5 31/12/2011 6.94 2 1.225 8.167 Năm
Cơ cấu huy động theo loại tiền (quy đổi VND)
Tổng huy động VND Ngoại tệ 6 tháng 2014 4.66 2 3 24.47 29.135 31/12/2013 3.92 9 8 24.13 28.067 31/12/2012 507^ 10.27 8 10.785 31/12/2011 32 7^ 7.840 8.167 Các chi nhánh
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của TPBank
45
2.1.2. Những kết quả kinh doanh đạt được
2.1.2.1. Huy động vốn tăng nhanh — chủ động thanh khoản, khẳng định uy tín
TPBank đã phát triển các sản phẩm dịch vụ riêng cho từng phân khúc khách hàng song song với việc cải tiến chất lượng dịch vụ tiện ích, dịch vụ gia tăng, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng. Cùng với các chính sách linh hoạt các chương trình thúc đẩy bán hàng hiệu quả đã gúp đẩy mạnh huy động từ khách hàng, đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng.
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
(Đơn vị: tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo huy động vốn qua các năm
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
tăng 107% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó tiền gửi không kỳ hạn đạt hơn 4.300 tỷ đồng, chiếm khoảng 15% tổng huy động từ khách hàng. Đây là những nguồn huy động quan trọng giúp giảm chi phí vốn và gia tăng lợi nhuận cho khách hàng. Huy
động ngoại tệ năm 2014 đạt hơn 24.400 tỷ đồng, tăng hơn 102% do với cùng kỳ năm 2013, chiếm 16% tổng nguồn vốn huy động. Đây cũng là những hoạt động giúp ngân hàng tăng giao dịch ngoại tệ với các tổ chức tín dụng và khách hàng, tăng thu phí và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình
2.1.2.2. Sử dụng vốn hiệu quả và an toàn
Cùng xu huớng với hoạt động huy động thì hoạt động tín dụng cũng đạt đuợc những buớc tăng truởng đáng kể. Du nợ cho vay khách hàng 6 tháng đầu năm 2014 đạt 17.966 tỷ đồng, tăng hơn 9.78% so với năm 2013. Trong đó vay ngắn hạn đạt hơn 12.396 tỷ đồng chiếm 69% tổng du nợ cho vay khách hàng. Cho vay trung và dài hạn đạt hơn 5.570 tỷ đồng, chiếm 31% tổng du nợ. Ngân hàng không phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Đây là yếu tố tích cực giúp ngân hàng chủ động trong thanh khoản và và điều chỉnh đuợc lãi suất cho vay khách hàng kịp thời theo thị truờng.
Danh mục đầu tu của TPBank đuợc quản lý theo huớng đảm bảo khả năng thanh khoản và tuân thủ theo quy định của NHNN. Tại thời điểm cuối năm 2013 tổng đầu tu vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu TCTD khác đạt hơn 7.700 tỷ đồng chiếm 42% tổng danh mục đầu tu, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng cũng nhu đa dạng hóa cơ cấu danh mục đầu tu. Đầu tu hơn 4.400 tỷ đòng vào trái phiếu các doanh nghiệp lớn có uy tín và tài chính lành mạnh. Tiền gửi, cho vay tại các TCTD khác đạt hơn 6.000 tỷ đồng chiếm 33% tổng danh mục.
Hoạt động mới là kinh doanh vàng và ngoại tệ đạt đuợc nhiều thành quả đáng khích lệ trong bối cảnh thị truờng còn gặp nhiều khó khăn.
Tổng thu nhập thuần từ kinh doanh vàng và ngoại tệ đạt 11.7 tỷ đồng, đóng góp đáng kể vào thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng.
Cùng với việc hình thành khối pháp chế, giám sát và xử lý nợ, công tác giám sát, đôn đốc và xử lý nợ đã đuợc tăng cuờng. Tính đến cuối năm 2013 phòng xử lý nợ đã thu hồi đuợc 123 tỷ đồng nợ quá hạn và nợ xấu, bán đuợc 135 tỷ đồng nợ xấu khó có khả năng thu hồi cho công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC), giúp ngân hàng cải thiện đuợc chất luợng tín dụng và chủ động hơn trong hoạt động
xử lý nợ của ngân hàng.
