Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp:" Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội" ppt (Trang 39 - 43)

I. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘ

2. Điều kiện kinh tế xã hội.

2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

2.3.1. Giao thông, phương tiện vận tải thông tin liên lạc.

Giao thông trong xã tương đối hoàn chỉnh, có các trục đường liên xã đã được nhựa hoá, các đường liên xóm đã được bê tông hoá và số còn lại đã được lát gạch, cải tạo nâng cấp. Tam Hiệp có trục đường 70A chạy qua xã với chiều dài 3km và đường liên xã từ kho Dược đến xã THanh Liệt dài 2km, đây là con đường chính để Tam Hiệp giao lưu, buôn bán với các địa phương và các xã trong vùng. Đường liên thôn với tổng diện tích là 11472m2 có chiều rộng3m, chiều dài 3824m. cộng với 4400m đường liên thôn và đường đất đang cần nâng cấp và cải tạo.

Tóm lại, phương tiện giao thông vận tải của xã là tbuận tiện và đa dạng vì Tam Hiệp có lợi thế nằm sát trục đường 1A và trục đường 70A chạy qua xã. Đây là thế mạnh của xã thời kinh tế thị trường. Nhưng phương tiện thông tin liên lạc của xã vẫn còn hạn chế. Số nhà có lắp điện thoại còn ít. Hiện nay cả xã mới có 100 máy điện thoại để bàn, số có điện thoại di động thì mới đếm trên đầu ngón tay.

2.3.2. Thuỷ lợi.

Trong toàn xã có 7 trạm bơm điện và bốn máy bơm cơ động và 7 máy bơm cố định với tổng công suất 5000m3/giờ,gắn liền với các trạm bơm là hệ thống kênh mương dẫn nước tương đối hoàn chỉnh với tổng số chiều dài là 10200m, trong đó đã xây gạch được 1200m. Tuy nhiên, trong số đó vẫn còn nhiều kênh mương, cống đập xuống cấp nghiêm trọng, không đảm bảo việc tưới tiêu. Hệ thống kênh mương chưa đồng bộ, đặc biệt thiếu kênh mương cấp 3.Cho nên, vẫn còn hiện tượng nông dân đào bới và đắp bờ dẫn nước từ kênh mương chính về ruộng của mình.

Nhưng đánh giá một cách tổng thể toàn xã thì hệ thống thuỷ lợi của xã Tam hiệp mới chỉ đảm bảo tươí nước cho sản xuất nông nghiệp mà thôi. Còn việc tiêu úng vẫn gặp khó khăn nhất là vào mùa mưa nhiều, mưa tập trung cộng với nước mưa từ thành phố sả theo sông Tô Lịch qua xã đã gây khó khăn rất lớn

cho sản xuất nông nghệp,cản trở việc thâm canh tăng vụ và dễ gây úng lụt cho cây trồng.

2.3.3. Hệ thống điện sinh hoạt và điện sản xuất

Toàn xã có ba trạm biến áp ở ba thôn với tổng công suất là 800KVA. Trong đó, thôn Yên Ngưu có một trạm với công suất 320KVA, thôn Tựu Liệt có một trạm với công suất 300 KVAvà thôn Huỳnh Cung có một trạm với công suất 180KVA. Nó chưa đáp ứng đủ nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân trong thôn. Vì vậy thôn cần nhanh chóng xây dựng mới một trạm biến thế được phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng về điện của nhân dân trong thôn.

Toàn xã có 3Km đường dây cao thế 35KV đi qua, 9000m đường dây hạ thế với tổng sổ tên 360cột hạ thế bằng bê tông. Chất lượng điện chưa được đảm bảo do đường day hạ thế chưa đảm bảo quy cách gây tổn thất trên đường dây lớn.

Với hệ thống điện như hiện nay của xã thì trong những năm tới không thể đáp ứng được nhu cầu về điện cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Càng ngày mức sống của nhân dân càng tăng, các đồ vật dụng trong gia đình càng hiện đại, nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng.Do vậy, xã cần sớm có những biện pháp hữu hiệu để cải tạo và nâng cấp hệ điện ngày càng một tốt hơn.

