Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0518 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 29 - 147)

28

Rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề mà tất cả các NHTM phải đặc biệt quan tâm do chúng có thể đem đến tổn thất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy mà vấn đề đặt ra đối với các NHTM là làm sao có thể:

- Xác định các rủi ro mà họ có thể phải đương đầu.

- Đối phó, giải quyết với các rủi ro trên để bảo toàn vốn và năng lực tài chính.

- Tối thiểu hóa bất cứ tổn thất nào có thể xảy ra do rủi ro.

Đây chính là bản chất của quản lý rủi ro, điều quan trọng là cần phải lập kế hoạch và quyết định sử dụng công cụ quản lý rủi ro.

1.2.4.2. Quy trình quản lý rủi ro tín dụng * Bước 1: Phân tích xác định rủi ro

Người quản lý rủi ro tín dụng phải phân tích và xác định được loại rủi ro dẫn đến việc trả nợ vay không đúng hạn của khách hàng, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng phù hợp.

Có rất nhiều loại rủi ro tín dụng, chính vì vậy yêu cầu cán bộ tín dụng phải hiểu được tất cả các loại rủi ro, nhận biết và phân biệt được chúng.

Mô hình 1.3: Các loại rủi ro tín dụng [2]

Phân loại Chất lượng quản lý Tình hình tài chính Môi trường kinh doanh 29

Như vậy có thể nhận thấy rủi ro tín dụng gồm có hai loại chính là Rủi ro tín dụng danh mục (Porfolio Risk) và Rủi ro giao dịch (Transaction Risk).

- Rủi ro tín dụng danh mục bao gồm:

+ Rủi ro tín dụng nội tại (Intrisic Risk) xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi ngành nghề kinh tế hoặc của mỗi chủ thể vay vốn.

+ Rủi ro tập trung (Concentration Risk) là mức dư nợ cho vay dồn cho một khách hàng, một số ngành nghề kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một số khu vực địa lý. Rủi ro xảy ra do tính tập trung của các khoản tín dụng mang lại.

- Rủi ro giao dịch chia làm 3 loại:

+ Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro liên quan đến việc thẩm định và phân tích tín dụng.

+ Rủi ro bảo đảm: Là loại rủi ro xuất phát từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng vay, các loại tài sản bảo đảm và mức an toàn của nó.

+ Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến quản trị hoạt động cho vay như xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng để định hướng cho việc thực hiện cho vay và kiểm soát danh mục cho vay, bao gồm cả việc xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

* Bước 2: Đánh giá và đo lường rủi ro - Phương pháp định tính

Là phương pháp truyền thống, dựa vào đánh giá chủ quan của người cho vay căn cứ vào việc trả lời một số câu hỏi để phân loại khách hàng, như mô hình trong quy trình của ngân hàng INDOSUEZ của Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

30

Khách hàng loại A Là khách hàng có uy tín rộng khắp, đội ngũ nhân viên quản lý có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả và thực sự có năng lực

Có chất lượng thông tin tài chính tốt, lành mạnh, các tài khoản được kiểm toán tuyệt đối do các kiểm toán viên quốc tế đảm nhiệm và thường xuyên có số dư tiền gửi lớn tại ngân hàng. Doanh thu của công ty luôn ở mức cao và có tốc độ tăng trưởng liên tục, Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thấp, các tài sản cố định có giá trị thực. Khả năng thanh toán của khách hàng tốt, xu hướng đạt doanh thu lớn, dòng tiền lưu chuyển lớn và có lãi gộp, và có sự hỗ trợ rất lớn từ nhiều nguồn khác nhau.

