Thực trạng về hệ thống tài chính thực hiện theo cơ chế tự chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính tại trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 57)

Cơ chế tài chính là một trong những yếu tố then chốt, quyết định sự thành bại đối với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của mỗi quốc gia. Cơ chế này quyết định các hoạt động KHCN sẽ được đầu tư bao nhiêu, từ những nguồn nào và được đầu tư như thế nào để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho nền kinh tế.

Trong những năm qua, vớisự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nền KHCN của Việt Nam đã nhận được những khoản đầu tư ngày càng lớn. Các thành tựu về KHCN cũng như quy mô, phạm vi ứng dụng các thành tựu này, vì thế, cũng ngày càng gia tăng. Mặc dù vậy, so với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, trình độ KHCN của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu mà quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đặt ra. KHCN chưa trở thành động lực tăng trưởng chủ đạo của nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa xây dựng được một cơ chế tài chính hoàn chỉnh, đồng bộ cho các hoạt động KHCN, do

đó chưa thu hút được đủ những nguồn lực tài chính cần thiết. Đồng thời, các nguồn lực tài chính hiện có cũng chưa được phân bổ và sử dụng hiệu quả như mong muốn.

Nguồn thu tài chính của Trung tâm chủ yếu bao gồm hai nguồn chính đó là: Ngân sách Nhà nướccấp, thu sự nghiệp và các khoản thu dịch vụ.

(1) Kinh phí hoạt động thường xuyên; (2) Kinh phí không tự chủ khác; (3) Kinh phí thực hiện theo nhiệm vụ;

* Nguồn kinh phí thu sự nghiệp, bao gồm:

(1) Thu phí, lệ phí: Kiểm định phương tiện đo, thử nghiệm vật liệu xây dựng, hóa vi

sinh;

2.2.2.1 Thực trạng thực thi quyền tự chủ về nguồn thu và mức thu

Để có cơ sở đánh giá thực trạng nguồn thu từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nướccấp và thu sự nghiệp giai đoạn 2014-2016 cùng với sự nỗ lực của Trung tâm trong việc sử dụng nguồn tài chính ngân sách cấp nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu, cơ cấu thu, thiết lập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn thu từ nguồn kinh

phí ngân sách Nhà nướccấp giai đoạn 2014 - 2016 tại Trung tâm thông qua các bảng biểu sau:

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp nguồn kinh phí ngân sách Nhà nướccấpgiai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1 Kinh phí HĐ thường xuyên 1.049,6 100% 1.100,3 100%

- Kinh phí thực hiện tự chủ 787,7 71,5%

- Kinh phí không thực hiện tự

chủ 312,6 28,5%

2 Kinh phí thực hiện theo

nhiệm vụ 1.333,7 100%

- Kiểm định phương tiện đo 617,3 47%

- Thử nghiệm vật liệu xây

dựng 274,3 20%

- Thử nghiệm hóa vi sinh 442,1 33%

Tổng cộng 1.049,6 100% 1.100,3 100% 1.333,7 100%

Hình 2.2. Kinh phí nguồn ngân sách Nhà nước cấp giai đoạn 2014-2016

Qua bảng trên ta thấy: Kinh phí hoạt động của đơn vị được Nhà nước cấp ngân sách tăng dần theo từng năm. Trong 3 năm (2014, 2015, 2016) tỷ lệ tương đối ổn định. Từ năm 2011 đến nay Trung tâm đi vào hoạt động theo Quyết định 189/QĐ-UBND ngày

30/10/2011, được sự quan tâm Đảng, Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực khoa học và công nghệ. Trung tâm đã xin mở rộng thêm lĩnh vực kiểm định taximet, điện tim, điện não,

xquang, city, ... vàmột số lĩnh vực mới như kiểm định đối chứng công tơ điện.

