Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho (Trang 38)

Những năm qua, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự quan tâm của nhiều đề tài nghiên cứu trong cả nước. Cụ thể:

Tác giả Tăng Minh Lộc - Phó Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, với bài viết: “Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Điều chỉnh lại cơ cấu lao động, cách dạy nghề”, đăng trên báo Nông nghiệp Việt Nam (2011). Tác giả đã đưa ra những mặt làm được, thành công của Đề án khi một năm đưa vào triển khai thực hiện, tuy nhiên việc thực hiện Đề án ở khắp các tỉnh, thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần được khắc phục, chấn chỉnh và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Đề án trong giai đoạn tiếp theo.

Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, với bài viết: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời kỳ hội nhập quốc tế”đăng trên website của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tác giả đã nêu ra một số kết quả bước đầu trong công tác đào tạo nghề cho lao động ở nước ta và đề cập đến một số hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Những giải pháp mà tác giả đưa ra còn mang tính khái quát và chung chung. Bài viết có tính chất tham khảo hữu hiệu cho những nghiên cứu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở từng địa phương cụ thể.

Tác giả Nguyễn Văn Đại (2012),Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng

bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Đại học KTQD. Tác giả đã đánh giá một cách khách quan thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, đồng thời chỉ ra những giải pháp để giải quyết khó khăn, và đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong khu vực này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1: Trình bầy các khái niệm, định nghĩa, quan điểm cơ bản có liên quan tới nông thôn và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phân tích, đánh giá nông thôn và vai trò của nông thôn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Tác giả nêu đầy đủ các nội dung của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mục tiêu của công tác ĐTN cho LĐNT đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề trong thực tế hiện nay. Học tập một số kinh nghiệm của các tỉnh bạn như: Hoà Bình và An Giang; các nước bạn như: Trung Quốc và Hàn Quốc, trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ đó tác giả đúc rút ra một số kinh nghiệm nhằm củng cố, chuẩn bị các vấn đề, các ý kiến đề xuất cho chương III.

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của ĐTN cho LĐNT, tác giả nhận thấy: Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Hữu Lũng là rất có ý nghĩa và hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hữu Lũng

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn

Hữu Lũng là huyện nằm ở phía Tây - Nam của tỉnh Lạng Sơn, có toạ độ địa lý từ 21023’ đến 21045’ vĩ độ Bắc, từ 106010’ đến 106032’ kinh độ Đông với diện tích tự

nhiên là 806,74 km2. Ranh giới của huyện:

- Phía Bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Bắc Sơn.

- Phía Tây Nam và Nam giáp tỉnh Bắc Giang.

- Phía Đông giáp huyện Chi Lăng và huyện Lục Ngạn, Lạng Giang tỉnh Bắc Giang. Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Hữu Lũng và 25 xã (Đồng Tân, Cai Kinh, Hòa Lạc, Yên Vượng, Yên Thịnh, Yên Sơn, Hữu Liên, Sơn Hà, Hồ Sơn, Tân Thành, Hòa Sơn, Minh Hòa, Hòa Thắng, Minh Sơn, Nhật Tiến, Minh Tiến, Đô Lương, Vân Nham, Thanh Sơn, Đồng Tiến, Tân Lập, Thiện Kỵ, Yên Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng Sơn 70 km về phía Nam.

Hữu Lũng là một huyện ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc,

có đường quốc lộ 1A và đường sắt liên vận Quốc tế chạy qua theo hướng Tây Nam -

Đông Bắc, rất thuận tiện cho việc giao lưu hàng hoá thương mại, dịch vụ với các tỉnh trong nước, các tỉnh phía Nam Trung Quốc cũng như các nước ở phía Bắc Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho Hữu Lũng trong việc giao lưu hàng hóa, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

* Địa hình

Huyện Hữu Lũng thuộc vùng núi thấp của tỉnh Lạng Sơn, địa hình được phân chia rõ giữa vùng núi đá vôi ở phía Tây Bắc và vùng núi đất ở phía Đông Nam. Phần lớn diện tích ở vùng núi đá vôi có độ cao 450 - 500m và ở vùng núi đất có độ cao trên dưới 100 m so với mặt nước biển. Nhìn chung, địa hình phức tạp, bịchia cắt bởi các dãy núi đá vôi và các dãy núi đất.

