Do đau và hạn chế tầm vận động cột sống cổ ở bệnh nhân hội chứng cổ vai cánh tay do THCS cổ nên việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: tắm, mặc quần áo, đọc sách báo, lái xe, ngủ, làm việc... bị ảnh hưởng. Để đánh giá mức độ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi Neck Disability Index (NDI) của tác giả Howard Vernon [38]. Bộ câu hỏi NDI được công bố lần đầu vào năm 1991 và là bộ câu hỏi đầu tiên cho việc tự đánh giá mức độ hạn chế gây ra do đau cổ gáy, đã được dịch ra 20 ngôn ngữ và sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu điều trị. Bộ câu hỏi NDI gồm 10 mục: cường độ đau, sinh hoạt cá nhân (tắm, mặc quần áo…), nâng đồ vật, đọc (sách, báo…), đau đầu, khả năng tập trung chú ý, làm việc, lái xe, ngủ và các hoạt động giải trí. Mỗi mục tối đa 5 điểm và tối thiểu 0 điểm, bệnh nhân được hướng dẫn trả lời theo bảng câu hỏi có sẵn. Điểm NDI
chế đến hạn chế nặng. Phương pháp này đơn giản, thuận tiện cho quá trình nghiên cứu, tuy nhiên nó phụ thuộc vào tính chủ quan của mỗi bệnh nhân.
Qua bảng 3.8, chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân trước điều trị ở hai nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. Ở nhóm nghiên cứu trước điều trị có 9 trường hợp bệnh nhân hạn chế nặng, chiếm 30,0% và ở nhóm đối chứng là 7 trường hợp, chiếm 23,3% và không có bệnh nhân nào không bị hạn chế.
Sau 7 lần điều trị, mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân ở cả hai nhóm đều có sự khác biệt so với trước điều trị với p < 0,05 và giữa hai nhóm đã có sự khác biệt với p < 0,05. Điểm NDI trung bình của nhóm nghiên cứu giảm từ 21,47 ± 5,49 xuống còn 8,10 ± 4,30 và của nhóm đối chứng giảm từ 21,17 ± 4,40 xuống còn 10,27 ± 4,99 (p < 0,05).
Sau 15 lần điều trị thì giữa hai nhóm sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nhóm nghiên cứu số bệnh nhân không hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày chiếm tỷ lệ khá cao là 90,0%; hạn chế nhẹ là 10,0%; không còn bệnh nhân nào hạn chế mức độ nặng và trung bình. Nhóm đối chứng số bệnh nhân không hạn chế chức năng sinh hoạt hàng ngày thấp hơn là 66,7%; hạn chế nhẹ là 33,3% và cũng không có bệnh nhân nào hạn chế mức độ nặng và trung bình. Như vậy, chức năng sinh hoạt hàng ngày của cả hai nhóm đều được cải thiện nhiều so với trước điều trị với p < 0,05. Điểm NDI trung bình của nhóm nghiên cứu giảm còn 2,20 ± 1,86 và nhóm đối chứng giảm còn 3,53 ± 2,05 (p < 0,05).
So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Trúc Quỳnh, mức độ hạn chế sinh hoạt hàng ngày sau điều trị của nhóm nghiên cứu là (hạn chế nhẹ 96,7%; hạn chế trung bình 3,3%), điểm NDI trung bình là 8,93 [35]; Nguyễn Hoài Linh (không hạn chế 70,0%, hạn chế nhẹ 30,0%), điểm NDI trung bình 3,60 [51]; Phạm Ngọc Hà (không hạn chế 60,0%, hạn chế nhẹ 40,0%), điểm
NDI trung bình 5,03 [36]. Nghiên cứu của chúng tôi có hiệu quả cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày khả quan hơn so với các tác giả trên.
Do đau và hạn chế tầm vận động cột sống cổ cho nên việc thực hiện các động tác liên quan đến chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân đều bị ảnh hưởng. Khi mức độ đau của bệnh nhân được cải thiện thì các chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân cũng được cải thiện tốt hơn. Dưới tác dụng của điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm Núcleo C.M.P. trong điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ ta thấy tác dụng giảm đau và cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân nhanh hơn so với nhóm chỉ sử dụng điện châm, xoa bóp bấm huyệt thông thường.