Với những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng mới có chất lượng tốt, chất lượng tín dụng đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 3.66% cuối năm 2012 xuống còn 1.97% cuối năm 2013.
2.1.2.3. Các hoạt động khác
Khẳng định thương hiệu ngân hàng công nghệ: Dựa trên nền tảng có sẵn và nguồn lực của cổ đông là công ty cổ phần FPT với thế mạnh về công nghệ thông tin dẫn
đầu cả nước - TPBank luôn đặt công nghệ thông tin luôn được đặt lên vị trí ưu tiên, phát
triển theo hướng tân tiến, chuyên môn cao phù hợp với mô hình các ngân hàng phát triển
trên thế giới, qua đó khẳng định tên tuổi ngân hàng công nghệ của TPBank
Hai trong những sản phẩm mang tính đột phá được khách hàng đánh giá cao là sản phẩm Ecounter và Egold. Sản phẩm này tích hợp các công nghệ hiện đại như RFID, QR code, vân tay và màn hình cảm ứng với những ứng dụng độc đáo giúp khách hàng có những trải nghiệm mới lạ khi giao dịch với TPBank nhưng rất thân thiện và dễ tiếp cận. Liên tục cải tiến rút ngắn thời gian thao tác và giảm thời gian chờ đợi của khách hàng, tăng cường chất lượng dịch vụ tại quầy cũng là ưu tiên của TPBank. Đảm bảo các tiêu chuẩn về trung tâm dữ liệu dự phòng cũng là một yêu cầu không thể thiếu trong phát triển bền vững. Trong năm 2013 ngân hàng đã triển khai việc chuyển trung tâm dữ liệu dự phòng đáp ứng được tiêu chuẩn khoảng cách an toàn giữa các trung tâm dữ liệu và nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật của trung tâm dự phòng, tuân thủ theo đúng yêu cầu của NHNN cũng như đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Ngân hàng cũng đã tiến hành nâng cấp toàn bộ máy chủ chính, nâng cấp mở rộng thành công hệ thống điện toán đám mây cho dòng máy chủ Pseri. Hệ thống bảo mật cũng được tăng cường các thiết bị hiện đại hỗ trợ ngăn chặn rủi ro và kiểm soát an ninh trên toàn hệ thống.
Đảm bảo tính tuân thủ trong quản trị rủi ro: Hệ thống quản lý rủi ro của TPBank đã được tăng cường hơn trước, nâng cao chất lượng kiểm soát và quản lý, đạt được mục tiêu. Việc nhận biết rủi ro để có giải pháp quản lý, nâng cao hiệu qủa hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ cũng như công tác kiểm toán nội bộ của ngân
hàng được ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt chú trọng. Công tác phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố được đề cao và nghiêm túc thực hiện theo đúng yêu cầu của NHNN. Các quy định về tỷ lệ an toàn vốn được tuân thủ chặt chẽ như
+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 19%
+ Tỷ lệ thanh toán nhanh duy trì trên 20% ( 20.8%)
+ Tỷ lệ thanh toán trong 7 ngày tiếp theo của từng loại tiền duy trì trên 200% (212%)
Tăng gấp 3 lần cơ sở khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: ngân hàng đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng cho các phân khúc khách hàng khác nhau như lien kết đối tác, liên kết cổng thanh toán Payoo, Smartlink, FPT online, ... mở thêm nhiều dịch vụ trên Ebank nhằm gia tăng tiện ích với khách hàng. Đặc biệt năm 2014, TPBank nằm trong top 3 ngân hàng có dịch vụ Ebank được yêu thích nhất do báo VNExpress trao tặng cùng với Sacombank và Vietcombank
Các sản phẩm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế kết hợp nhiều ưu đãi cho chủ thẻ được phát triển rộng rãi, đưa tổng số thẻ VISA phát hành đạt gần 12.000 thẻ. Với những chính sách sản phẩm linh hoạt cạnh tranh, chất lượng dịch vụ được chú trọng, số lượng khách hàng của TPBank tăng mạnh đạt gần 250.000 khách hàng. Mạng lưới khách hàng sâu rộng là yếu tố quan trọng giúp TPBank hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về quy mô và lợi nhuận được giao