Địa hình núi đá chiếm trên 25% tổng diện tích tự nhiên. Xen kẽ giữa vùng núi đá là những thung lũng nhỏ địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp của cư dân. Xen kẽ các vùng núi đất là các dải đất ruộng bậc thang phân bố theo các triền núi, triền sông, khe suối trong vùng, là vùng đất sản xuất nông nghiệp được tạo lập từ nhiều đời nay cung cấp lương thực cho cư dân sinh sống trong vùng. * Khí hậu, thủy văn

Hữu Lũng chịu sự ảnh hưởng của khí hậu vùng núi phía Bắc, khô lạnh và ít mưa về mùa Đông, nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm

là 22,70C. Tháng 7 có nhiệt độ không khí trung bình cao nhất là 28,50

C. Tháng 01 có

nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất là 2,50 C.

Lượng mưa trung bình năm là 1.488,2mm với 135 ngày mưa trong năm và phân bố từ

13 - 17 ngày/tháng, tăng dần từ tháng 5 đến tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và chiếm trên 90% lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến

tháng 3 năm sau và chiếm trên 9% lượng mưa cả năm. * Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 80.674.64 ha chiếm 9,7% diện tích toàn tỉnh, trong đó diện tích núi đá có 33.056 ha chiếm 40,97% tổng diện tích của huyện; diện tích đồi núi đất có 45.223 ha chiếm 56,1%. Đa số diện tích đồi núi của Hữu Lũng thuộc loại địa hình dốc.

Đất đai gồm 9 loại đất, trong đó tập trung chủ yếu vào 4 loại đất chính đó là: Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) có khoảng 18.691 ha; đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) có khoảng

9.021 ha; đất vàng đỏ trên đá mácma axít (Fa) có khoảng 7.080 ha và đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) có khoảng 4.350 ha.

Về tình hình sử dụng đất, theo điều tra năm 2013 đất nông nghiệp của huyện là 57.226.94 ha chiếm 70,93% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 26,59%; đất lâm nghiệp chiếm 43,75% tổng diện tích tự nhiên.

Diện tích đất phi nông nghiệp 6.604.69 ha chiếm 8,19% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất chuyên dùng hiện nay là 58%, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 23% tổngdiện tích đất phi nông nghiệp.

Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, khoảng 20,88% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 393.89 ha; đất đồi núi chưa sử dụng là 550.46 ha, phân bố ở các xã vùng gò đồi và vùng núi; núi đá không có rừng cây là 15.898.66 ha chiếm 97,4% tổng diện tích đất chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện chủ yếu là núi đá không có rừng cây và đất bằng chưa sử dụng.

Bảng 2.1. Thống kê diện tích các loại đất năm 2016 Số Số TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ so với diện tích tự nhiên (%) Tổng diện tích tự nhiên 80.674.64 1 Đất nông nghiệp 57.226.94 70,93

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 21.452.99 26,59

1.2 Đất lâm nghiệp 35.295.65 43,75

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 447.33 0,55

1.4 Đất nông nghiệp khác 30.97 0,04

2 Đất phi nông nghiệp 6.604.69 8,19

2.1 Đất ở 1.290.36 1,60

2.2 Đất chuyên dùng 3.687.27 4,57

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 7.30 0,01

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 99.13 0,12

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.497.78 1,86

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 22.85 0,03

3 Đất chưa sử dụng 16.843 20,88

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 393.89 0,49

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 550.46 0,68

3.3 Núi đá không có rừng cây 15.898.66 19,71

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng 2016

* Tài nguyên nước

Hệ thống sông, suối, kênh, mương của huyện Hữu Lũng có khoảng 1.427,96 ha gồm có 2 con sông lớn chảy qua là sông Thương và sông Trung.

