2. Kiến nghị
2.1. Đối với UBND huyện Vĩnh Linh
UBND huyện cần tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để PGD NHCSXH huyện hoạt động có hiệu quả. Hàng năm, UBND huyện cần có kế hoạch sớm trích ngân
sách địa phương để làm nguồn vốn cho vay hộ nghèo, trang bị thêm máy móc,
phương tiện làm việc cho PGD NHCSXH huyện. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cho vay của PGD NHCSXH huyện, để đồng vốn của ngân hàng đầu tư đúng đối tượng, hộ vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng thu phí, lệ phí đối với hộ nghèo vay vốn của UBND, tổ chức chính trị xã hội cấp xã. Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật mới trong SXKD, để hộ nghèo tham gia học tập, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả SXKD cho hộ nghèo. Có cơ chế xử lý rủi ro đối với các món vay từ nguồn vốn địa phương gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.
Chỉ đạo chính quyền, công an địa phương, trưởng thôn (khóm) thường xuyên nắm bắt tình hình biến động của hộ vay, hạn chế phát sinh mới hộ vay bỏ khỏi nơi cư trú. Tiếp tục thu thấp thông tin các trưởng hợp hộ vay bỏ đi khỏi địa phương để có phương án thu hồi nợ. Tiếp tục chỉ đạo công an các cấp triển khai và thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo tại Văn bản số 3726/UBND-VX ngày 13/09/2016 của UBND tỉnh về việc phối hợp xác minh thông tin đối với hộ vay vốn NHCSXH bỏ đi khỏi nơi cư trú và phối hợp với NHCSXH tổ chức ký kết quy chế phối hợp với NHCSXH các cấp để tăng cường công tác quản lý chất lượng tín dụng, bảo toàn nguồn vốn cho Nhà nước.
- Tăng cường và đẩy mạnh tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội, công tác cho vay, huy động vốn, có chương trình kế hoạch tuyên truyền cụ thể gửi về
UBND huyện qua PGD NHCSXH huyện để đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Hàng tháng xây dựng ít nhất 01 phóng sự báo, hình, phát thanh tại huyện để tuyên truyền các chính sách tín dụng mới, các mô hình sử dụng nguồn vốn tín dụng
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế
chính sách hiệu quả, gương sáng điểm hình trong phát triển kinh tế, nhằm động viên người dân vươn lên thoát nghèo bền vững và nhân rộng trong toàn huyện.
- Hàng quý xây dựng các chuyên mục xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững... gắn liền với vốn tín dụng chính sách xã hội, nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn trên địa bàn.
- Chỉ đạo Hội, đoàn thể các cấp, nhất là cấp xã và Tổ trưởng TK&VV thường xuyên giám sát, nắm bắt thông tin và phối hợp với PGD NHCSXH huyện để có biện pháp xử lý thu hồi nợ khi hộ vay bỏ đi khỏi nơi cư trú. Chú trọng công tác đào tạo tập huấn cho cán bộ làm nhiệm vụ uỷ thác, các Ban quản lý Tổ TK&VV nhằm củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, kỹ năng kiểm tra, giám sát, theo dõi quản lý vốn vay. Tổ chức phát động các phong trào thi đua đợt ngắn chất lượng tín dụng nhận uỷ thác với tiêu chí thi đua trong hệ thống của tổ chức chính trị - xã hội.
- Chỉ đạo Hội đoàn thể cấp xã thực hiện đầy đủ vai trò và nhiệm vụ của mình trong hoạt động giao dịch tại điểm giao dịch xã như: hỗ trợ tổ trưởng Tổ TK&VV kiểm tra bảng kê mẫu 13/TD trước khi giao dịch với Ngân hàng, giám sát toàn bộ phiên giao dịch và tham gia đầy đủ, đúng thời gian các phiên giao dịch.
- Hội cấp huyện tăng cường hơn nữa công tác quản lý cấp xã, đảm bảo công tác kiểm tra của Hội, đoàn thể năm 2019: cấp huyện kiểm tra 100% Hội, đoàn thể cấp xã, mỗi xã được kiểm tra, phải kiểm tra 15% số Tổ TK&VV; cấp xã kiểm tra 100% Tổ TK&VV, mỗi tổ được kiểm tra, phải kiểm tra 05 hộ vay vốn để nắm tình hình sử dụng vốn vay NHCSXH và thực hiện theo các nội dung tại văn bản
3775/NHCS-KTNB ngày 27/9/2016 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác cho vay.