Nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0518 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 28 - 29)

27

Trong kinh doanh tín dụng, không thể bảo đảm hoàn toàn là không có rủi ro, nhưng nếu tất cả các NHTM đều ngại rủi ro mà không cung cấp các sản phẩm tín dụng thì đã bỏ lỡ một thị trường rộng lớn. Việc chấp nhận rủi ro có ý thức là việc ngân hàng cần có sự tính toán trước về mức độ rủi ro tín dụng, để có thể đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro và các mức quyết định cấp tín dụng phù hợp cho khách hàng để bảo đảm việc kinh doanh mang lại lợi nhuận.

1.2.3.2. Nguyên tắc 2: Phân tách người chấp nhận rủi ro và người kiểm soát

rủi ro

Nguyên tắc này có nghĩa là các bộ phận kinh doanh tín dụng - nơi phát sinh rủi ro - cần phải tách riêng khỏi các đơn vị mà nhiệm vụ của họ là giám sát và hạn chế rủi ro. Hai bộ phận này có chức năng nhiệm vụ khác hẳn nhau, bộ phận tín dụng luôn tìm cách cho vay để tăng doanh số và lợi nhuận, trong khi đó bộ phận giám sát luôn cố gắng tìm mọi cách tìm ra các hạn chế trong quá trình cho vay để phòng ngừa rủi ro. Nếu như để kiêm nhiệm hai bộ phận này thì rất dễ dẫn đến rủi ro tín dụng.

1.2.3.3. Nguyên tắc 3: Công khai

Theo nguyên tắc này thì những rủi ro cần được công khai thay vì che giấu nó. Ngân hàng nên tạo ra các chính sách khuyến khích nhân viên phát hiện rủi ro để có ý thức và áp lực nhằm hạn chế nó.

1.2.3.4. Nguyên tắc 4: Tuyệt đối tuân thủ

Việc xây dựng một quy trình quản lý rủi ro tín dụng tốt là chưa đủ với một ngân hàng mà điều quan trọng là ngân hàng cần biết cách làm cho nhân viên của mình hiểu và tuân thủ đúng quy trình, quy định đó.

Một phần của tài liệu 0518 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 28 - 29)