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp nguồn kinh phí thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp

giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1 Kinh phí thu từ hoạt

động dịch vụ sự nghiệp 480,326 100% 440,392 100% 517,830 100%

Tổng cộng 1.049,6 100% 1.100,3 100% 1.333,7 100%

Hình 2.3.Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp

Qua biểu đồ nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm, ta thấy nguồn thu hàng năm tương đối ổn định thu từ mức 400.000.000 đồng trở lên, mặc dù nguồn thu có tăng giảm, nhưng không đáng kể. Năm 2016 được sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ và đầu tư trang thiết bị đồng bộ, Trung tâm xin mở rộng một số lĩnh vực kiểm định taximet, điện tim, điện não, xquang, city, ... và một số lĩnh vực mới như kiểm định đối chứng công tơ điện. Đây cũng là một thử thách lớn đối với Trung tâm trong những năm tiếp theo khi cơ chế chính sách thay đổi thì cơ chế tài chính cũng phải thay đổi theo cho phù hợp để thu hút kinh phí từ hoạt động tiềm năng

này .

Tóm lại, nhìn vào bảng tổng hợp nguồn thu tại Trung tâm ta thấy, các nguồn thu tương đối ổn định và có chiều hướng tăng lên, các hoạt động đều được hỗ trợ, gắn kết, liên quan đến nhau để tăng nguồn thu sự nghiệp cho đơn vị.

Để có cơ sở đánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng khả năng tài chính giai đoạn 2014-2016 và sự nỗ lực của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn trong việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng nguồn tài chính nhằm mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP.

Tác giả tổng hợp số liệu về nguồn thu và cơ cấu nguồn thu, thiết lập các biểu đồ phân tích đánh giá thực trạng nguồn tài chính giai đoạn 2014- 2016 qua các bảng sau:

Bảng 2.3. Biểu tổng hợp nguồn tài chính giai đoạn 2014- 2016

STT Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 201

6 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

1 KP NSNN cấp 1.049,600 68,6% 1.100,300 71,4% 1.333,700 72% 2 Thu sự nghiệp 480,326 31,4% 440,392 28,6% 517,830 28%

Tổng cộng 1.529,926 100% 1.540,692 100% 1.851,530 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm 2014, 2015, 2016)

Hình 2.4. Biểu tổng hợp nguồn tài chính giai đoạn 2014-2016

Nghiên cứu nội dung thu, cơ cấu nguồn thu và phân tích sự biến động quy mô, cơ cấu nguồn thu tài chính giai đoạn 2014-2016 qua các bảng trên tại, ta nhận thấy tổng lực tài chính qua các năm của giai đoạn 2014 -2016 đều có xu hướng năm sau tăng, giảm, điều đó minh chứng nguồn lực tài chính được quyền sử dụng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát triển và mở rộng hoạt động sự nghiệp ngày càng tăng. Trong đó quy mô

nguồn tài chính tăng trên cả hai nguồn thu là nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và nguồn từ NSNN cấp.

Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu nguồn tài chính của Trung tâm nhận thấy tỷ trọng nguồn kinh phí NSNN cấp so với tổng thu là còn cao, chiếm tỷ lệ giaođộng từ 68% đến 72%. Trên thực tế, Trung tâm chưa được thực hiện tự chủ về biên chế mà vẫn do Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tiếp nhận và giao biên chế con người cụ thể về Trung tâm. Xét về tổng biên chế được giao và số biên chế hiện có là đảm bảo, nhưng xét về định mức biên chế phục vụ cho từng nhiệm vụ được giao thì bất hợp lý. Bộ phận công tác này thừa người, bộ phận khác lại thiếu người, ... Bên cạnh đó NSNN vẫn phải thực hiện chi trả tiền lương và các chế độ khác theo lương cho những người trong biên chế nhưng không phân công được việc làm theo đúng chuyên môn đào tạo của họ ảnh hưởng đến tình hỉnh sử dụng kinh phí tại đơn vị .

Sự bất hợp lý trong nguồn thu sự nghiệp là định mức thu phí quy định còn rất thấp, không thay đổi khi mà mức lương cơ bản do Nhà nướctăng lên; hoặc sự biến động tăng giá cả của thị trường. Bên cạnh đó, biên chế lại không giao đủ, không đúng nhu cầu thực tế.

Sự bất hợp lý về thành phần nguồn tài chính, trong cơ cấu nguồn tài chính của Trung tâm nói riêng và các đơn vị khác nói chung là do cơ chế chính sách của Nhà nước còn

thiếu đồng bộ và có những bất cập nhất định, cụ thể là: chậm đổi mới, chậm ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định 16/2015/NĐ - CP quy định. Các Bộ chưa thống nhất phối hợp để ra văn bản hướng dẫn cụ thể,thậm chí Bộ chủ quản phụ trách nhưng cũng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn một cách cụ thể, do vậy các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ cùng trực thuộc một Bộ, một ngành có tính chất hoạt động hoàn toàn tương đồng nhau nhưng cơ chế quản lý tài chính khác nhau, mỗi đơn vị làm theo một kiểu theo ý chủ quan của nhà quản lý đơn vị.