Sông Thương dài 157 km bắt nguồn từ dãy núi Nà Pá Phước cao 600m gần ga Bản Thí của huyện Chi Lăngchảy qua huyện theo hướng Đông Bắc-Tây Nam xuôi về tỉnh Bắc Giang. Sông Thương gặp sông Trung chảy từ Thái Nguyên về ở Na Hoa xã Hồ Sơn. Trong địa bàn của huyện, thung lũng Sông Thương được mở rộng trên 30 km. Sông Thương có độ rộng bình quân chỉ 6 m, độ cao trung bình 176 m, độ dốc lưu vực 12,5%, lưu vực dòng chảy trung bình năm là 6,46 m3/s, lưu lượng vào mùa lũ chiếm khoảng 67,6 - 74,9%, còn mùa cạn là 25,1 - 32,4%. Sông Thương là nguồn nước chủ yếu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân các dân tộctrong huyện.

Sông Trung bắt nguồn từ vùng núi Thái Nguyên chảy qua huyện theo hướng Tây Bắc -

Đông Nam đổ vào sông Thương ở phía bờ phải tại thôn Nhị Hà, xã Sơn Hà. Sông Trung chảy trong vùng đá vôi, thung lũng hẹp, độ dốc trung bình lưu vực sông là

12,8%.

Ngoài ra, huyện còn có khoảng 216,69 ha các ao, hồ như hồ Cai Hiển; hồ Chiến Thắng; hồ Tổng Đoàn … và ở khắp các xã trong huyện đều có các con suối lớn, nhỏ chảy quanh các triền khe, chân đồi ven theo các làng, bản, chân ruộng.

Hệ thống sông, suối, kênh mương cùng các ao hồ của huyện đảm bảo nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Hệ thống sông, suối với địa hình dốc có thể phát triển thuỷ điện nhỏ. Nguồn nước ngầm của huyện cũng khá dồi dào với chất lượng tốt.

* Tài nguyên rừng

Huyện Hữu Lũng có diện tích rừng khá lớn. Năm 2016 tổng diện tích rừng của huyện có khoảng 35.322,96 ha, trong đó rừng tự nhiên là 18.032,7 ha, chiếm 51,05%, đất có rừng trồng là 18.032,65 ha, chiếm 48,94% tổng diện tích rừng của huyện. Rừng của Hữu Lũng trước đây thực vật, động vật đa dạng, phong phú, nhiều cây dược liệu quý và cây ăn quả đặc sản nổi tiếng. Năm 2016, tỷ lệ che phủ rừng của huyện Hữu Lũng đạt khoảng 54,3%.

* Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Hữu Lũng chủ yếu có: Đá vôi với hàm lượng Cao khoảng 55% là nguyên liệu để sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng... tập trung ở Đồng Tân, Cai Kinh; Yên Vượng, Yên Thịnh, Yên Sơn, Minh Tiến, Đồng Tiến với diện tích khai thác khoảng 544,05 ha; Ngoài ra, Hữu Lũng còn có một số khoáng sản khác như mỏ sắt ở Đồng Tiến, diêm tiêu ở Tân Lập, Thiện Kỵ, phốt phát Vĩnh Thịnh, mỏ bạc Nhật Tiến và các loại cát, cuội, sỏi cung cấp cho nhu cầu xây dựng của huyện và tỉnh.