Năm 2013 là năm TPBank tái cấu trúc thành công, củng cố các hệ thống quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng điều hành và quản lý các hoạt động, đạt được mục tiêu đề ra. Với định hướng đúng đắn và phù hợp cùng khả năng quản lý của hội đồng quản trị, TPBank đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do biến động thị trường gây ra và đã hoàn thành sớm kế hoạch tái cấu trúc, bắt đầu gặt hái được những thành công và thành tựu kinh doanh đáng tự hào. Tình hình năm 2014 được dự báo sẽ có những thay đổi tích cực, TPBank sẽ theo đuổi mục tiêu kinh doanh để trở thành một định chế tài chính hiệu quả, minh bạch, bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. TPBank đã đặt mục tiêu trở thành một trong 15 ngân hàng dẫn đầu Việt Nam năm 2017.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Khái quát tình hình nền kinh tế và tăng trưởng tín dụng của Việt Nam
2.2.1.1. Khái quát tình hình nền kinh tế của Việt Nam những năm qua
Năm 2012, với hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu (chính sách tiền tệ và tài
khóa thắt chặt theo nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm sức mua của thị
trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng nhanh từ đầu năm. Hệ thống ngân hàng thương mại từ quý IV/2011 lâm vào nguy cơ đổ vỡ dây chuyền do mất thanh khoản của một nhóm ngân hàng thương mại yếu kém. Nợ xấu tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất
động sản và cung cấp tín dụng tập trung thái quá vào một nhóm tập đoàn kinh tế, kể cả
khu vực tư nhân làm tăng tính rủi ro của tín dụng và sự kém hiệu quả trong việc phân
bố nguồn lực tài chính. Ngay từ đầu năm 2012, Chính phủ đã chủ trương tiếp tục tập trung các giải pháp ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Từ quý II/2012, Chính phủ triển khai nghị quyết 13, ngày 10/5/2013 nhằm kích thích tăng tổng cầu và hỗ trợ thị trường với các biện pháp, như: hoãn thời gian nộp thế
thu nhập doanh nghiệp cho một số đối tượng; hoãn nộp tiền sử dụng đất năm 2011 cho
doanh nghiệp bất động sản... Trong đó, chính sách tiền tệ tập trung vào mục tiêu kiềm
chế lạm phát và ổn định tỷ giá; 6 lần giảm lãi suất huy động tiền gửi; hạ lãi suất cho vay xuống dưới 15%; đồng thời tập trung xử lý thanh khoản của ngân hàng thương mại
thông qua việc “bơm” thêm tiền cho hệ thống bằng các công cụ của ngân hàng Nhà nước. Hệ thống ngân hàng thương mại đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết tín dụng cho doanh nghiệp trong một số lĩnh vực công nghiệp, xuất khẩu, nông nghiệp., nhưng nhìn chung nền kinh tế vẫn rơi vào tình trạng “thừa tiền, nhưng thiếu vốn”. Bên
cạnh đó, chính sách tài khoá phần nào nới lỏng đầu tư công theo mức bội chi ngân sách, thực hiện giải ngân theo kế hoạch và phát hành trái phiếu trong kế hoạch được quốc hội cho phép
Bước vào năm 2013, tuy tình hình có cải thiện hơn, nhưng về cơ bản nền kinh tế đang đối diện với 4 thách thức ngắn hạn như sau :
Thứ nhất, nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo sự trì trệ của thị trường sẽ làm
cho tình hình khó khăn thêm. Mặc dù CPI 8 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 3,53% so với tháng 12/2012, nhưng nguy cơ lạm phát vẫn “rình rập” khi mà nguyên nhân bên trong của nền kinh tế chưa được giải quyết.
Thứ hai, tình hình nợ xấu chưa được cải thiện, nên dòng tín dụng vẫn bị tắc
nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền, thiếu vốn còn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đầu năm 2014 đến nay, nợ xấy đang có xu hướng tăng cụ thể tháng 11/2013, tỷ lệ nợ xấu còn 4.55%, tháng 12/2013 là 3.61%, tháng 1/2014: 3.74%, tháng 6/2014: 4.17%. Quá trình xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn trong vấn đề pháp lý (quy định về xử lý tài sản thế chấp phức tạp, tình hình kinh tế khó khăn nên xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn gây tăng chi phí hoạt động trong quá trình thu hồi nợ, khả năng suy giảm giá trị do thời gian phát mại kéo dài, ...), thị trường mua bán nợ tại Việt Nam chưa phát triển.
