Một số kinh nghiệm về tạo động lực cho cán bộ,công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh tiền giang (Trang 34)

1. Một số khái niệm về nhu cầu, động cơ nhu cầu, động lực, tạo động lực làm việc,

1.5. Một số kinh nghiệm về tạo động lực cho cán bộ,công chức, viên chức

Nguyễn Thị Hồng Hải (2013) đã có bài viết về “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức hành chính nhà nước” trên tạp chí Tổ chức nhà nước, trong đó chỉ rõ một số kinh nghiệm về tạo động lực cho cán bộ, công chức như sau:

- Thứ nhất, đảm bảo một hệ thống tiền lương khoa học, hợp lý;

- Thứ hai, đảm bảo phân công công việc phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường của cán bộ, công chức;

- Thứ ba, xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được của từng cá nhân cán bộ, công chức;

- Thứ tư, tạo cơ hội thăng tiến cho cán bộ, công chức;

- Thứ năm, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả;

- Thứ sáu, công nhận những đóng góp của cấp dưới.

Nguyễn Thị Phương Lan (2015) trong Luận án Tiến sĩ Quản lý công về đề tài “Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính Nhà nước” cũng đưa ra những kinh nghiệm cho công tác tạo động lực bằng các giải pháp hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức hành chính Nhà nước Việt Nam, gồm:

Một số bài học chung

(1) Nâng cao nhận thức về tiếp cận hệ thống trong công tác quản lý nhân sự, trong tạo động lực cho công chức hành chính Nhà nước.

(2) Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh các vấn đề liên quan đến công vụ, công chức.

(3) Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, xây dựng nền công vụ trong sạch, lành mạnh và hiệu quả dựa trên nguyên tắc thực tài.

Một số bài học cụ thể

(1) Hoàn thiện các công cụ tạo động lực bằng vật chất và công cụ tạo động lực thông qua khuyến khích tinh thần.

- Hoàn thiện công cụ tiền lương

- Hoàn thiện công cụ đánh giá kết quả thực thi công việc

- Hoàn thiện công cụ đào tạo bồi dưỡng

(2) Xác định vai trò trung tâm của hệ thống công cụ tạo động lực là công cụ đánh giá kết quả thực thi công việc.

(3) Tăng cường mối liên hệ tương hỗ của hệ thống công cụ tạo động lực trong hệ thống.

Như vậy, phần tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, đã có khá nhiều nghiên cứu trước đây về động lực làm việc và nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động, nhưng những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện ở nước ngoài. Các nghiên cứu ở Việt Nam về nội dung này chủ yếu xem xét các biện pháp tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp, còn ít những nghiên cứu về động lực của công chức trong các cơ quan nhà nước. Do vậy, phân tích nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của công chức nói

chung và người lao động tại Sở LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang nói riêng là một khoảng trống nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu của tác giả.Bên cạnh đó, sau khi tổng quan tài liệu, tác giả quyết định lựa chọn mô hình của Herzberg làm mô hình nghiên cứu cho luận văn của mình vì các lý do:

(1) mô hình của Herzberg chú trọng nghiên cứu về động lực làm việc của nhân viên trong tổ chức; (2) cũng đã có nhiều tác giả lựa chọn sử dụng mô hình này khi nghiên cứu về động lực làm việc (Nguyễn Hữu Hiểu (2011); Đặng Nguyễn Hồng Phúc (2013); (3) là việc phân thành 02 nhóm yếu tố duy trì và thúc đẩy đối với động lực làm việc như của Herzberg sẽ giúp cho người làm công tác nhân sự thấy được rõ ràng có nhân tố nào mới có tính thúc đẩy, còn những nhân tố nào chỉ là để không bất mãn; và cuối cùng (4) là bản thân tác giả nhận thấy mô hình phù hợp với đối tượng và khách thể nghiên cứu.

ẾT LUẬ CH Ơ G 1

Trong chương 1 tác giả đã làm rõ được những nội dung sau đây:

- Phân tích những khái niệm về nhu cầu, động cơ; động lực, tạo động lực; cán bộ, côngchức, viên chức và người lao động;

- Đưa ra những mô hình phát triển về động lực làm việc và nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc. Phân tích vì sao lựa chọn mô hình hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của Herzberg (1959) để làm căn cứ lý thuyết cho việc nghiên cứu của luận văn.

- Xây dựng quy trình và mô hình nghiên cứu cho luận văn dựa trên mô hình của Herzberg. Phiếu khảo sát để nghiên cứu thực tế vấn đề gồm những câu hỏi được nhiều công trình sử dụng trong việc đánh giá nhân tố tác động tới động lực làm việc và cả những câu hỏi mà tác giả đề xuất phù hợp với công chức tại Sở LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang.

- Từ mô hình nghiên cứu tác giả xây dựng những giả thuyết nghiên cứu để làm căn cứ cho việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp ở phần sau.