2.3.4. Hệ thống nước sạch cho sinh hoạt.

Toàn xã hầu như gần 100% hộ dùng nước giếng khơi, có khoảng hơn 100hộ dùng bơm tay và mô tơ từ giếng khoan. Nguồn nước khai thác chính của xã là nước ngầm và đưa vào sử dụng luôn không đưa qua khâu sử lý cho nên chua đảm bảo nước sạch cho nhân dân. Mặt khác, trên địa bàn xã lại có con sông Tô Lịch chứa nước thải của thành phố chảy qua với lưu lượng rất chậm, lại có nghĩa trang Văn Điển với diện tích rất rộng.Cho nên nguồn nước ngầm của xã bị ô nhiễm rất nặng. Vì vậy,việc xây dựng cấp nước sạch cho sinh hoạt v à sản xuấtlà việc cần phải làm gấp trong những năm tới.

Ngưu và Tựu liệt. Thôn Huỳnh Cung cũng đã xây dựng một trạm nước sạch, song do trình độ và kỹ thuật có hạn, máy móc còn thô sơ. Do đó chất lượng nước chưa đảm bảo nên nhân dân trong thôn vẫn chưa hưởng ứng đăng ký sử dụng.

2.3.5. Hệ thống sử lý nước thải và vệ sinh môi trường.

Hệ thống sử lý nước thải là rất cần thiết cho tỉnh, thành phố, huyện xã và thôn xóm. Nó góp phần rất lớn vào công việc làm sạch môi trường sống của dân cư. Thế mà, trong thôn xóm trên phạm vi toàn xã chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và chăn nuôi hoàn chỉnh, chưa có hệ thống sử lý nước thải. Bên cạnh đó cộng với người dân trong thôn chua có kỹ thuật sử dụng phân gia súc để bón cho cây trồng như: không qua ủ hoai và sử lý trước khi đưa ra chăm bón. Đây rõ ràng là một nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm môi trường sống.

Tam Hiệp có con sông Tô Lịch chảy qua dẫn nước thải của thành phố chưa qua sử lý đi qua. Do lòng sông ít được làm vệ sinh, người dân thả rau muống, rau rút nên làm cản lưu lượng chảy của sông, nước hay bị ngập khi mưa nhiều, mưa tập trung. Vì vậy, cũng gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời ngay trên địa bàn lại có nghĩa trang lớn của thành phố, có 22 nhà máy lớn nhỏ như: Nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy pin Văn Điển …Đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân và cây trồng vật nuôi của xã.

Mặc dù, trong mỗi thôn đã thành lập vệ sinh gom rác thải vào tập trung một khu. Nhưng do xã chưa có bãi rác được quy hoạch nên vẫn còn hiện tượng rác còn chất đống ở một số nơi chờ xử lý gây hôi thối làm ô nhiễm môi trường.

2 2.3.6. Các vấn đề phúc lợi xã hội

- Văn hoá giáo dục: chính quyền xã và nhân dân không ngừng chăm lo xây dựng hệ thông giáo dục các cấp, hiện tại xã có 23 phồng học dành cho học sinh cấp một, trong đó có 13 phòng nhà tầng va 10 phòng học nhà cấp 4, với tổng diện tích 2564m2. Tổng số học sinh cấp hai là 596 em, các em có đầy đủ bàn ghế và tiện nghi cho học tập. Theo quy hoạch của ngành giáo dục trong tương lai mở rộng thêm 2500m2 trên nền trường cũ.

Tổng số học sinh cấp một là 876 em chai thành 24 lớp, với diện tích 5951m2 tại thôn Huỳnh Cung và một phân hiệu tại thôn Tựu Liệt với diện tích 920m2 hệ thống cơ sở vật chất còn thiếu và lạc hậu. Trong tương lai để đáp ứng nhu cầu dậy và học cần xây thêm phòng học và đầu tư thêm trang thiết bị đồ dùng dạy học.