Có môi trường kinh tế - xã hội an toàn, ổn định. Tầm quan trọng của khách hàng có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc dân, có viễn cảnh kinh doanh khá thuận lợi. Hoạt động kinh doanh của khách hàng tốt và chiếm thị phần lớn trong ngành, có uy tín trong và ngoài nước. Phạm vi hoạt động kinh doanh tốt, sản phẩm đa dạng, ảnh hưởng của chu kỳ rất nhỏ không đáng kể. Khách hàng loại B Là khách hàng có uy Là khách hàng có tài khoản được kiểm toán tuyệt đối do các nhân viên kiểm toán

Khách hàng có môi trường kinh doanh khá ổn định nhưng

nghiệm trong ngành cụ thể hoặc những khách hàng có kinh nghiệm mức độ trong tất cả khu vực kinh tế chính với năng lực phù hợp

đảm nhiệm, thường xuyên có tài khoản tiền gửi tuy không lớn tại ngân hàng nhưng khách hàng có doanh thu lớn với tốc độ tăng trưởng khá, viễn cảnh tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu trên mức trung bình, khả năng thanh toán nợ tốt, khách hàng có xu hướng đạt doanh thu và lưu chuyển tiền tệ tích cực nhưng không đều, khả năng kiểm soát thông tin còn hạn chế, có một số khoản lỗ nhưng có thể kiểm soát được.

mức cạnh tranh thấp, có ý nghĩa đối với nền kinh tế, có thể trong nước hoặc xuất khẩu. Xu hướng phát triển khá tốt cùng với sự phát triển của nền kinh tế và có thị phần khá trong nội bộ ngành, hoạt động đa dạng nhưng có thể chịu ảnh hưởng của chu kỳ. Khách hàng loại C Kinh nghiệm quản lý chỉ có mức độ vừa phải, còn hạn chế, nội bộ công ty có mâu thuẫn, các quyền lợi và nghĩa vụ chưa được thống nhất.

Các số liệu tài chính được kiểm toán theo quy định hoặc không được kiểm toán. Doanh thu không ổn định, biến động khá mạnh. Tỷ lệ nợ / vốn chủ sở hữu ở mức trung bình nhưng có xu hướng không tăng. Rất khó nhận được sự giúp đỡ của các đối tác khác.

Nhìn chung khách hàng có môi trường kinh doanh không ổn định, biến động lớn. Khách hàng kinh doanh trong những ngành lâu năm ảnh hưởng không nhiều đến nền kinh tế quốc dân, có xu hướng đi xuống, chiếm thị phần không đáng kể, sản phẩm khách hàng đơn lẻ và mang tính chu kỳ lớn. 31

Hạng rủi ro Hạng 1 2 3 D

1 85 10 04 01

2 12 83 03 02

32

- Phương pháp định lượng:

Mô hình điểm Z (Z - CREDIT SCORING MODEL) [6]

Mô hình này do E.I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ (1993).

Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

+ Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj).

+ Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Điểm số Z được tính theo công thức sau: Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1 X5

Vốn lưu động Trong đó: X1 = —;---

Tổng tài sản Lợi nhuận giữ lại

X

2 = ... .

Tổng tài sản

Lợi nhuận trước thuế và lãi

X

3 = ---——--- Tổng tài sản Thị giá cổ phiếu X4 = .. ...A t ---, ,

Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn Doanh thu

X5 = ---—--- Tổng tài sản

33

Trong trường hợp ta tính được Z càng cao thì khả năng vỡ nợ càng thấp. Và theo thống kê của quy luật số lớn của mẫu đã nghiên cứu thì:

+ Nếu Z < 1,81 thì nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng là cao. + Nếu Z > 1,81 thì nguy cơ vỡ nợ thấp hơn.

- Ma trận chuyển hạng khoản vay (LOAN MIGRATION MATRIX) Đo lường khả năng của một khoản vay được thăng hạng, xuống hạng hoặc không được hoàn trả trong một khoảng thời gian.

Sử dụng ma trận chuyển hạng khoản vay, người quản lý tín dụng theo dõi các thông số từ SP, Moody,.. và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng về một nhóm khoản vay hoặc một số ngành kinh doanh. Nếu hạng của một nhóm khoản vay (hoặc ngành kinh doanh) giảm nhanh hơn so với quá khứ thì ngân hàng sẽ hạn chế cho vay nhóm công ty (ngành kinh doanh) đó và ngược lại.