CH Ơ G 2: THỰC T Ạ G HỮ G HÂ TỐ Ả H H Ở G TỚI ĐỘ G LỰCLÀM VIỆC CỦA G I LAO ĐỘ G TẠI SỞ LĐTB&XH

TỈ H TIỀ GIANG 2.1. Giới thiệu về Sở LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang

Tên cơ quan: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang Địa chỉ: số 80, đường Ấp Bắc, phường 4,Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang Website:http://sldtbxh.tiengiang.gov.vn

Ngày 05/05/1987 UBND tỉnh Tiền Giang đã có Quyết định số 453/QĐUB thành lập Sở LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang (trước đây là Ty Lao động và Ty Thương binh - Xã hội).

2.1.1. Vị trí, chức năng

Sở LĐTB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, thương binh và xã hội, về các dịch vụ công thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy nhiệm của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.

Sở LĐTB&XH chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ LĐTB&XH.

Sở LĐTB&XH có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật.

2.1.2. hiệm vụ và quyền hạn

Trong Tuyên cáo ngày 28/8/1945 về việc thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập 13 bộ, trong đó có Bộ Lao động và Cứu tế Xã hội là tiền thân của Bộ LĐTB&XH ngày nay.

Quá trình phát triển ngành LĐTB&XH qua từng giai đoạn cách mạng đã đáp ứng được cho công cuộc kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Cùng với các địa phương trong cả nước ngành LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang được củng cố tổ chức cho phù hợp với nhiệm vụ mới. Ngày 05/5/1987 UBND tỉnh

Tiền Giang đã có Quyết định số 453/QĐUB thành lập Sở LĐTB&XH trên cơ sở sáp nhập hai Sở Lao động và Sở Thương binh và Xã hội (trước đây là Ty Lao động và Ty Thương binh - Xã hội).

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Sự phối hợp chặc chẽ của ngành đoàn thể, chính quyền các cấp và nhân dân; Sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Bộ LĐTB&XH, dù trong hoàn cảnh chiến tranh hay hoà bình, trong cơ chế cũ hay thời kỳ đổi mới, ngành LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang luôn bám sát các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, vượt qua mọi khó khăn thử thách thực hiện thắng lợi các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; Thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, động viên toàn dân chăm sóc người có công, thực hiện đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc; Cứu trợ kịp thời cho đối tượng khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội; Ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thể hiện trên các mặt công tác:

2.1.2.1. Về công tác thương binh, liệt sĩ, người có công

Để đền ơn đáp nghĩa đối với sự hy sinh to lớn của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng, Sở LĐTB&XH tỉnh đã phối hợp tốt với các ngành đoàn thể thực hiện các chính sách đền ơn đáp nghĩa. Từ những ngày đầu của cách mạng tháng Tám năm 1945, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ trong cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, trên khắp các địa bàn của tỉnh đã xây dựng nhiều tổ chức “Hội mẹ chiến sĩ” nhằm đẩy mạnh các hoạt động giúp đỡ cách mạng, giúp đỡ binh sĩ, thương binh, bệnh binh, quyên góp tiền thuốc và nhiều vật dụng khác cho cách mạng. Ngay trong các vùng bị địch tạm chiếm, mặc dù bị kẻ thù kìm kẹp, o ép, nhưng nhân dân Tiền Giang vẫn biểu lộ tình cảm yêu nước, có công nuôi giấu cán bộ, vượt qua bom đạn để đưa cán bộ chiến sĩ, đưa thương binh về nơi an toàn. Nhiều người dân còn dũng cảm dùng nhà mình làm nơi cấp cứu thương binh, bảo vệ thương binh, có người không có điều kiện nuôi giấu cứu chữa thì gửi thuốc men ra căn cứ để ủng hộ cách mạng. Trong những hoạt động ấy không ít người đã hy sinh hoặc bị sống trong cảnh lao tù, bị kẻ địch tra tấn dã man nhưng vẫn một lòng ủng hộ cách mạng.

Trong điều kiện của chiến trường miền Nam, việc giải quyết vấn đề thương binh liệt sĩ là muôn vàn khó khăn, gian khổ, tuy vậy nhiều địa phương đã nỗ lực rất lớn, tổ chức tổ, ban trợ táng xã, ấp để thực hiện việc mai táng, chăm sóc mồ mã cho liệt sĩ, giúp đỡ các gia đình có con em hy sinh, đồng thời tổ chức chữa trị cho thương binh ở các trạm dã chiến và đưa thương binh nặng về nơi an toàn để điều trị, điều dưỡng…

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Tiền Giang đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể và nhân dân thực hiện đầy đủ các chính sách cho trên 120.000 người hưởng chính sách ưu đãi cho người có công; phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công được duy trì thường xuyên; vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 150 tỷ đồng, xây tặng trên 10.000 nhà tình nghĩa, sửa chữa trên 15.000 căn cho đối tượng chính sách.

