Bảng 2.11: Hệ thống chấm điểm của Vietinbank

Một phần của tài liệu 0499 giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh TP hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 77)

3 100% -Dư nợ DNNN 42.64 0 %80 35.786 %59 0 38.56 %53 - Dư nợ ngoài QD 10.98 2 %20 25.186 %41 3 33.59 %47 Biểu đồ 2.1: Tổng dư nợ

Dư nợ cho vay của Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nôi tăng trưởng cao và khá ổn định qua các năm. Năm2013, 2014 tuy nền kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục sau khủng hoảng nhưng các Ngân hàng và doanh nghiệp vẫn dè dặt trong quá trình cho vay và đi vay. Các ngân hàng đều thắt chặt các điều kiện cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, đã bùng nổ ở giai đoạn khủng hoảng tài chính.Trong bối cảnh đó nhưng dư nợ của chi nhánh vẫn đạt ở mức cao, năm 2013 là 12,5% đạt mức 42.603 tỷ đồng, đến năm 2014 đánh dấu một mức tăng ấn tượng, cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2016 là 25,9%, ở mức 53.622 tỷ đồng. Tuy dư nợ tăng cao trong năm 2014 nhưng tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh chỉ ở mức 0,24%, cho thấy nỗ lực của chi nhánh trong việc kiểm soát nợ xấu, đảm bảo tốc độ tăng trưởng và chất lượng nợ. Đến năm 2015 - 2016 tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh tương đối ổn định, lần lượt là 13,7% và 18,3%. Dư nợ của chi nhánh năm 2016 đạt 72,153 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 11% tổng dư nợ của toàn bộ hệ thống Vietinbank, cho thấy vị trí cánh chim đầu đàn trong hệ thống. Nền kinh tế trong năm 2015 - 2016 cũng đánh dấu việc khôi phục của thị trường bất động sản đặc biệt là phân khúc nhà ở dự án, nhà chung cư, các nhà đầu tư và dân chúng giao dịch rất nhộn nhịp. Thêm vào đótrước các chính sánh của NHNN lãi suất cho vay doanh nghiệp được giữ ổn định ở mức thấp, từ 7% đến 8%. Do đó môi trường kinh tế cũng khá thuận lợi để tăng

trưởng tín dụng bền vững.

2.2.1.2. Cơ cấu tín dụng

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng

Chi nhánh TPHà Nội là ngân hàng tài trợ vốn lớn cho các dự án lớn của đất nước đượcđầu tư bởi các Tập đoàn, Tổng công ty lớn như Tập đoàn Bưu chính viễn thông,Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản, Tổng Công ty xi măng, Tập đoàn dầu khí quốc gia, Tổng Công ty hàng hải Việt Nam... Đồng thời, Chi nhánh cũng là nhà cung ứng vốn hàng đầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong địa bàn thành phố Hà Nội và các vùng lân cận.

đồng % tỷ đồng % đồng % Tổng dư nợ 53.62 2 100 % 60.972 100% 72.15 3 100% Bán lẻ 1.70 5 % 3 2.150 4% 50.76 7% Doanh nghiệp 51.91 7 97% 58822 96% 7 67.07 93%

(Nguôn: Báo cáo tông kêt 2014- 2016 Vietinbank Chi nhánh TP. Hà Nội)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

■ Dư nợ DNNN «Dư nợ ngoài QD

Nhìn vào bảng có thể thấy dư nợ cho vay các doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm ưu thế. Đặc biệt giai đoạn 2012 - 2014 dư nợ cho vay đối với nhóm khách hàng DNNN luôn nằm ở mức trên 80% tổng dư nợ tín dụng. Điều này cũng khá dễ hiểu do NHCT là ngân hàng có yếu tố nhà nước, đã có mối quan hệ lâu dài bền vững với các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2014 trở về trước DNNN vẫn được coi là các khách hàng bền vững, khả năng tài chính mạnh, luôn có nhà nước hỗ trợ nên rủi ro tín dụng gần như không xảy ra. Nhưng những năm gần đây theo chủ trương của NHCT không tập trung cơ cấu dư nợ vào khối DNW cùng với xu hướng cổ phần hóa các DNW của Chính phủ, Chi nhánh đã và đang kiểm soát chặt chẽ và giảm dư nợ cho vay của các DNNN làm ăn kém hiệu quả. Tổng dư nợ của các DNW đến năm 2016 là 38. 593 trđ, chiếm 53% tổng dư nợ.

Dư nợ ngoài quốc doanh chủ yếu là dư nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các [)\w đã cổ phần, doanh nghiệp vi mô và siêu vi mô, hộ kinh doanh và các cá nhận. Cơ cấu dư nơ ngoài quốc doanh trên tổng dư nợ của chi nhánh có dấu hiệu tăng lên trong các năm gần đây. Đến năm 2016 cơ cấu dư nợ giữa DNNN và Ngoài Quốc doanh đã tương đối cân bằng lần lượt là 53% và 47% tổng dư nợ. Việc này cũng đánh dấu sự thay đổi chiến lược tín dụng của ngân hàng, thay vì cho vay các tổ chức lớn với món vay khổng lồ cùng thời hạn dài thì chi nhánh đã quan tâm đến khách hàng nhỏ lẻ tuy vốn vay không nhiều nhưng thời hạn thường không quá dài và ngân hàng dễ quay vòng được vốn cho khách hàng khác vay, đồng thời tạo ra sự cân đối cho tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng.

Cơ cấu tín dụng theo hình thức cho vay

8 2 Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam ĩ.ĩ00 3 Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2.41

1

Một phần của tài liệu 0499 giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh TP hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 77)