh C gồm các mẫu vật được xác định là B. fasciatus

Phân nhánh D gồm các mẫu vật được xác định là B. slowinskii, giá trị xác suất hậu nghiệm gốc nhánh tuyệt đối

Từ các dữ liệu hình thái kết hơp với di truyền phân tử kết hợp với các nghiên cứu gần đây của Xie và cs. 2018 và Chen và cs. 2021 [21, 14], nghiên cứu khẳng định loài B. multicinctus và loài B. wanghaotingi không phân bố ở Việt Nam. Loài B. multicinctus ghi nhận trước đây ở Việt Nam được định loại là loài B. candidus. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định lại loài B.bungaroides

54

và loài B. wanghaotingi không phân bố ở Việt Nam.

2. Kiến nghị

Tiếp tục những nghiên cứu khác về các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam, tập trung vào các vấn đề sau:

Thu thập bổ sung mẫu vật để phân tích đặc điểm hình thái và sinh học phân tử của các loài B. flaviceps ở ngoài tự nhiên và các loài khác trong giống để làm rõ hơn về mối quan hệ giữa các quần thể khác nhau trong cùng loài và khác loài trong giống.

Tiến hành nghiên cứu các đặc điểm sinh học sinh thái của các loài thuộc giống Bungarus ở Việt Nam để có thể phát triển thành công trong điều kiện nuôi nhốt nhằm hạn chế khai thác trực tiếp ngoài tự nhiên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp nia Bungarus, Daudin, 1803 ở Việt Nam (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)