Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm núcleo c m p (Trang 38 - 40)

2.3.3.1. Chọn bệnh nhân

Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng toàn diện, chẩn đoán hội chứng cổ vai cánh tay, đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và được lựa chọn vào đối tượng nghiên cứu và chia nhóm.

- Đánh giá các triệu chứng lâm sàng trước điều trị.

- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết: Bệnh nhân nghiên cứu được chụp X-quang cột sống cổ ba tư thế: thẳng, nghiêng và chếch ¾; làm xét nghiệm công thức máu, kiểm tra chức năng gan (AST, ALT), chức năng thận (Ure, Creatinin) trước và sau điều trị.

2.3.3.2. Quy trình điều trị

- Điện châm: Công thức huyệt châm (như trình bày ở mục 2.1.2). Liệu trình: 30 phút/lần × 1 lần/ngày × 5 ngày/tuần × 15 ngày (trừ thứ 7, chủ nhật).

- Xoa bóp bấm huyệt: Được tiến hành sau khi điện châm. Liệu trình: 30 phút/lần × 1 lần/ngày × 5 ngày/tuần × 15 ngày (trừ thứ 7, chủ nhật).

- Thủy châm: Thuốc thủy châm: Núcleo C.M.P. Forte. Liệu trình: 1 ống/lần x 1 lần/ngày x 5 ngày/tuần x 15 ngày (trừ thứ 7, chủ nhật). Thủy châm được tiến hành sau khi kết thúc kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt.

* Nhóm đối chứng: Điện châm, xoa bóp bấm huyệt mỗi thủ thuật 30 phút/lần × 1 lần/ngày × 5 ngày/tuần × 15 ngày (trừ thứ 7, chủ nhật) với phác đồ tương tự nhóm nghiên cứu.

* Quy trình kỹ thuật điện châm [11],[24]:

- Tư thế bệnh nhân: nằm sấp ở tư thế thoải mái.

- Xác định và sát trùng da vùng huyệt. Chọn kim có độ dài tùy thuộc độ dày của cơ.

- Tay trái dùng ngón tay cái và ngón trỏ ấn, căng da vùng huyệt; tay phải châm kim nhanh qua da vùng huyệt. Đẩy kim từ từ theo huyệt đạo, kích thích kim cho đến khi đạt “Đắc khí” (Người bệnh có cảm giác căng, tê, tức, nặng ở vùng huyệt vừa châm kim; người thực hiện cảm giác kim mút chặt tại vị trí huyệt).

- Kích thích huyệt bằng máy điện châm: Nối cặp dây của máy điện châm với kim đã châm vào huyệt theo thứ tự ưu tiên: 2 huyệt cùng tên, cùng đường kinh, loại kinh và theo tần số bổ - tả của máy điện châm:

+ Tần số (đặt tần số cố định): Tả 5-10 Hz; Bổ 1-3 Hz.

+ Cường độ: từ 0 đến 150 µA (tăng dần từ từ đến ngưỡng chịu đựng của người bệnh).

* Quy trình kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt [24],[40]:

+ Công thức huyệt: như trên.

+ Thủ thuật: Xoa, xát, day, lăn, bóp, chặt, bấm huyệt, vận động, phát. + Trình tự xoa bóp: Để bệnh nhân nằm hoặc ngồi. Bộc lộ vùng vai gáy. Xác định đúng các huyệt. Lần lượt thực hiện các thủ thuật xoa bóp bấm huyệt như trên.

* Quy trình kỹ thuật thủy châm [24],[40]:

+ Lấy thuốc vào bơm tiêm: Núcleo C.M.P. Forte.

+ Xác định đúng vị trí huyệt thủy châm, sau đó sát trùng. - Tiến hành thủy châm theo các thì sau:

+ Thì 1: Sát trùng da vùng huyệt. Tay trái: Dùng hai ngón tay ấn và căng da vùng huyệt. Tay phải: Châm kim nhanh qua da, đẩy kim tới huyệt, người bệnh thấy cảm giác tức nặng tại vị trí kim châm.

+ Thì 2: Từ từ bơm thuốc vào huyệt, mỗi huyệt 1ml thuốc.

+ Thì 3: Rút kim nhanh, sát trùng vị trí tiêm.

- Thủy châm ngày một lần, mỗi lần thủy châm vào 2 huyệt đã chọn trong mục 2.1.1.

2.3.3.3. Theo dõi và đánh giá

- Bệnh án nghiên cứu được xây dựng theo mẫu thống nhất (Phụ lục 1). Tất cả BN đều được làm bệnh án và theo dõi hàng ngày.

- BN điều trị nội trú và được ghi chép đầy đủ, chặt chẽ diến biến bệnh hàng ngày và kiểm soát sự tuân thủ điều trị trong suốt 15 lần điều trị.

- Đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu tại các thời điểm: trước điều trị (T0), sau 7 lần điều trị (T1) và sau 15 lần điều trị (T2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hóa cột sống cổ bằng điện châm, xoa bóp bấm huyệt kết hợp thủy châm núcleo c m p (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)