1. Tìm hiểu tình hình địa phương
2. Dự báo nhu cầu điện năng và đồ thị phụ tải của địa phương
3. Xác định phương hướng sử dụng nguồn điện trung ương và nguồn điện địa phương 4. Xác định cấu trúc của mạng điện địa phương
5. Tính toán chế độ để đánh giá các chỉ tiêu của mạng điện
a./ Tìm hiểu tình hình địa phương:có được các thông tin về nhu cầu và phương hương sử dụng điện ở địa phương.
- Dân cư: tổng số dân, mức tăng, phân bố lao động trong kinh tế… dể quy hoạch điện cho sinh hoạt. - Sự phát triển của các ngành kinh tế ở địa phương:
+Công nghiệp: thực trạng và dự kiến phát triển của công nghiệp: tiểu thủ công, xí nghiệp của trungương tại địa phương…
+ Nông nghiệp: diện tích canh tác, phân vùng trồng trọt, kế hoạch xây dựng các trạm bơm… +Giao thông vận tải: thực trạngvà kế hoạch phát triển giao thông: bản đồ chi tiết về các loại đường giao thông như đường bộ, đường thủy, đường sắt...,các ga, bến bãi...
- Địa lý: bản đồ địa lý của địa phương như: ao, hồ, sông ngòi, đồi núi... Chất đất, điện trở suất của đất, lượng sét trung bình, điều kiện khí hậu ...
- Mạng điện đã có sẵn ở địa phương: Cần phân tích và đánh giá các nguồn điện có thể khai thác ở địa phương: thủy điện nhỏ, nhiệt điện, phong điện ... Đối với các lưới điện đã có sẵn thì quan tâm đến sơ đồ lưới điện trước khi quy hoạch: vị trí, khả năng phát triển của trạm biến áp địa phương, kết cấu cụ thể của các đường dây...
b./ Dự báo nhu cầu điện năng và đồ thị phụ tải của địa phương:
- Dự báo nhu cầu điện năng của mangj điện địa phương: các ngành kinh tế của địa phương là đơn giản và ít biến động nên dùng phương pháp trực tiếp để xác định nhu cầu điện năng.
- Xác định phụ tải: từ giá trị phụ tải xác định công suất lớn nhất cần trang bị, công suất và số lượng máy biến áp, cấp điện áp của mạng, tiết diện dây dẫn, tổn thất công suất, tổn thất điện năng, chọn phương thức điều chỉnh điện áp...
+ Xác định công suất định mức + Xác định công suất đặt
+ Xác định công suất trung bình
+ Xác định công suất định cực đại: dài hạn và ngắn hạn + Xác định công suất tính toán
- Xác định đồ thị phụ tải
+ Xác định đồ thị phụ tải ngày: ngày điển hình mùa đông, mùa hè, ngày làm việc bình thường, ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ ...
+ Xác định đồ thị phụ tải hàng năm hoặc đồ thị phụ tải hàng năm của phụ tải lớn nhất hàng ngày.
- Xác định các chỉ tiêu của phụ tải.
+Mạng điện thành phố: khả năng và mức độ phát triển hiện đại của thành phố. Cần chú ý đến phụ tải chiếu sáng và phụ tải sinh hoạt.
+ Mạng điện nông thôn: chủ yếu là sinh hoạt, thủy lợi, chế biến nông sản, chăn nuôi. + Mạng điện xí nghiệp:thường có trạm biến áp riêng
- Hệ số thường gặp của phụ tải:
+ Hệ số sử dụng công suất tác dụng Ksd: tỷ số giữa Ptb và Pđm
+ Hệ số phụ tải Kpt :tỷ số giữa công suất tác dụng tiêu thụ thực tế và Pđm.
+ Hệ số cực đại Kmax: phụ thuộc vao số hộ tiêu thụ hiểu quả nhq và các hệ số đặc trưng của nhóm hộ đó.
- Cần phân tích mối tương quan giữa các nguồn, các đặc điểm về chỉ tiêu kinh tế: giá thành 1 kWh, giá thành vận chuyển nhiên liệu, tận dụng nguồn nhiên liệu địa phương... Cần quan tâm đến vị trí các trạm biến áp địa phương...
- Phải cân nhắc đúng mức những nguồn năng lượng có khả năng khai thác được ở tại địa phương. d./ Xác định cấu trúc tối ưu của mạng điện địa phương:
- Xác định vị trí và số lượng các trạm biến áp:
+ Số lương các trạm biến áp: cấp điện áp, công suất, cấp độ dự phòng của phụ tải.. + Vị trí: đặt càng gần tâm phụ tải càng tốt.
- Sơ đồ đấu dây tối ưu:
+ Đảm bảo xây dựng 1 hệ thống cung cấp điện an toàn và kinh tế. e./ Tính toán chế độ để đánh giá các chỉ tiêu của mạng điện:
- Tính toán mạng điện ở 3 chế độ: max, min, sự cố để xác định các chỉ tiêu chính như sau: + ΔUmax bt
+ ΔU max sc
+ tổng độ dài đường dây
+ tổng dung lượng các trạm biến áp + vốn đầu tư đường dây và trạm biến áp + Tổng phụ tải max
+ điện năng tải hằng năm + Tổng vốn đầu tư thiết bị
+ Tổng tổn thất công suất ∑ΔP và ∑ΔP% + Tổng tổn thất điện năng ∑ΔA và ∑ΔA% + Giá thành tải điện
+ Phí tổn thất vận hành hằng năm + Giá thành mạng điện cho 1MW
Chương 12 : trình bày các phương pháp đánh giá dự án đầu tư