Thứ ba, khả năng kéo giảm lãi suất cho vay không nhiều; khó đáp ứng sự
mong đợi của doanh nghiệp, do hoạt động kém hiệu quả của doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu lạm phát kỳ vọng cả năm là 7%, thì việc kéo giảm lãi suất tiết kiệm tiền gửi có kỳ hạn không còn nhiều dư địa và lãi suất cho vay vẫn còn khá cao, đặc biệt là lãi suất vay trung - dài hạn. Điều này sẽ không kích thích được các doanh nghiệp đang có thị trường mở rộng đầu tư và vẫn là nguy cơ làm tăng nợ xấu đối với những doanh nghiệp đang nỗ lực phục hồi sản xuất.
Thứ tư, những nỗ lực để làm “ấm” thị trường bất động sản chưa thể mang lại
kết quả, nên thanh khoản của thị trường này khó được cải thiện. Gói hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường bất động sản cho đến nay chưa mang lại kết quả đáng kể. Một khi thanh khoản của thị trường bất động sản chưa cải thiện, thì việc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại cũng sẽ khó khăn. Theo kế hoạch năm 2014, gói hỗ trợ này phải giải ngân được 50-60% nhưng đến nay tỷ lệ giải ngân chỉ mới ở 14%. Nguyên nhân là do: (i) nguồn cung nhà ở vã hội còn thiếu; (ii) nhiều thủ tục vướng mắc khi thực hiện xác nhận theo quy định; (iii) các quy định còn khá cứng về
23-5 30-6 31-7 26-8 29-8 30-9
Dư nợ tín dụng T3^τ 3.5
2 8 3.6 4.5 1 6.2 6 7.2
GDP, Tín dụng những năm gần đây
9T-2007 9T-2012 9T-2013 9T-2014
diện tích căn hộ, giá mua, ... (iv) các quy định về tài sản đảm bảo cho khoản vày còn nhiều bất cập
Cộng với đó là, trong năm 2013 tình hình kinh tế thế giới còn diễn biến thất thuờng, có tác động bất lợi đối với những nền kinh tế có độ mở lớn nhu nền kinh tế Việt Nam.
Để thực hiện các mục tiêu trên, chính phủ đang có nhiều nỗ lực để tạo niềm tin cho thị truờng thông qua một “gói giải pháp hỗ trợ thị truờng” nhằm: giải quyết hàng tồn kho; xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho thị truờng bất động sản. Ba vấn đề này có quan hệ nhân quả với nhau, nên không thể giải quyết riêng rẽ. Gói giải pháp hỗ trợ thị truờng lần này tập trung vào khâu xử lý “điểm nghẽn” của tín dụng và tăng sức mua của thị truờng, trong đó quan tâm đặc biệt đến tồn kho sản phẩm bất động sản. Cụ thể, với các giải pháp về tín dụng áp dụng biện pháp cho vay mới các doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển; các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án nhà ở đang có thị truờng.; ngăn chặn xu huớng tăng số doanh nghiệp phải ngung hoạt động, giải thể do thiếu vốn luu động; mở rộng tín dụng tiêu dùng; giảm lãi suất huy động tiền gửi và lãi suất cho vay; áp dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu, trong đó có việc thành lập định chế mua bán nợ của Nhà nuớc (VAMC).
2.2.1.2. Tình hình tăng trưởng tín dụng trong những năm qua
- Ngân hàng Nhà nuớc cho biết, tính đến hết tháng 9-2014, tăng truởng tín
dụng của hệ thống ngân hàng là 7,26%, cao hơn mức 6,87% của tháng 9-2013. Do đó, khả năng đạt mức tăng truởng tín dụng kế hoạch năm 2014 từ 12 -14% là có thể đạt đuợc.
Cơ cấu tín dụng tiếp tục có huớng chuyển dịch tích cực, trong đó tín dụng đối với một số lĩnh vực uu tiên tăng khá cao. Đến cuối tháng 8 -2014, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 6,1%, xuất khẩu tăng 4,37%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 12,73%, công nghiệp hỗ trợ tăng 6,12%, doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 2,57%; tín dụng bất động sản có xu huớng phục