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động. Trung tâm căn cứ vào quy định quyền tự chủ về các khoản thu, mức thu của đơn vị sự nghiệp công, theo quy định tại điều 09, chương 2 Nghị định 54/2016/NĐ - CP ngày 14/6/2016 và căn cứ vào tình

hình thực tế của Trung tâm để quyết định các nguồn thu, mức thu được thể hiện công khai trong quy chế chi tiêunội bộ hàng năm.Cụ thể:

(1) Thu phí, lệ phí Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm vật liệu xây dựng, hóa vi sinh:

Mức thu phí cho căn cứ theo Thông báo số 02/TB-TTKTTĐC ngày 07/01/2016 và Thông báo số 27/TB-TTKTTĐC ngày 16/5/2016 của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Lạng Sơn về việc thông báo mức thu phí đối với dịch vụ kiểm định, thử nghiệm được thể hiện chi tiết tại phụ lục chương2, từ các bảng thu phí dịch vụ kiểm định, thử nghiệm trên cho thấy mức phí thu thấp hơn so với các tỉnh lân

cận và phù hợp với thị trường tỉnh Lạng Sơn.

2.2.2.2 Thực trạng nội dung chi và thực thi quyền tự chủ sử dụng nguồn tài chính

1. Nguồn NSNN cấp kinh phí thường xuyên

Nội dung chi của ,

Thứ nhất, các khoản chi thực hiện quyền tự chủ, bao gồm (1) Chi hoạt động thường xuyên :

Chi cho con người.

Chi quản lý hành chính.

Chi khác theo chức năng nhiệm vụ.

(2) Chi sản xuất cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, Các khoản chi không thực hiện quyền tự chủ, bao gồm: (1) Chi sự nghiệp khoa học công nghệ.

(2) Chi chuyên môn nghiệp vụ. (3) Chi khác.

Công tác quản lý sử dụng kinh phí tại Trung tâm được chi tiết cho từng các mục chi sau: - Mục 6000: Tiền lương - Mục 6050: Tiền công - Mục 6100: Phụ cấp lương - Mục 6250: Phúc lợi tập thể - Mục 6300: Các khoản đóng góp

- Mục 6400: Các khoản thanh toán cho cá nhân - Mục 6500: Dịch vụ công cộng

- Mục 6550: Vật tư văn phòng

- Mục 6700: Công tác phí - Mục 6750: Chi phí thuê mướn

- Mục 6900: Sửa chữa thường xuyên tài sản

- Mục 7000: Chi phí nghiệp vụ chuyên môn từng ngành.

Trong các mục trên lại được chi tiết ra từng tiểu mục cụ thể theo mục lục NSNN hiện hành, ban hành theo quyết định số 54/2011/QĐ-BTC ngày 12/1/2011 và Thông tư số

30/2011/TT-BTC ngày 2/3/2011 của Bộ tài chính, sửa đổi và bổ sung theo thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục NSNN.

Từ các mục chi tiết trên được chia ra làm 4 nhóm chính:

Nhóm I: Chi cho con người: Tiền lương (mục 6000); tiền công (6050); phụ cấp lương

(6100); Phúc lợi tập thể (6250); các khoản đóng góp (6300); các khoản thanh toán cho cá nhân (6400);

Nhóm II: Chi nghiệp vụ chuyên môn: Dịch vụ công (6500); Vật tư văn phòng (6550); Công tác phí (6700); Chi phí thuê mướn (6750); Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn (6900); Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành (7000);

Nhóm III: Chi mua sắm, sửa chữa; Nhóm IV: Các khoản chi khác;

Đểcó cơ sởđánh giá một cách khái quát, toàn diện thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi

giai đoạn 2014 - 2016 và sự nỗ lực triển khai hoạt động của trong việc sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài chính của đơn vịtrong điều kiện hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định