Ví dụ: Dựa trên các số liệu trong quá khứ, ngân hàng xây dựng được ma trận chuyển hạng khoản vay như sau:

Bảng 1.2: Ma trận chuyển hạng khoản vay

Đơn vị: %

vào thời điểm đầu

34

Giả sử, ngân hàng theo dõi các khoản vay thuộc hạng 2 trong danh mục cho vay của ngân hàng thời gian gần đây và thấy rằng tỷ lệ các khoản vay bị xếp xuống hạng nhiều hơn so với số liệu trong ma trận, ngân hàng sẽ hạn chế cho vay thêm các công ty (ngành kinh doanh) hạng 2, hoặc yêu cầu mức bù rủi ro cao hơn cho các khoản vay này.

Ngoài ra còn có các phương pháp định lượng khác như mô hình cấu trúc kỳ hạn rủi ro tín dụng, mô hình xác suất tuyến tính,... . Trong thực tế một ngân hàng khi thực hiện phân tích tín dụng của một khách hàng cần áp dụng cả hai biện pháp định lượng và định tính và đi theo những hướng tiếp cận khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể.

* Bước 3: Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng - Biện pháp 1: Phân tích ngành kinh doanh

Phân tích ngành kinh doanh là một trong những biện pháp tốt nhất để quản lý danh mục khoản vay và quản lý từng khoản vay vì phân tích ngành kinh doanh cho thấy chu kỳ kinh doanh của ngành, độ lớn và mức tăng trưởng của ngành, trên cơ sở đó điều chỉnh danh mục tín dụng cho phù hợp.

Khi phân tích ngành kinh doanh cần chú ý các vấn đề như: ngành đang ở giai đoạn nào của chu kỳ phát triển, vì mỗi giai đoạn có đặc điểm khác nhau như: giai đoạn đầu thường có đặc điểm là đầu tư nhiều, chưa có kinh nghiệm do vậy rủi ro cao; giai đoạn phát triển có đặc điểm tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường cũng như số lượng sản phẩm nhưng giá vẫn cao; giai đoạn thị trường trưởng thành là giai đoạn có số doanh nghiệp tham gia lớn, giá rẻ.

Khi phân tích ngành còn cần quan tâm đến tính mùa vụ của ngành để định ra thời điểm giải ngân và thu hồi nợ cho phù hợp và cần tìm hiểu thêm cả đặc tính của sản phẩm để đánh giá khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm như thế nào.

35

- Biện pháp 2: Tìm hiểu quá trình phát triển của doanh nghiệp

Tìm hiểu quá trình phát triển của doanh nghiệp là tìm hiểu vòng đời của khách hàng. Một doanh nghiệp thông thường thì vòng đời thường có 3 giai đoạn: giai đoạn khởi nghiệp (theo thống kê có tới 95% doanh nghiệp sống qua 2 năm đầu tiên); giai đoạn phát triển: là giai đoạn mà doanh nghiệp tồn tại sau 2 năm và có thể chia thành: doanh nghiệp trì trệ và doanh nghiệp phát triển; giai đoạn trưởng thành: Doanh nghiệp trở thành công ty độc lập.

- Biện pháp 3: Xem xét kỹ lưỡng và hiểu về kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng, xem đó là một công cụ then chốt trong đánh giá tín

dụng.

Kế hoạch kinh doanh là một công cụ để các ngân hàng, người cho vay, cổ đông và các bên hữu quan khác thực hiện đánh giá một cách có hiệu quả khả năng phát triển và cơ hội đầu tư.

- Đối với ngân hàng, kế hoạch kinh doanh giúp cho ngân hàng biết được về các yếu tố liên quan đến khách hàng như: lịch sử, tình hình kinh

doanh, tình hình tài sản bảo đảm, kế hoạch trả nợ của khách hàng, tính

khả thi

của phương án trả nợ đã đề ra (những vấn đề liên quan đến sản phẩm, thị

trường đầu vào, thị trường đầu ra).

- Đối với khách hàng, kế hoạch kinh doanh thích hợp là điều kiện tiên quyết để họ thành công trong kinh doanh và có thể có được vốn của các bên

36

+ Vạch ra những hướng đi rõ ràng để đạt đến mục tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có của khách hàng, giúp họ quyết định liệu lợi nhuận thu được có xứng đáng với những gì bỏ ra hay không.