Tam Hiệp chưa có một hệ thống nhà trẻ mẫu giáo được hoàn chỉnh, diện tích chưa đủ mới chỉ đáp ứng nhu cầu của các cháu mẫu giáo lớn và một phần các cháu mẫu giáo nhỏ. Các phòng học chưa đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, trong mỗi phòng các trang thiết bị cònquá sơ sài và thô sơ. Vì vậy, vấn đề dặt ra là trong tương lai Tam Hiệp cần phaỉ mở rộng diện tích trường học, phòng học, nâng cấp cơ sở vật chất cũng như nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu dạy và học ngày một tốt hơn, chất lượng hơn.

- Y tế và chăm lo sức khoẻ: xã Tam Hiệp có một bác sỹ, một y sỹ và 2 y tá làm công tácchăm lo sức khoẻ, khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Các y bác sỹ này thường xuyên được đi bồi dưỡng nghiệp vụ nên họ hoạt động rất có hiệu quả. Hiện nay, tại xã có nhà hộ sinh 60m2 mái bằng với 4 giường bệnh và 5 phòng khám chữa bệnh với 100m2 nhà mái bằng kiên cố. Các ngôi nhà này do sử dụng lâu ngày lại không được tu bổ thường xuyên nên đã có hiện tượng xuống cấp nặng cần được đầu tư tu sửa và nâng cấp. Với số dân hơn 7500 người thì lực lượng y bác sỹ hoạt động tích cực mới chỉ đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đàu cho người dân trong xã, các hoạt động tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và làm công tác kế hoặc hoá gia đình có kết quả tốt. Rất nhiều trường hợp các y bác sỹ của xã đã xử lý rất kịp thời các bước đầu giúp bệnh nhân thoát qua giây phút nguy hiểm. Tuy nhiên, do các trang thiết bị y tế của trạm xã còn nghèo nàn, lạc hậu cần được đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại hơn để đảm bảo tiêu chuẩn của phòng khám và điều trị. Phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ y bác sỹ của xã để nâng cao trình độ. Mời một số y bác sỹ giỏi của thành phố về phổ biến cách phòng chống một số căn bệnh ngưu hiểm cho nhân dân.

thời những tin cần thiết đến quần chúng nhân dân. Tam Hiệp có một trạm truyền thanh xã, có 3 trạm truyền thanh thôn làm công tác thông tin, tuyên truyền vận động các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, các chính sách khuyến nông, khuyến cáo lịch thời vụ, giống cây trồng, quy trình kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh và nhiều thông tin cần thiết khác cho các hộ nông dân. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chính sách, chủ trương kế hoạch hoá gia đình, xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hoá, giữ gìn trật tự an ninh thôn xóm.

Trong những năm gần đây, xã Tam Hiệp được nhà nước công nhận có 5 công trình di tích lịch sử văn hoá đó là: chùa Huỳnh Cung, Văn Chỉ Chu Văn An, đình Huỳnh Cung,chùa và đình Yên Ngưu. Xã còn có di tích lịch sử đài tưởng niệm Bác Hồ ở thôn Huỳnh Cung là nơi Bác Hồ về thăm xã năm 1963, ngoài ra có nghĩa trang liệt sỹ. Hàng năm hoạt động hội đền chùa rất sôi nổi, tạo không khí vui chơi giải trí cho con người bởi nhiều trò chơi.

Xã có một sân vận động cạnh UBDN xã, với diện tích 3000m2. Hiện nay đã bị xuống cấp nặng, khi có mưa mặt sân đọng nước, lầy thụt không dảm bảo yêu cầu của một sân chơi. Trong những năm tới cần phải có các giải pháp đầu tư để mở rộng và nâng cấp thành sân to, đủ tiêu chuẩn để tỏ chúc các hoạt động văn hoá thể thao của xã đúng với truyền thống và phong trào thể thao của xã.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp:" Quy hoạch sử dụng đất xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội" ppt (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w