Hữu Lũng là huyện miền núi thấp có khí hậu ôn ḥađặc sắc của vùng núi, lại rất thuận lợi về giao thông, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hóa đa dạng phong phú, lại cách Hà Nội không xa, khoảng 80 km là tiềm năng, điều kiện tự nhiên quý giá để huyện phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ và du lịch:

- Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, Sán Chỉ với bản sắc văn hoá riêng, có các làn điệu hát Then, hát Lượn, hát Lượn cổ Tày, Nùng; múa Chầu, múa Sư Tử... và kiến trúc xây dựng nhà sàn mang đậm sắc thái của vùng xứ Lạng.

- Hữu Lũng có khá nhiều di tích đình, đền, chùa như Đền Bắc lệ (xã Tân Thành); Đền Quan Giám Sát, Đến Chầu Lục (xã Hòa Lạc); Chùa Cã (xã Minh Sơn); Đền Suối Ngang (xã Hòa Thắng); Đền Phố Vị (xã Hồ Sơn); Đền Chúa Cà Phê, Đền Voi Xô (xã Hòa Thắng); Đền Ba Nàng (xã Cai Kinh); lễ hội Chò Ngô (xã Yên Thịnh) ... là những điểm thu hút khách du lịch tâm linh của cả vùng và tỉnh. Ngoài ra các xã, thôn làng đều có những lễ hội riêng với nhiều hoạt động văn hóa cổ truyền độc đáo.

Hữu Lũng có phong cảnh đẹp của vùng trung du miền núi phía Bắc, có nhiều địa danh, thắng cảnh trên địa bàn như Mỏ Heo xã Đồng Tân (có suối với phong cảnh đẹp); các xã Yên Thịnh, xã Hữu Liên môi trường và phong cảnh đẹp, có nhà sàn, suối nước, rừng cây; xã Tân Lập có hang Dơi, hang Thờ, hang Đèo Thạp; xã Thiện Kỳ có hang Rồng... đều là những điểm có thể phát triển các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch leo núi, du lịch nghỉ ngơi an dưỡng, mua sắm kết hợp tổ chức hội nghị, hội thảo.... Khi được đầu tư xây dựng và tuyên truyền quảng bá tốt, Hữu Lũng sẽ thu hút được nhiều du khách, phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Hình 2.2. Tỷ lệ các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hữu Lũng

Mật độ dân số trên 140 người/km2, tổng dân số toàn huyện là trên 114 nghìn người với 28.339 hộ, trong đó số người trong độ tuổi lao động trên 78.730 người với số lao động qua đào tạo chiếm trên 38%. Hữu Lũng có 4.308 hộ nghèo bằng 14,93%; 3.117 hộ cận nghèo bằng chiếm 10,8%. Gồm 07 dân tộc chính là Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ và một số dân tộc khác (trong đó dân tộc Tày 28%, Nùng 26%, Kinh chiếm 40%). Trình độ dân trí phát triển không đồng đều, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiếu số, năm 2016 ước đạt 22,5 triệu đồng/người.

Hữu Lũng là huyện có tài nguyên khoáng sản phong phú, hệ thống đường giao thông thuận lợi. Với vị trí nằm trên trục đường quốc lộ 1A nối Hà Nội với Lạng Sơn và có đường sắt Bắc- Nam chạy qua, tạo điều kiện cho Hữu Lũng trở thành điểm nối giao lưu kinh tế giữa các tỉnh đồng bằng sông Hồng với thành phố Lạng Sơn và các địa phương của Trung Quốc.

Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Hữu Lũng đạt 11,2%, trong đó ngành

nông – lâm nghiệp tăng 5,6% (tỷ trọng 36%), ngành CN-XDCB tăng 15,5% (tỷ trọng

26,6%), ngành thương mại- dịch vụ tăng 13,5% (tỷ trọng 37,4%). Các chỉ tiêu về xã hội cơ bản đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Hình 2.3. Tỷ trọng tăng trưởng các ngành kinh tế huyện Hữu Lũng

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, công tác phổ cập giáo dục được duy trì, chất lượng được nâng cao. 26/26 xã, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, 1 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Y tế được tăng cường từ huyện đến cơ sở, đáp ứng tốt nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)