+ Giúp doanh nghiệp nhìn nhận về đối thủ cạnh tranh và xác định những cơ hội, thách thức mà họ gặp phải, những điểm mạnh giúp họ thành công và những điểm yếu họ cần khắc phục.

- Biện pháp 4: Phân tích CAMPARI hay 5C cơ bản khi cho vay

Nhóm CAMPARI: là các chữ cái đầu tiên của một nhóm các nội dung mà ngân hàng cần phân tích

+ Character (Tư cách của người vay) thể hiện thiện chí trả nợ của người vay, vì trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân có khả năng trả nợ nhưng không có thiện chí trả nợ mà có ý định lừa đảo ngân hàng. Tư cách của người vay có thể được xác minh và phán đoán bằng cách xem xét các thông tin sau đây tùy theo kinh nghiệm của nhân viên phân tích tín dụng ngân hàng:

. Những thông tin lịch sử về quan hệ của khách hàng với ngân hàng, giữa khách hàng với bạn hàng của khách hàng, những thông tin từ phỏng vấn.

. Khi đánh giá tư cách của khách hàng, ngân hàng phải làm rõ một số vấn đề như sau: những gì khách hàng đưa ra có nhất quán hay không trong các tài liệu cung cấp cho khách hàng; liệu những gì khách hàng đưa ra có cường điệu quá hay không; các thông tin trong quá khứ của khách hàng có tốt không; nếu là khách hàng mới tại sao khách hàng lại chọn ngân hàng mình và ngân hàng có đủ thông tin để đánh giá khách hàng không

+ Ability (Năng lực của người vay)

Đối với khách hàng cá nhân thì thường tiêu thức này gắn liền với tiêu thức tư cách, nhưng với khách hàng doanh nghiệp thì cần xem xét kỹ khả

37

năng điều hành các hoạt động của chủ doanh nghiệp, năng lực của nhà quản trị.

+ Margin (Lãi cho vay)

Ngân hàng cho vay là để hưởng lãi nên việc xem xét lãi cho vay là một điều vô cùng quan trọng. Lãi suất cho vay có thể là lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi. Nếu khách hàng có rủi ro cao thì lãi suất cho vay cũng phải cao hơn.

+ Purpose (Mục đích vay)

Về nguyên tắc, ngân hàng không bao giờ cấp tín dụng cho khách hàng mà không biết mục đích sử dụng vốn vay của họ là để làm gì. Tuy nhiên, khi khách hàng trình bày mục đích vay vốn thì trước khi quyết định có cho vay hay không cần xác định rõ: khách hàng sử dụng vốn vay có đúng theo mục đích đã trình bày hay không; khoản vay cho mục đích đã trình bày có vì lợi ích của khách hàng hay không; mục đích của khoản vay đó có hợp lý hay không.

Ngân hàng phải kiên quyết từ chối các khoản vay có mục đích không hợp pháp, đầu cơ, vay để trả nợ, vay để thực hiện một hoạt động kinh doanh mà khách hàng không được phép, vay thành lập doanh nghiệp mới hoặc mua lại một doanh nghiệp khác; vay trang trải nhu cầu tài sản lưu động tăng đột biến, không thuộc ngành nghề chuyên môn mà khách hàng có kinh nghiệm.

+ Amount (Số tiền)

Số tiền cho vay cần được xác định một cách chính xác, rõ ràng. Có 4 vấn đề cần cẩn trọng là: không phải ngân hàng là người đề nghị cho vay bao nhiêu; ngân hàng phải kiểm tra xem khách hàng có đề nghị vay quá nhiều hay không; ngân hàng cần phải xem xét xem khách hàng có đề nghị vay quá ít hay không; phần vốn khách hàng tham gia phải cân xứng với phần vốn mà khách hàng đề nghị vay (điều này tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể).

38

+ Repayment (Sự hoàn trả)

Khoản vay phải được hoàn trả là yêu cầu cơ bản của hoạt động tín dụng. Ngân hàng không thể cấp tín dụng cho khách hàng không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng kể cả khoản vay đó có bảo đảm. Để biết được điều

Một phần của tài liệu 0518 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 29 - 147)