54/2016/NĐ - CP. Tác giả tổng hợp số liệu về thực trạng nội dung chi, cơ cấu chi thực hiện quyền tự chủgiai đoạn 2014 - 2016 tại Trung tâm qua các bảng biểu sau:

Bảng 2.4. Chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: triệu đồng

STT Nội dung Giá trịNăm 2014Tỷ lệ Giá trịNăm 2015Tỷ lệ Giá trịNăm 2016Tỷ lệ

I Tổng NSNN cấp 1.049,6 1.100,3 II Tổng chi NSNN A Kinh phí tự chủ 0 787,7 100% B Kinh phí không tự chủ 768,6 100 % 0 1.333,7 100% 1 Nhóm 1: Chi thanh toán cá nhân 606,242 79% 654,548 83% 0 a Mục 6000 - Tiền lương 262,872 253,653 272,786 b Mục 6100 - Phụ cấp lương 70,990 34,385 79,870 c Mục 6250 - Phúc lợi tập thể 1,710 0 0,960 e Mục 6400 - Các

khoản thanh toán

khác cho cá nhân

15,100 52,700 0

f

Mục 6050 - Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng

155,207 196,729 195,113

2

Nhóm 2: Chi chuyên môn nghiệp vụ 133,414 17% 93,948 11,8% 0 a Mục 6500 - Thanh toán dịch vụ công cộng 31,120 11,905 35,226 b Mục 6550 - Vật tư văn phòng 11,206 9,329 31,938 c Mục 6600 - Thông

tin, tuyên truyền, liên lạc

5,747 4,445 6,177

d Mục 6700 - Công tác

phí 27,980 14,646 108,630

STT Nội dung Giá trịNăm 2014Tỷ lệ Giá trịNăm 2015Tỷ lệ Giá trịNăm 2016Tỷ lệ

thuê mướn

f

Mục 6900- Sửa chữa tài sản và duy tu, bảo dưỡng 13,425 3,383 38,430 3 Nhóm 3 - Chi mua sắm sửa chữa 4,500 0.6% 0 0 4 Nhóm 4 – Chi khác 24,444 3.4% 39,204 5,2% 27,110 C Nguồn sự nghiệp khoa học 281 100% 312,6 100% 1 Nhóm 1 - Chi thanh toán cá nhân 0 0 9,6 3% a Mục 6400 - Các

khoản thanh toán

khác cho cá nhân

0 9,6

2 Nhóm 2 - Chi sự

nghiệp chuyên môn 280,037 99,6% 301,818 96,4%

a Mục 6500- Thanh toán dịch vụ công cộng 0,504 0,308 b Mục 6550 - Vật tư văn phòng 4,582 3,000 c Mục 6700 - Công tác phí 45,070 50,560 d Mục 6750 - Chi phí thuê mướn 56,536 53,290 f Mục 7000- Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 164,815 194,660 3 Nhóm 4 - Các khoản chi khác 0,963 0.4% 1,182 0.6%

Hình 2.5. Chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2014-2016

Qua nghiên cứu các bảng và biểu đồ trên ta nhận thấy:

Chi cho con người (Nhóm I): Nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi từ 79% đến 85% tổng chi trong NSNN cấp cho đơn vị. Điều đó cho thấy NSNN cấp cho Trung tâm hàng năm chỉ đủ chi lương và phụ cấp ngành y tế và nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.

Tiền lương.

Lương công nhân viên = Lương cơ bản + Phụ cấp lương.

Lương cơ bản được thiết kế bằng các hệ số mức lương của ngạch công chức, lương cơ bản được trả cố định hàng tháng và phục vụ nhu cầu cơ bản của công nhân viên chức như: mua thực phẩm, quần áo, đồ dùng, đồ dùng gia đình, trả tiền điện nước và làm căn cứ tính lương hưu.

Lương cơ bản của công chức được thiết kế thành nhiều bảng lương tương ứng với nhiều ngạch công chức. Mỗi bảng lương tương ứng với một số ngạch viên chức tuỳ theo tiêu chuẩn chuyên môn. Trong bảng lương lại chia ra các bậc thâm niên và các bậc thâm niên đó nhiều hay ít phụ thuộc vào độ dài thời gian làm việc của mỗi ngạch và quy định thời gian để nâng một bậc lương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính tại trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh lạng sơn (Trang 39 - 57)