Từ khi có Pháp lệnh phong tặng danh hiệu vinh dự của nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” đến nay toàn tỉnh đã đề nghị và được phong tặng, truy tặng 5.539 bà mẹ Việt Nam anh hùng, hiện có 519 bà mẹ còn sống đang được các cơ quan đơn vị nhận phụng dưỡng đến cuối đời. Đồng thời tổ chức triển khai tốt 5 chương trình đền ơn đáp nghĩa. Phong trào nâng cao mức sống cho gia đình chính sách cũng được các ngành các cấp và nhân dân quan tâm, hưởng ứng mạnh mẽ đến nay đã có 173/173 xã phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, có 98% hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn cộng đồng dân cư.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất nước nhà, việc truy tìm mộ liệt sĩ thường xuyên được phát động và đã quy tập được hơn 34.000 mộ liệt sĩ vào các nghĩa trang trong tỉnh.Số mộ gia đình đang quản lý cũng được nhà nước hỗ trợ kinh phí để xây mộ khang trang hơn. Đối với hơn 4.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt ngành đã tham mưu cho tỉnh đã xây dựng nhà bia để ghi tên liệt sĩ, sửa chữa nâng cấp 20 nghĩa trang khang trang, sạch đẹp nhằm giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau.

2.1.2.2. Về công tác lao động, việc làm, dạy nghề

Trong kháng chiến, công tác lao động đã tham gia tích cực vào việc khuyến

khích tăng gia sản xuất, thực hiện nhiệm vụ chống “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” ổn định cho đồng bào bám địa hình chống giặc càn quét, huy động dân công phục vụ cho chiến đấu cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống và sản xuất. Trong đó nhiệm vụ của ngành là tổ chức huy động lao động công dân để hỗ trợ cho bộ đội, du kích xây dựng các chiến hào, công sự chiến đấu.

Sau năm 1975, công tác huy động lao động được tập trung và đẩy mạnh, ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định 191/QĐUB quy định chế độ lao động công ích của công dân và nghĩa vụ lao động 3 năm đối với thanh niên. Trong khoảng thời gian này, đã huy động lực lượng trên 9.000.000 ngày công khai hoang phục hóa sau chiến tranh, xây dựng một số nông lâm trường quốc doanh, đào hàng triệu mét khối đất kinh mương rửa phèn ngăn mặn, hàng ngàn km đường giao thông nông thôn…góp phần cải tạo cơ sở hạ tầng nông thôn nâng cao đời sống của nhân dân.

Trong những năm thực hiện cơ chế quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, trong thời kỳ này chủ yếu là xây dựng kế hoạch cân đối lao động, phân bổ lao động, điều phối lao động và thực hiện việc tuyển dụng lao động trong các cơ quan, đơn vị xí nghiệp nhà nước.

Cũng trong thời gian này, ngành cũng đã phối hợp tổ chức việc di dân phát triển vùng kinh tế mới, đã đưa trên 11.800 hộ, trên 26.400 lao động đến vùng kinh tế mới huyện Tân Phước và tỉnh Long An, góp phần tạo công ăn việc làm, cho người lao động, cho các hộ không có tư liệu sản xuất, đồng thời góp phần bố trí quy hoạch lại dân cư, phần lớn các hộ này đã ổn định cuộc sống và kinh tế phát triển, an tâm sản xuất nhờ vào các chính sách đối với hộ kinh tế mới.

Từ năm 1986 đến nay thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành tựu quan trọng đã đạt được. Vấn đề lao động - việc làm đã được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm, nhiều chính sách, chương trình được ban hành nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động, bình quân hàng năm ngành tham mưu cho tỉnh tạo việc làm mới, tạo việc làm thêm trên 22.000 lao động.

Chương trình cho vay giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐPT- HĐBT (11-4-1992) của Hội đồng Bộ trưởng và Quỹ giải quyết việc làm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh (DN vừa và nhỏ, tổ hợp sản xuất...) và hộ gia đình vay, bằng nhiều giải pháp các ngành, các cấp đã giải quyết việc làm cho trên 259.000 lao động, so với kế hoạch 2006 – 2010 đạt 103,4%, giai đoạn 2011 – 2015 đạt 114,5%.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 5,63% năm 1995 còn khoảng 5,46 % năm 2000 và 4,03% năm 2010, dự kiến đạt 2,50% năm 2015 (đạt kế hoạch đề ra giai đoạn 2011 – 2015). Nâng tỷ lệ thời gian lao động làm việc trong nông nghiệp từ 81% năm 2010, lên 86% vào năm 2014.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 9,82% năm 1995, tăng lên 35% năm 2010 và 45% vào năm 2015; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề từ 21,4% (năm 2007) tăng lên 27% (năm 2010) tăng lên 36% năm 2015.

2.1.2.3. Công tác Xuất khẩu lao động:

Triển khai thực hiện “Đề án xuất khẩu lao động” của tỉnh (tháng 4/2004) các đoàn thể, chính quyền ở cơ sở triển khai tuyên truyền vận động và thực hiện công tác tạo nguồn ở các địa phương đã đưa 2.631 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2.1.2.3. Công tác thực hiện pháp luật lao động:

Từ khi Bộ luật Lao động được ban hành, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động được thay đổi, trong đó xác lập rõ quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Công tác hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động ở các DN luôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh tiền giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)